Cây đa "siêu mật ong" giữa rừng Tây Bắc

THANH BÌNH - QUANG ĐẠT |

Một cây đa "siêu mật ong" tại Điện Biên cao khoảng 50m và có hơn 130 tổ ong, mỗi năm cho thu hoạch hàng tấn mật ong rừng nguyên chất.

Đó là một cây đa cổ thụ tại bản Huổi Lướng, xã Nặm Lịch, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.
Đó là một cây đa cổ thụ tại bản Huổi Lướng, xã Nặm Lịch, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.
Theo ông Vừ A Lồng - Bí thư Chi bộ bản Huổi Lướng, tuổi đời của cây đa cổ thụ này vẫn còn là bí ẩn. Tuy nhiên, khoảng 15 năm trở lại đây, cây đa cao khoảng 50m này bỗng trở thành điểm đến lý tưởng cho hàng trăm tổ ong khoái chọn làm tổ.
Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Vừ A Lồng - Bí thư Chi bộ bản Huổi Lướng - người quản lý cây đa này - cho biết, tuổi đời của cây đa cổ thụ này vẫn còn là bí ẩn. Khoảng 15 năm trở lại đây, cây đa bỗng có hàng trăm đàn ong đến làm tổ.
Loài ong làm tổ trên cây đa này là ong khoái, một loài ong rừng chưa được thuần hóa. Do đó, mật ong thu hoạch từ đây hoàn toàn tự nhiên.
Loài ong làm tổ trên cây đa này là ong khoái - một loài ong rừng chưa được thuần hóa nên mật ong rất thơm ngon.
Cũng theo ông Lồng, cây đa siêu mật ong này coi là tài sản chung của cả bản và được người dân gìn giữ, bảo vệ cẩn thận.
Cũng theo ông Lồng, cây đa siêu mật ong này coi là tài sản chung của cả bản và được người dân gìn giữ, bảo vệ cẩn thận.
Cận cảnh cây đa siêu mật ong tại Điện Biên. Nguồn: Báo Lao Động
Việc khai thác mật ong trên cây đa diễn ra theo quy trình chặt chẽ, đảm bảo sự đồng thuận của dân bản và tuân thủ nguyên tắc khai thác bền vững.
Việc khai thác mật ong trên cây đa diễn ra theo quy trình chặt chẽ, đảm bảo sự đồng thuận của dân bản và tuân thủ nguyên tắc khai thác bền vững.
Để đảm bảo tính minh bạch và công bằng, việc lựa chọn người khai thác mật ong được thực hiện thông qua hình thức đấu giá. Người trả giá cao nhất sẽ được giao quyền khai thác.
Để đảm bảo tính minh bạch, việc lựa chọn người khai thác mật ong được thực hiện thông qua hình thức đấu giá. Người trả giá cao nhất sẽ được quyền khai thác.
Sau khi thống nhất về giá cả hợp đồng giữa bên mua và bên bán, quá trình khai thác được tiến hành cẩn thận, đảm bảo an toàn khai thác và bảo vệ đàn ong.
Ngoài việc thống nhất về giá cả theo hợp đồng giữa bên mua và bên bán, quá trình khai thác cũng được giám sát chặt chẽ, đảm bảo an toàn khai thác và bảo vệ đàn ong.
Sản lượng mật ong thu hoạch được tính theo giá đã thỏa thuận, sau đó sẽ chia đều cho 34 hộ dân trong bản.
Sản lượng mật ong thu hoạch được tính theo giá đã thỏa thuận, sau đó sẽ chia đều cho 34 hộ dân trong bản.
Theo Bí thư chi bộ bản Huổi Lướng, năm 2023 mỗi hộ dân nhận được khoảng 1 triệu đồng từ việc bán mật ong. “Năm nay, dự kiến sản lượng mật ong sẽ cao hơn, hứa hẹn mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con trong bản” - ông Lồng nói.
Theo Bí thư chi bộ bản Huổi Lướng, năm 2023 mỗi hộ dân nhận được khoảng 1 triệu đồng từ việc bán mật ong. “Năm nay, dự kiến sản lượng mật ong sẽ cao hơn, hứa hẹn mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con trong bản” - ông Lồng nói.
Còn ông Trịnh Hoài Nam, người phụ trách khai thác mật ong tại cây đa “siêu ong“, năm nay số lượng tổ ong trên cây trên khoảng 130 tổ, cao hơn đáng kể so với 60-70 tổ của những năm trước.
Còn ông Trịnh Hoài Nam - người trúng thầu khai thác mật ong năm nay cho biết, số lượng tổ ong trên cây trên khoảng hơn 130 tổ, sản lượng có thể đạt từ 1,7 đến 2 tấn mật.
THANH BÌNH - QUANG ĐẠT
TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch Điện Biên: Lễ kỷ niệm là động lực to lớn thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Sau khi tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đã liên tục đón nhận nhiều kết quả tích cực về kinh tế, xã hội, như: Chỉ số CPI tăng vọt 31 bậc và lượng khách du lịch tăng đột biến...

Mật ong rừng, mật ong nuôi - hiểu thế nào cho đúng

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Hiện nay, mật ong rừng được rất nhiều người ưa chuộng vì cho rằng nó tốt hơn mật ong nuôi. Tuy nhiên, có những loại mật ong nuôi nhưng bản chất lại là mật ong rừng.

Nhà văn 30 năm sống trên núi cùng ong nói về "độ thật" của mật ong

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Nhà văn Nguyễn Đức Lợi (Mường Ảng, Điện Biên) là người có gần 30 năm sống cùng ong, tìm hiểu về ong và có tình yêu đặc biệt dành cho giống loài chăm chỉ này. Ông cũng có cách phân biệt mật ong thật giả khiến nhiều người bất ngờ.

Nga mở mặt trận mới ở Ukraina, đang tiến vào điểm nóng Vovchansk

Thanh Hà |

Tình hình xung đột ở Ukraina: Giao tranh vẫn đang diễn ở phía đông nước này và một mặt trận mới vừa được mở ra ở phía bắc Ukraina.

Chùa Pháp Hoa ảo diệu trong đêm hội hoa đăng mừng Phật đản

Lê Tuyến |

Tối 19.5, lễ hội hoa đăng kính mừng Phật đản Phật lịch 2568 được tổ chức tại chùa Pháp Hoa (quận 3, thành phố Hồ Chí Minh).

Các chính sách nổi bật có hiệu lực từ cuối tháng 5

HẠNH AN |

Quy định về lấy phiếu tín nhiệm với cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú; Thủ tục xây dựng Định hướng chương trình thanh tra... là một số chính sách nổi bật sẽ có hiệu lực trong cuối tháng 5.2024.

Biến chứng nguy hiểm do căng chỉ trẻ hóa da mặt

Thanh Chân |

Hiện nay, căng da mặt bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, một số trường hợp nghe lời quảng cáo, lựa chọn làm đẹp tại cơ sở thẩm mỹ không uy tín, người thực hiện không phải là bác sĩ... có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm.

Trực thăng chở Tổng thống Iran gặp sự cố

Thanh Hà |

Trực thăng chở Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã gặp sự cố gần nước láng giềng Azerbaijan.

Chủ tịch Điện Biên: Lễ kỷ niệm là động lực to lớn thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Sau khi tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đã liên tục đón nhận nhiều kết quả tích cực về kinh tế, xã hội, như: Chỉ số CPI tăng vọt 31 bậc và lượng khách du lịch tăng đột biến...

Mật ong rừng, mật ong nuôi - hiểu thế nào cho đúng

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Hiện nay, mật ong rừng được rất nhiều người ưa chuộng vì cho rằng nó tốt hơn mật ong nuôi. Tuy nhiên, có những loại mật ong nuôi nhưng bản chất lại là mật ong rừng.

Nhà văn 30 năm sống trên núi cùng ong nói về "độ thật" của mật ong

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Nhà văn Nguyễn Đức Lợi (Mường Ảng, Điện Biên) là người có gần 30 năm sống cùng ong, tìm hiểu về ong và có tình yêu đặc biệt dành cho giống loài chăm chỉ này. Ông cũng có cách phân biệt mật ong thật giả khiến nhiều người bất ngờ.