Khai giảng năm học mới: Công nhân Bình Dương “rung đùi” vì đã có… Công đoàn

Lê Tuyết |

Năm học mới, nhiều nơi, các ông bố bà mẹ công nhân đang trầy trật tìm chỗ gửi con thì nhiều công nhân đang làm việc ở Bến Cát (Bình Dương) lại ngồi “rung đùi” vì chỗ ăn học của con đã có Công đoàn lo.

Chỉ cần có giấy xác nhận là đoàn viên của công đoàn cơ sở công ty, nơi bố mẹ đang làm việc, con của công nhân sẽ được trường mầm non 28.7 tiếp nhận, trường đầu tiên của cả nước dành riêng cho con công nhân tại phường Mỹ Phước (thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương) do Quỹ Tấm Lòng Vàng Lao Động phối hợp với LĐLĐ tỉnh Bình Dương xây dựng

Năm học 12 tháng, ngày học 12 giờ

Trường Mầm non 28.7 được đưa vào hoạt động ngày 3.3.2015 với 41 bé, nhận trẻ từ 6 tháng tuổi. Năm học 2015-2016, chỉ tiêu của trường được nhận 90 bé, đến nay trường đã nhận 88 bé, được chia làm 3 nhóm lớp.

Ngày 24.8, trường chính thức khai giảng năm học, và theo lời các cô thì đó  là ngày “bố mẹ, các cô mặc đồ đẹp tập trung lại cho vui, cho có không khí”. Theo cô hiệu trưởng Nguyễn Thị Nhung, năm học của trường Mầm non 28.7 kéo dài 12 tháng, mỗi ngày học kéo dài 12 giờ, có khi hơn nếu bố mẹ các em tăng ca.

Cô Nhung công tác trong ngành giáo dục từ năm 1999, trước khi về trường Mầm non 28.7, cô là Phó hiệu trưởng của trường Mầm non Hướng Dương (thị xã Bến Cát). Cô còn nhớ như in tâm trạng  ngày lãnh đạo Phòng giáo dục thị xã Bến Cát gọi cô lên để giao nhiệm vụ mới-bỡ ngỡ, hồi hộp nhưng háo hức.

Cô kể: “Lãnh đạo phòng giáo dục nói đây là trường dành riêng cho con công nhân, nhận trẻ từ 6 tháng tuổi, thời gian giữ trẻ sẽ không như trường công mà các cô sẽ làm việc đến 8, 9 giờ tối, cả ngày nghỉ, khi bố mẹ các cháu tăng ca…

Trẻ con vui chơi trong khuôn viên của trường mầm non 28.7 

Lâu nay, nghe nhiều câu chuyện về đời sống của người công nhân, tình trạng thiếu thốn nhà trẻ, công nhân phải gửi con về quê hoặc gửi con cho những nhóm trẻ gia đình, nhiều cháu bị bạo hành, tôi rất xót xa. Tôi vẫn mong được chia sẻ những khó khăn với anh chị em công nhân thì nhiệm vụ mới này chính là cơ hội nên tôi không có lý do gì để nề hà”.

Cũng như cô Nhung, 12 cán bộ nhân viên ở trường Mầm non 28.7 đều đã được “làm tư tưởng” trước khi nhận nhiệm vụ. Gần 15 năm làm giáo viên mầm non, năm học 2014-2015 là năm đầu tiên cô Trần Thị Huệ không có mùa hè.

Hỏi cô Huệ rằng “Cô có thấy đuối khi làm việc quanh năm, lại nhận trẻ từ 6 tháng tuổi” thì cô cười: “Mình được đào tạo chăm sóc trẻ từ 6 tháng tuổi nên nhiệm vụ mới này cũng thường thôi!

Nghề giáo viên mình hơn những ngành nghề khác là được nghỉ hè, giờ phải làm việc quanh năm, xét ra thì cũng là công bằng. Anh chị em công nhân làm việc từ thứ 2 đến thứ 7, còn phải tăng ca ngày mấy tiếng, mình làm thêm một chút cũng không có gì là thiệt thòi”.

Công nhân không còn lo mỗi khi tăng ca

Hơn 6 giờ tối, chị Phùng Thị Hoa, công nhân Cty Sungsinh A Việt Nam (KCN Bến Cát, Bình Dương) mới xuống ca, rồi qua trường để đón cô con gái nhỏ. Không riêng gì ngày thường,  những ngày thứ 7, chủ nhật, mỗi khi công ty có đơn hàng gấp yêu cầu công nhân tăng ca, buổi sáng khi đưa con đến trường, chị Hoa đăng ký gửi con cho cô giáo rồi an tâm làm việc.

Vợ chồng chị đều là công nhân, thu nhập mỗi tháng được hơn chục triệu, vừa lo chi phí nhà trọ, sinh hoạt, cùng với nuôi 3 con nhỏ nên cuộc sống gia đình luôn thiếu trước hụt sau. Con gái lớn đang học lớp 4 được gửi nhà nội ở Hà Tĩnh, đứa nhỏ nhất vừa được 6 tháng, chị cũng vừa hết thời gian nghỉ thai sản.

Nhớ lại những ngày chạy tìm chỗ gửi con, chị Hoa đưa tay quẹt nước mắt: “Thật không biết gửi con ở đâu cho an tâm, đang trong lúc rối bời thì chủ tịch công đoàn cơ sở của công ty thông báo là có trường mầm non của công đoàn nhận trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi, học phí bằng trường công lập, cơ sở vật chất đầy đủ, giáo viên được đào tạo bài bản và ưu tiên nhận con công nhân.

Em có chút nghi ngờ vì từ hồi nào tới giờ chưa nghe có trường nào như vậy. Hỏi địa chỉ rồi tìm đến hỏi thăm, nghe các cô tư vấn mà em mừng như mở cờ trong bụng. Ngày em làm thủ tục nhập học cho con, nhìn con mặc bộ đồng phục của trường mà vợ chồng em cứ tần ngần đứng ngắm con mãi”.

Với chị, từ lúc sinh con ra, vợ chồng cứ gửi con ở nhóm trẻ gia đình, làm gì có đồng phục của trường, lại càng không dám nghĩ có một ngày, con chị sẽ được gửi ở ngôi trường đẹp, học phí đúng bằng học phí của trường công lập… “Đó là điều mà tôi không dám mơ” – chị cười.

 Cần có nhiều trường dành riêng cho con công nhân để công nhân an tâm làm việc

Với những công nhân như chị Hoa, từ khi gửi con vào trường Mầm non 28.7, cha mẹ sẽ không phải nơm nớp lo sợ mỗi khi công ty yêu cầu tăng ca vì trường sẽ nhận giữ trẻ theo giờ làm việc của cha mẹ, không phải lo mùa hè tất bật không tìm được chỗ gửi con.

Bởi  con là tài sản lớn nhất

Tôi ghé trường Mầm non 28.7 vào buổi trưa, các cháu vừa ăn cơm xong thì lăn ra ngủ. Các cô tranh thủ ăn cơm trưa rồi giặt khăn mặt cá nhân cho các cháu, chị cấp dưỡng làm bảng điều tra khẩu phần ăn Nutrikids gửi về đơn vị cung cấp thực phẩm để có những điều chỉnh cho bữa ăn sau. Dù tất bật nhưng khuôn mặt các cô lúc nào cũng có sẵn nụ cười.

Theo lời cô Huệ, gần 15 năm làm cô trông trẻ ở các trường từ công lập đến tư thục nhưng 6 tháng về làm việc tại trường mầm non của công đoàn đã cho cô những trải nghiệm và những câu chuyện mới mẻ, xúc động. Các cháu ở trường Mầm non 28.7 “phải tự lập” khi mới vài tháng tuổi, đa phần phải rời xa bố mẹ khi còn rất rất bé.

Nếu gia đình nào có ông bà thì các cháu còn được chăm bồng, còn lại phải gửi ở các nhóm trẻ gia đình, hoặc các nhà trẻ tư thục. Các cháu dễ quen trường, quen lớp, dễ quen với các cô. Nhiều trẻ vào đây khi mới 12 tháng tuổi nhưng ăn uống rất dễ, ăn cơm xong là ngủ, ngủ thẳng giấc rồi dậy chơi đùa, hiếm khi quấy khóc.

“Các cô đỡ vất vả một thì lại thương các con đến 10 vì các cháu phải “tự lập” khi mới mấy tháng tuổi đời. Hôm nào các con ăn hết suất là trong lòng mình thấy rộn ràng ghê lắm. Tôi nhớ, có hôm một chị cứ nắm lấy tay tôi cảm ơn “cháu nhà em tăng cân, áo quần lại sạch sẽ chứ không bẩn thỉu nước mũi chảy lòng thòng như hồi gửi bé cho nhóm trẻ gia đình”.

Trường Mầm non 28.7 là một nỗ lực rất đáng biểu dương trong việc chăm lo cho NLĐ của tổ chức Công đoàn 

Nghĩ mà thương! Đối với những gia đình công nhân, đứa con là tài sản lớn nhất của họ, họ đã gửi gắm cả cuộc đời đó cho mình thì mình càng phải có trách nhiệm” – cô Đinh Thị Thảo, nhân viên cấp dưỡng trường Mầm non 28.7, bộc bạch.

“Năm nay, chỉ tiêu của trường là chỉ được nhận 90 em nhưng đến giờ, hồ sơ vẫn tiếp tục được gửi về, phụ huynh của các cháu cũng rất băn khoăn vì không biết sau khi các cháu học xong lớp mầm thì khi lên lớp chồi, lớp lá các cháu sẽ học ở đâu?

Hiện nay nhu cầu gửi trẻ của các gia đình công nhân quá lớn, tôi chỉ mong giai đoạn 2 của trường nhanh được khởi công, để trường nhận thêm được nhiều cháu, giúp được thêm cho nhiều anh chị em công nhân” – cô Nguyễn Thị Nhung, chia sẻ.

Trường Mầm non 28.7 là trường đầu tiên trong chuỗi các trường mầm non dành cho con CNLĐ mà Tổng LĐLĐ Việt Nam chỉ đạo LĐLĐ các tỉnh, thành phố phối hợp với Quỹ Tấm Lòng Vàng Lao Động xây dựng trong các KCN trên cả nước.

Trong lễ khánh thành trường, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Đặng Ngọc Tùng nhấn mạnh, công trình trường Mầm non 28.7 là một nỗ lực rất đáng biểu dương trong việc chăm lo cho NLĐ.

Chủ tịch Đặng Ngọc Tùng cũng bày tỏ mong muốn các đơn vị tiếp tục đồng hành để ngày càng có thêm nhiều trường học, nhận thêm nhiều cháu là con em của CNLĐ. 

Lê Tuyết
TIN LIÊN QUAN

Nguyên tử tù Liên Khui Thìn: Sau “Hoàn Lương” là giấc mơ cao lương đổi đời những người mãn hạn tù

Đăng Hải |

Ông Liên Khui Thìn, người từng bị kết án tử hình liên quan đến vụ án kinh tế Epco-Minh Phụng, trải qua hơn 4.380 ngày trong tù, trong đó có hơn 1.000 ngày bị biệt giam. Sau khi được đặc xá, ông cùng những người bạn tù lập ra Quỹ Hoàn Lương (nay là Quỹ Hòa nhập và Phát triển cộng đồng - HN&PTCĐ) tạo việc làm cho người chấp hành xong hình phạt tù.

Gặp người phụ nữ kéo cờ Tổ quốc tại Lễ Tuyên ngôn độc lập cách đây 70 năm

Xuân Hải |

Giáo sư Lê Thi, người phụ nữ cùng với bà Đàm Thị Loan vinh dự được chọn kéo cờ trong Lễ Tuyên ngôn độc lập cách đây tròn 70 năm giờ đã bước sang tuổi 90. Dù mắt yếu, chân run đến mức “không thể đi ra Lăng Bác để chụp ảnh mừng 70 năm Quốc khánh 2.9 nữa”, nhưng trí nhớ của bà vẫn còn rất tốt.

Phận đời nghiệt ngã của nhà văn bán vé số

Cao Thùy Liên |

Tôi về đường Ngư Hải (phường Quang Trung, TP Vinh, Nghệ An) tìm bà Nguyễn Thị Sáng, tác giả của tiểu thuyết “Tình yêu thầm lặng”và không tin vào mắt mình khi chứng kiến bà thậm chí còn khó khăn hơn 20 năm trước khi phải kiếm cơm bằng nghề vé số.

Bác sĩ không phải lúc nào cũng đủ sức chống lại tử thần

Khương Quỳnh |

Mất một tháng tĩnh tâm, người bác sĩ ấy mới quay lại công việc và hiểu thấu điều đã biết từ trước, rằng có những giới hạn của y học, bác sĩ không phải lúc nào cũng đủ sức chống lại tử thần.

Sập cửa hàng tiện lợi ở TPHCM, nghi có người mắc kẹt bên trong

Chân Phúc |

TPHCM - Cửa hàng tiện lợi nằm trên đường Vĩnh Hội (quận 4) bất ngờ bị sập, hiện lực lượng chức năng đang tích cực triển khai các biện pháp cứu nạn cứu hộ.

Lì xì mùa Tết hết cả tháng lương

Phương Minh |

"Để chuẩn bị tiền lì xì một mùa Tết đi tong cả tháng lương của tôi, thậm chí phải hơn khi tiền lì xì cũng leo thang theo giá cả" - chị Phạm Ngọc Anh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ khi được hỏi về việc lì xì đầu năm.

Hàng nghìn người lỉnh kỉnh đồ đạc xuống Ga Thanh Hóa để về quê đón Tết

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão - 2023, tại nhà Ga Thanh Hóa đã đón hàng nghìn người về quê ăn Tết. Tại đây, nhiều người lỉnh kỉnh đồ đạc, “tay xách nách mang” hối hả ra xe người thân chờ sẵn để về đón Tết đoàn viên cùng gia đình.

Người dân chen chân trong siêu thị ngày cận Tết mua hàng giảm giá, bình ổn

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Với nhiều chương trình bình ổn giá, khuyến mãi, giảm giá, các siêu thị đang thu hút lượng lớn người dân đến tham quan, mua sắm Tết.

Nguyên tử tù Liên Khui Thìn: Sau “Hoàn Lương” là giấc mơ cao lương đổi đời những người mãn hạn tù

Đăng Hải |

Ông Liên Khui Thìn, người từng bị kết án tử hình liên quan đến vụ án kinh tế Epco-Minh Phụng, trải qua hơn 4.380 ngày trong tù, trong đó có hơn 1.000 ngày bị biệt giam. Sau khi được đặc xá, ông cùng những người bạn tù lập ra Quỹ Hoàn Lương (nay là Quỹ Hòa nhập và Phát triển cộng đồng - HN&PTCĐ) tạo việc làm cho người chấp hành xong hình phạt tù.

Gặp người phụ nữ kéo cờ Tổ quốc tại Lễ Tuyên ngôn độc lập cách đây 70 năm

Xuân Hải |

Giáo sư Lê Thi, người phụ nữ cùng với bà Đàm Thị Loan vinh dự được chọn kéo cờ trong Lễ Tuyên ngôn độc lập cách đây tròn 70 năm giờ đã bước sang tuổi 90. Dù mắt yếu, chân run đến mức “không thể đi ra Lăng Bác để chụp ảnh mừng 70 năm Quốc khánh 2.9 nữa”, nhưng trí nhớ của bà vẫn còn rất tốt.

Phận đời nghiệt ngã của nhà văn bán vé số

Cao Thùy Liên |

Tôi về đường Ngư Hải (phường Quang Trung, TP Vinh, Nghệ An) tìm bà Nguyễn Thị Sáng, tác giả của tiểu thuyết “Tình yêu thầm lặng”và không tin vào mắt mình khi chứng kiến bà thậm chí còn khó khăn hơn 20 năm trước khi phải kiếm cơm bằng nghề vé số.

Bác sĩ không phải lúc nào cũng đủ sức chống lại tử thần

Khương Quỳnh |

Mất một tháng tĩnh tâm, người bác sĩ ấy mới quay lại công việc và hiểu thấu điều đã biết từ trước, rằng có những giới hạn của y học, bác sĩ không phải lúc nào cũng đủ sức chống lại tử thần.