Độc đáo nghề đẩy côn mùa nước tràn đồng

PHƯƠNG ANH |

Mùa nước nổi về cũng là lúc người dân miền Tây tất bật mưu sinh với công việc đánh bắt thủy sản tự nhiên như giăng lưới, cắm câu, đặt dớn,.. Trong đó hình thức đẩy côn được nhiều người chọn bởi thu nhập khá cao.

Đẩy côn là nghề hình thành từ sáng kiến nghĩ ra cách bắt cá mà không tận diệt của cư dân Đồng bằng Sông Cửu Long. Ảnh: Phương Anh
Đẩy côn (hay còn gọi là đẩy chì) là nghề hình thành từ sáng kiến nghĩ ra cách bắt cá mà không tận diệt của cư dân Đồng bằng sông Cửu Long.
Côn là dụng cụ được làm bằng những cọng sắt nhỏ được gắn vào một sợi dây thừng mắc dọc theo thanh tre và buộc lại. Để có được giàn côn vững thì phải hàn 2 thanh sắt thành hình chữ V và một ống nối thẳng đứng để kết nối các bộ phận lại với nhau. Ảnh: Phương Anh
Côn là dụng cụ được làm bằng những cọng sắt nhỏ được gắn vào một sợi dây thừng mắc dọc theo thanh tre và buộc lại. Để có được giàn côn vững thì phải hàn 2 thanh sắt thành hình chữ V và một ống nối thẳng đứng để kết nối các bộ phận lại với nhau. Chi phí cho một giàn côn khoảng 500.000 đồng, sử dụng có thể đến 5-6 năm.
Giàn côn được đặt phía trước mũi xuồng, người đẩy đứng ở phía sau dùng lực đẩy xuồng lao về phía trước, lúc đó que côn chạm cá, cá lặn tạo thành một vùng bong bóng nước. Ảnh: Phương Anh
Giàn côn được đặt phía trước mũi xuồng, người đẩy đứng ở phía sau dùng lực đẩy xuồng lao về phía trước, lúc đó que côn chạm cá.
Khi cá lặn xuống tạo thành bong bóng nước, người đẩy côn dùng nơm bao quanh chỗ cá rồi thò tay vào bắt cá. Ảnh: Phương Anh
Khi cá lặn tạo thành bong bóng nước, người đẩy côn dùng nơm bao quanh chỗ cá rồi thò tay vào bắt cá.
Đẩy côn thường bắt được cá to nên phương thức này không tận diệt thủy sản. Ảnh: Phương Anh
Đẩy côn thường bắt được cá to nên phương thức này không tận diệt thủy sản.
Anh Quách Thanh Sang ở xã Vĩnh Quới (Ngã Năm, Sóc Trăng) làm nghề đẩy côn gần chục năm. Trung bình một ngày bắt khoảng 3 - 4kg cá. Hiện nay, cá được thương lái mua với giá từ 60.000 - 120.000 đồng/kg, thu nhập vài trăm ngàn đồng mỗi ngày. Ảnh: Phương Anh
Anh Quách Thanh Sang ở xã Vĩnh Quới (Ngã Năm, Sóc Trăng) làm nghề đẩy côn gần chục năm. Trung bình một ngày bắt khoảng 3 - 4kg cá. Hiện nay, cá được thương lái mua với giá từ 60.000 - 120.000 đồng/kg (tùy trọng lương) giúp anh có thu nhập vài trăm ngàn đồng mỗi ngày.
Những loại cá có giá trị kinh tế cao như cá lóc, cá trê bà con bán cho thương lái còn cá phi thì sử dụng làm khô. Ảnh: Phương Anh
Những loại cá có giá trị kinh tế cao như cá lóc, cá trê bà con bán cho thương lái còn cá phi thì sử dụng làm khô.
Các cánh đồng ngập nước ở xã Vĩnh Quới (Ngã Năm, Sóc Trăng) luôn nhộn nhịp người đẩy côn mùa nước. Họ đẩy côn hết cánh đồng này sang đồng khác. Vì vậy nghề đòi hỏi sức dẻo dai. Ảnh: Phương Anh
Các cánh đồng ngập nước ở xã Vĩnh Quới (Ngã Năm, Sóc Trăng) luôn nhộn nhịp người đẩy côn mùa nước nổi. Họ đẩy côn hết cánh đồng này sang đồng khác. Vì vậy nghề đòi hỏi sức dẻo dai.
Dẫu có nhọc nhằn nhưng nhiều người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) nói riêng vẫn chọn đẩy côn làm nghề để mưu sinh trong mùa nước nổi, bởi nghề này không tốn nhiều chi phí đầu tư nhưng giúp mọi người có thêm thu nhập trong lúc nông nhàn để chờ con nước rút bắt đầu một vụ mùa mới đón Tết. Ảnh: Phương Anh
Dẫu có nhọc nhằn nhưng nhiều người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) nói riêng vẫn chọn đẩy côn làm nghề mưu sinh trong mùa nước nổi. Bởi nghề này không tốn nhiều chi phí đầu tư nhưng giúp mọi người có thêm thu nhập trong lúc nông nhàn để chờ con nước rút bắt đầu một vụ mùa mới đón Tết.
PHƯƠNG ANH
TIN LIÊN QUAN

Nước tràn đồng, nông dân Ngã Năm thu nhập khá từ chiếc xuồng đẩy côn

PHƯƠNG ANH |

Mùa nước nổi về cũng là lúc người dân miền Tây tất bật với công việc đánh bắt thủy sản. Ở vùng trũng của thị xã Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng), thời điểm này nước ngập tràn trên những cánh đồng đã gặt, người dân bắt đầu với nghề bắt cá đồng như giăng lưới, cắm câu… Trong đó, công việc đẩy côn - một hình thức bắt cá phổ biến ở miền Tây khi vào mùa nước nổi - được xem là kiếm được thu nhập khá nhất.

Cảnh sát giao thông Sóc Trăng tặng nước, áo mưa, sửa xe cho người dân về quê nghỉ lễ

PHƯƠNG ANH |

Trên một số tuyến chính như Quốc lộ 1, Quản lộ Phụng Hiệp… nhiều người dân tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau về quê có xe gắn máy không may gặp trục trặc, liền được Cảnh sát giao thông Sóc Trăng hỗ trợ.

Biên phòng Sóc Trăng cứu hộ thành công tàu cá gặp nạn trên biển

PHƯƠNG ANH |

Ngày 30.8, Hải đội 2, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng đã cứu hộ thành công tàu cá gặp nạn trên biển.

Niềm vui trong những ngôi trường mới của thầy trò vùng sâu Sóc Trăng

PHƯƠNG ANH |

Năm học 2023-2024, nhiều ngôi trường mới ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng hoàn thành và đưa vào sử dụng đáp ứng nhu cầu giảng dạy; mang lại niềm vui, phấn khởi cho thầy và trò.

Miền Tây Chào Ngày Mới: Tàu cá Sóc Trăng vươn khơi mùa biển cực nhất trong năm

Nhóm PV |

Tàu cá Sóc Trăng vươn khơi mùa biển cực nhất trong năm; Hợp long 2 cầu ở Cần Thơ trước lễ Quốc khánh 2.9; Dự báo lượng khách giảm dịp 2.9 ở Phú Quốc; Kiến nghị kiểm điểm việc gia hạn, cấp phép khai thác cát ở Đồng Tháp; Những “lão tướng” trồng rừng ở miền Tây là những nội dung có trong chương trình Miền Tây Chào Ngày Mới hôm nay.

Chủ tịch Sóc Trăng kêu gọi nhân dân giao nộp, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ

PHƯƠNG ANH |

Ngày 28.8, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu ra lời kêu gọi nhân dân thực hiện cuộc vận động giao nộp, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo.

Những "lão tướng" trồng rừng ở Sóc Trăng

PHƯƠNG ANH |

Những cánh rừng phòng hộ ven biển tỉnh Sóc Trăng cứ vươn dài trở thành triền đê xanh che chở cho vùng đệm bên trong, tạo sinh kế cho người dân sinh sống dưới tán rừng. Để có được màu xanh như hôm nay, đã có những lão nông gắn bó gần cả cuộc đời với công việc trồng, phục hồi rừng ngập mặn ven biển quê hương.

Hội thảo "Tín dụng xanh - Việt Nam không thể chậm chân với Net Zero"

Đức Mạnh |

9h ngày 9.9.2023, Báo Lao Động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo “Tín dụng xanh - Việt Nam không thể chậm chân với Net Zero”.

Nước tràn đồng, nông dân Ngã Năm thu nhập khá từ chiếc xuồng đẩy côn

PHƯƠNG ANH |

Mùa nước nổi về cũng là lúc người dân miền Tây tất bật với công việc đánh bắt thủy sản. Ở vùng trũng của thị xã Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng), thời điểm này nước ngập tràn trên những cánh đồng đã gặt, người dân bắt đầu với nghề bắt cá đồng như giăng lưới, cắm câu… Trong đó, công việc đẩy côn - một hình thức bắt cá phổ biến ở miền Tây khi vào mùa nước nổi - được xem là kiếm được thu nhập khá nhất.

Cảnh sát giao thông Sóc Trăng tặng nước, áo mưa, sửa xe cho người dân về quê nghỉ lễ

PHƯƠNG ANH |

Trên một số tuyến chính như Quốc lộ 1, Quản lộ Phụng Hiệp… nhiều người dân tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau về quê có xe gắn máy không may gặp trục trặc, liền được Cảnh sát giao thông Sóc Trăng hỗ trợ.

Biên phòng Sóc Trăng cứu hộ thành công tàu cá gặp nạn trên biển

PHƯƠNG ANH |

Ngày 30.8, Hải đội 2, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng đã cứu hộ thành công tàu cá gặp nạn trên biển.

Niềm vui trong những ngôi trường mới của thầy trò vùng sâu Sóc Trăng

PHƯƠNG ANH |

Năm học 2023-2024, nhiều ngôi trường mới ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng hoàn thành và đưa vào sử dụng đáp ứng nhu cầu giảng dạy; mang lại niềm vui, phấn khởi cho thầy và trò.

Miền Tây Chào Ngày Mới: Tàu cá Sóc Trăng vươn khơi mùa biển cực nhất trong năm

Nhóm PV |

Tàu cá Sóc Trăng vươn khơi mùa biển cực nhất trong năm; Hợp long 2 cầu ở Cần Thơ trước lễ Quốc khánh 2.9; Dự báo lượng khách giảm dịp 2.9 ở Phú Quốc; Kiến nghị kiểm điểm việc gia hạn, cấp phép khai thác cát ở Đồng Tháp; Những “lão tướng” trồng rừng ở miền Tây là những nội dung có trong chương trình Miền Tây Chào Ngày Mới hôm nay.

Chủ tịch Sóc Trăng kêu gọi nhân dân giao nộp, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ

PHƯƠNG ANH |

Ngày 28.8, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu ra lời kêu gọi nhân dân thực hiện cuộc vận động giao nộp, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo.

Những "lão tướng" trồng rừng ở Sóc Trăng

PHƯƠNG ANH |

Những cánh rừng phòng hộ ven biển tỉnh Sóc Trăng cứ vươn dài trở thành triền đê xanh che chở cho vùng đệm bên trong, tạo sinh kế cho người dân sinh sống dưới tán rừng. Để có được màu xanh như hôm nay, đã có những lão nông gắn bó gần cả cuộc đời với công việc trồng, phục hồi rừng ngập mặn ven biển quê hương.