Vụ nổ tàu cá ở biển Vũng Tàu: Mỏ Ó không có cả đất để chôn người chết

Hoàng Tân |

9 nạn nhân xấu số của vụ nổ tàu cá BV 97799 TS ở ngoài khơi Vũng Tàu ngày 16.9 ở thôn Mỏ Ó (xã Trung Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) nghèo đến mức không có đất để chôn…

Đám tang nối tiếp đám tang

Sáu ngày sau vụ tai nạn trên biển, chúng tôi có mặt tại ấp Mỏ Ó. Sáu quan tài vừa mới hạ huyệt, một đám tang đang diễn ra im lìm, hai tử thi đang trên đường đưa về…

Ghé nhà ngư dân Lương Thanh Phong, nạn nhân tử nạn trên tàu cá BV 97799 TS, chúng tôi gặp chị Nguyễn Thị Nhem - vợ anh Phong với gương mặt không thể thất thần hơn bởi nỗi đau “tang nối tiếp tang”. Chị Nhem và gia đình vừa lo hậu sự xong cho người chồng xấu số, thì giờ lại chuẩn bị đón xác người cha chồng Lương Văn Thủy mới tìm thấy xác ngoài Vũng Tàu.

Chị Nhem kể trong nước mắt: “Vợ chồng tôi có 4 đứa con, đứa lớn nhất 22 tuổi đang làm thuê ở TP.HCM, đứa nhỏ mới 9 tuổi. Chồng tôi hồi trước làm công nhân bốc vác tại địa phương, mới theo tàu cá mấy năm nay. Lần này, trước khi ra khơi ổng còn nói, đi chuyến này về sẽ gom tiền để sửa lại căn nhà dột nát, để các con tôi có được nơi trú nắng trú mưa. Nhưng lần này chồng tôi đã đi xa rồi! Xác cha chồng tôi mới vừa tìm được, mẹ chồng tôi đi Vũng Tàu để nhận thi thể ông đem về làm đám”.

Lãnh đạo tỉnh và LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng thăm gia đình ngư phủ bị nạn 
Cách không xa nhà chị Nhem, gia đình ngư dân Lê Thanh Bình may mắn hơn một chút. Thông thường anh Bình và đứa con trai Lê Thanh Kha (17 tuổi) cùng đi biển chung, nhưng lần này người cha để đứa con trẻ đi biển một mình cho nó học tính “tự lập”. Để rồi anh Bình phải đón con về trong nước mắt.

Sau khi lo đám tang cho con, có thể anh Bình cũng sẽ chia tay với nghề đi biển nhiều bất trắc. Bà Trần Thị Mai - bà ngoại Kha vừa khóc vừa kể: “Nhà nghèo quá nên nó nghỉ học sớm, đi biển phụ cha. Đau quá mấy chú ơi! Cháu ngoại tôi mới đi biển được 3 chuyến thì vĩnh viễn ra đi. Hai chuyến trước cháu đi theo cha, chuyến này cháu đi một mình với mong muốn được tự lập, không ngờ đó là chuyến đi cuối cùng của cháu. Tối hôm đó nó còn gọi điện thoại về khoe đã bán được một ít mực được mấy trăm ngàn đồng để dành đem về cho mẹ. Vậy mà chỉ sau đó không lâu gia đình nghe nói tàu bị nạn”. 

Kế bên nhà anh Bình, gia đình ngư dân Lâm Thanh Nhiễn (51 tuổi) đang chìm trong không khí tang thương. Vợ, con gái và cháu ngoại ông Nhiễn trong màu trắng khăn tang đứng bất động bên quan tài ngươi thân.

Bà Bùi Thị Tỏa vợ ông Nhiễn có lẽ đã khóc cạn nước mắt, thẩn thờ nhớ lại: “Ổng theo nghề biển trên 25 năm rồi, nhưng chỉ theo tàu đánh bắt gần bờ thôi. Gần đây ông ấy nghe nói đi theo tàu công suất lớn đánh bắt xa bờ được nhiều tiền công nên đã thử đi xa. Trước ngày xảy ra vụ nổ, ổng còn gọi điện thoại về nói vài hôm nữa sẽ mang ít tiền về cho cháu ngoại đóng học phí và mua gạo cho gia đình. Nhưng ai ngờ lần này ông ấy đã đi xa thật rồi”. 

Phải chi tôi chết thay con!

Ông Trần Văn Khoa là một trong 2 ngư dân ở Mỏ Ó may mắn thoát chết trên chuyến tàu định mệnh. Vậy nhưng ông Khoa không chút vui mừng, trái lại ông còn kêu than sao ông trời không cho ông chết thay cho đứa con trai Trần Minh Đương mới 19 tuổi. Nhìn di ảnh con trai, ông nức nở khóc kể:

“Ngày 15.9, tàu cá của tôi chuẩn bị vào bờ thì bất ngờ bị sự cố chết máy. Đến khoảng 0g ngày 16.9 tàu nổ máy được, thuyền trưởng yêu cầu tôi và 2 thuyền viên khác kéo neo lên để tàu chạy. Lúc đó, tôi còn nghe mọi người trên tàu bảo có mùi khí gas… Và sau đó bất ngờ có tiếng nổ lớn, hất văng hết mọi người xuống biển”. 

Ông Khoa nhớ lại, khi thấy 5 ngư dân bị thương thoi thóp trên biển, ông đã kéo họ lại cùng bám vào chùm lưới đánh cá vẫn còn nổi trên biển. Đến sáng, lần lượt cả 5 ngư dân bị thương bám trên lưới đều buông tay vì kiệt sức. Đến khoảng 18g ngày 16.9, ông thấy một chiếc tàu cá ngoài xa nên gắng sức bơi về phía đó. Sau khi được cứu sống, ông mới biết đứa con trai Trần Minh Đương và đứa em ruột Trần Văn Lượng đã không thể vượt qua sóng dữ. “Phải chi trời cho tui chết thay con!”, ông Khoa nghẹn ngào.

Dù gia đình đang có 2 đám tang, ông Khoa vẫn phải dành chút thời gian để đi đám tang đứa con rể bên thị xã Vĩnh Châu. Ngư dân Lâm Mừng Oánh (26 tuổi) trước khi đến với nghề đi biển, đã từng có thời gian làm nghề lột thuê củ hành tím để kiếm sống qua ngày. Oánh gặp và nên vợ chồng với đứa cháu gái ông Khoa mà ông xem như con nuôi. Gần đây, nghề trồng hành tím ở Vĩnh Châu trở nên bấp bênh nên Oánh theo ông Khoa đi làm thuê trên biển cho chủ tàu cá ở Vũng Tàu.

Trước khi tàu gặp nạn vài ngày, Oánh còn điện về nhà nói đã dành dụm ít tiền, khi về sẽ đưa cha mẹ sửa chữa lại căn nhà dột nát. “Nó là đứa con rất hiếu thảo với cha mẹ. Vậy mà mong ước về căn nhà đàng hoàng chưa kịp thực hiện thì nó đã ra đi” – mẹ của Oánh buồn rầu kể.

Nạn nhân trẻ tuổi nhất tử nạn trên chuyến tàu BV 97799 TS là Trần Văn Minh (16 tuổi). Tiếp chúng tôi, ông Bùi Văn Ba (ông ngoại của Trần Văn Minh) xót xa cho biết: Cách đây mấy tháng, cha của Minh qua đời vì bạo bệnh khi mới 43 tuổi. Cha mất, hoàn cảnh gia đình lâm vào khó khăn, Minh phải nghỉ học đi làm thuê để kiếm tiền mua gạo ăn hàng ngày cho gia đình.
Bà Bùi Thị Tỏa cùng con gái bên quan tài của ngư dân Lâm Thanh Nhiễn 

Minh mất khi mới đi biển được 2 chuyến. Chuyến đầu tiên kéo dài hơn 2 tháng, Minh được chủ tàu trả công khoảng 5 triệu đồng. Đó là số tiền lớn mà một đứa trẻ có thể kiếm được đem về cho gia đình. Rồi Minh lại hăm hở xuống tàu tiếp tục đi chuyến thứ 2, nhưng lần này cậu bé mang về cho gia đình nỗi đau thương vô bờ bến!

Chết không có đất chôn

Ông Đặng Văn Khởi, Trưởng ấp Mỏ Ó, cho biết: Ấp Mỏ Ó có 185 người làm nghề đánh cá, đi đánh cá thuê cho chủ tàu trong và ngoài tỉnh. Phần lớn các hộ dân ở đây đều có hoàn cảnh khó khăn, không đất sản xuất. Cuộc sống khó khăn, rất nhiều đàn ông trong ấp đi làm thuê ở nhiều tỉnh, thành phố. Phụ nữ và trẻ em ở nhà hàng ngày ra biển mò cua, bắt ốc kiếm sống.

 Xóm tái định cư Mõ Ó của những ngư dân nghèo

Nhiều cháu nhỏ phải chịu cảnh học trễ hoặc bỏ học vì gia đình quá khó khăn. “Do các ngư dân đều có hoàn cảnh khó khăn nên những ngày qua chính quyền địa phương đã vận động các nhà hảo tâm, bà con trong vùng ủng hộ mua hòm để chôn cất những ngư dân gặp nạn. Đồng thời, chúng tôi cũng liên hệ với nhà chùa xin đất để chôn cất những ngư dân nghèo không có đất để chôn và được nhà chùa hỗ trợ nhiệt tình”, ông Khởi nói.

Ông Đặng Thanh Quang - Phó chủ tịch UBND huyện Trần Đề - cho biết: Trước năm 1997, bà con ở ấp Mỏ Ó chủ yếu làm nhà sinh sống cạnh bờ biển. Nhưng sau khi xảy ra trận bão số 5 “lịch sử” (năm 1997) với nhiều tổn thất, chính quyền đã di dời bà con vào sinh sống tập trung tại khu tái định cư Mỏ Ó, cách biển vài cây số. Tất cả các gia đình này được cấp nhà theo Quyết định 167 của Thủ tướng Chính Phủ.

Nghề chính của bà con là làm thuê làm mướn, trong đó có nhiều người theo nghề biển. Nghề biển vốn nghiệt ngã và đầy rủi ro, đã có nhiều người của ấp nghèo này vĩnh viễn ra đi sau những lần đi biển. Chính quyền đã chỉ đạo các cơ quan ban ngành địa phương tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ các gia đình bị nạn. “Đây là sự mất mát quá lớn, quá bất ngờ đối với dân nghèo ở khu dân cư Mỏ Ó. Tôi mong gia đình họ sẽ vượt qua nỗi đau không gì có thể bù đắp này” – ông Quang chia sẻ.

Ông quang cho biết thêm: Mấy ngày qua, UBND tỉnh phối hợp với UBND huyện đã đến thăm hỏi, động viên hỗ trợ 7 triệu đồng/ gia đình ngư dân tử nạn. Mới đây chủ tàu cá BV 97799 TS cùng các sở, ban ngành tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đã đến thăm và trao 29 triệu đồng/gia đình ngư dân tử nạn.
 Lãnh đạo tỉnh và LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng thăm gia đình ngư phủ bị nạn

Nghiệp đoàn Nghề cá thị trấn Trần Đề, LĐLĐ huyện Trần Đề và LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng cũng đã kịp thời đến thăm và hỗ trợ cho các gia đình bị nạn. 


Hoàng Tân
TIN LIÊN QUAN

Cù lao Đất – nơi đau đẻ cũng phải… nín

Nhật Hồ |

Cù lao Đất, rẻo đất nằm thoi loi giữa sông Hàm Luông thuộc xã An Hiệp, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre khó khăn đến mức phụ nữ đau đẻ cũng phải… nín để chờ con nước.

Ông Tây canh giữ đàn vọc ở Hòn Hèo: “Bó tay, tôi mệt lắm rồi”

Linh Phạn |

Sylvio Lamarche, một người Canada trót phải lòng nét hoang sơ của núi cao, biển rộng Khánh Hòa, quyết định ở lại Việt Nam làm du lịch. Từ một lần tình cờ bắt gặp đàn voọc chà vá chân đen rong chơi trên sườn núi Hòn Hèo, Sylvio trở thành “người giám hộ” cho đàn voọc như một cơ duyên.

“Nhà tạm lánh” của những phận người đồng tính tuyệt vọng

Khương Quỳnh |

Ngôi nhà không được đặt tên, họ quen gọi nơi này là “nhà tạm lánh”. Những người tìm đến đây, có khi trên thân thể còn in hằn vết của đòn roi hay mang một ánh mắt lờ đờ vô cảm sau lần tự tử bất thành. 5 năm qua, ngôi nhà là nơi bao dung hàng trăm thân phận đồng tính bị bạo hành.

Mê mẩn với những cung đường mai vàng rực rỡ ở miền Tây

YẾN PHƯƠNG |

Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, chạy dọc các kênh ở huyện Vĩnh Thạnh (TP. Cần Thơ), bạn sẽ bắt gặp những cung đường mai vàng rực rỡ, đẹp mắt, tô điểm sắc xuân cho một vùng quê thanh bình.

Người dân bức xúc khi phải trả phí vào lễ đền Quán Thánh đầu năm

BÙI THƠM - HẢI DANH |

Là một trong những địa điểm tâm linh thu hút khách bậc nhất dịp đầu năm tại Hà Nội, nhiều người đến dâng hương tại đền Quán Thánh tỏ ra rất bức xúc vì phải xếp hàng mua vé.

Độc đáo chiêu lì xì của giáo viên giúp học sinh bắt nhịp học sau Tết

Tường Vân |

Nhiều giáo viên đã chuẩn bị các hình thức lì xì mới lạ, độc đáo để học sinh không cảm thấy áp lực khi trở lại trường sau kỳ nghỉ Tết dài ngày.

Chuyến tàu quốc tế đầu tiên, đưa hơn 2.000 du khách đến Bà Rịa - Vũng Tàu

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Ngày 26.1, Tàu MEIN SCHIFF 5 đã an toàn cập cảng SP-PSA tại TX.Phú Mỹ, đưa 2.370 du khách quốc tế (trong đó 95% là người Đức) đến tham quan du lịch tại Việt Nam.

Khách bay tăng kỷ lục sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán

Minh Hạnh |

Khoảng 536 lượt chuyến bay (156 chuyến bay quốc tế và 380 chuyến bay quốc nội) với khoảng 85.000 lượt khách tại Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài trong ngày mùng 5 Tết.

Cù lao Đất – nơi đau đẻ cũng phải… nín

Nhật Hồ |

Cù lao Đất, rẻo đất nằm thoi loi giữa sông Hàm Luông thuộc xã An Hiệp, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre khó khăn đến mức phụ nữ đau đẻ cũng phải… nín để chờ con nước.

Ông Tây canh giữ đàn vọc ở Hòn Hèo: “Bó tay, tôi mệt lắm rồi”

Linh Phạn |

Sylvio Lamarche, một người Canada trót phải lòng nét hoang sơ của núi cao, biển rộng Khánh Hòa, quyết định ở lại Việt Nam làm du lịch. Từ một lần tình cờ bắt gặp đàn voọc chà vá chân đen rong chơi trên sườn núi Hòn Hèo, Sylvio trở thành “người giám hộ” cho đàn voọc như một cơ duyên.

“Nhà tạm lánh” của những phận người đồng tính tuyệt vọng

Khương Quỳnh |

Ngôi nhà không được đặt tên, họ quen gọi nơi này là “nhà tạm lánh”. Những người tìm đến đây, có khi trên thân thể còn in hằn vết của đòn roi hay mang một ánh mắt lờ đờ vô cảm sau lần tự tử bất thành. 5 năm qua, ngôi nhà là nơi bao dung hàng trăm thân phận đồng tính bị bạo hành.