Nam bộ mong manh khi có bão ập vào

H.Trân – M.QUÂN |

Dù chỉ với một cơn mưa kèm gió giật vừa phải do ảnh hưởng từ bão xa (bão số 14) vào đêm 18.11, nhưng cũng đã khiến ít nhất 300 căn nhà tại TPHCM và Bình Dương bị tốc mái, đổ sập cùng  hàng trăm cây xanh bị gãy đổ ngổn ngang... 

Qua đó cho thấy, các tỉnh Nam bộ nói chung và khu vực miền Đông Nam bộ nói riêng - nơi hiếm khi hứng chịu những cơn bão như các tỉnh miền Trung -  rất mong manh khi có bão ập vào.

Nhiều chuyên gia cảnh báo với sự diễn biến thất thường của thời tiết trong vài năm gần đây thì việc những cơn bão có cường độ mạnh đổ vào khu vực Nam bộ trong tương lai là điều có thể xảy ra, và nếu như người dân, chính quyền không có sự chủ động trong việc xây dựng các kịch bản, phương án phòng chống thì khi bão ập vào hậu quả sẽ khôn lường.

Bão còn ở xa nhưng hơn 300 ngôi nhà đã sập, tốc mái

Cơn bão số 14  (có tên Kirogi) vừa qua được dự báo đổ trực tiếp vào khu vực các tỉnh Nam trung bộ, riêng một số khu vực các tỉnh Nam bộ (trong đó có TPHCM, Bình Dương được dự báo chỉ bị ảnh hưởng chứ bão không đổ bộ trực tiếp). Tuy nhiên, đêm 18.11, khi cơn bão số 14 vẫn còn ở ngoài biển đông (sau đó ngày 19.11 bão suy yếu thành áp thấp nhiệt đới khi vào đất liền), do chịu ảnh hưởng hoàn lưu của  bão đã khiến một số tỉnh Miền Đông Nam bộ mưa và kèm theo gió giật.

Đáng nói trong cơn mưa và gió giật đêm 18.11 đã làm  hàng trăm ngôi nhà, bảng quảng cáo, cây xanh, trụ điện tại TPHCM và Bình Dương bị quật ngã. Cụ thể tại TPHCM theo thống kê có khoảng hơn 230 căn nhà tại quận 9 và Thủ Đức bị tốc mái, hàng trăm cây xanh bị gãy ngã, tét nhánh la liệt, một số trụ điện gãy đổ gây mất điện cục bộ trong một thời gian nhất định.

Anh Cao Văn Dũng (46 tuổi, ngụ số nhà 185 đường số 8, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức) kể, gia đình anh đã sống ở khu vực trên hơn 10 năm nhưng chưa lần nào thấy gió giật mạnh như đêm 18.11. "Mái nhà bị gió xé toạc rồi hất văng ra ngoài. Cả gia đình hoảng hốt tháo chạy. Khi đã tạm yên, chúng tôi vào thu dọn, kê được một số đồ đạc để tránh nước, còn lại hư hỏng hết"- anh Dũng cho biết.

Đặc biệt, gió mạnh đã khiến một phần khu ký túc xá hiện đại của Đại học Quốc gia TPHCM ở quận Thủ Đức cũng trở nên tan hoang. Trần nhà ở sảnh chính của block B4, D5 ở ký túc xá khu B - Đại học quốc gia TPHCM, nơi có khá đông sinh viên đang lưu trú, bị sập khiến nhiều sinh viên hốt hoảng, bỏ chạy.

Những khung cửa kính chắn gió cũng bị quật ngã, nằm ngổn ngang trên nền nhà. Nhiều quán xá, căn tin… ngổn ngang do bàn ghế, hàng hóa đổ sập. Bên ngoài, một số mái tôn bị tốc bay tung tóe, hàng chục cây xanh bật gốc.

Thân Mỹ Thương - Sinh viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM - cho biết: “Nhìn qua cửa số thấy gió mưa khủng khiếp, mấy cây xanh bên dưới oằn xuống, nghiêng ngã. Khi tạnh mưa xuống dưới sảnh mình hết hồn bởi khu vực này như vừa trải qua trận đập phá. Cửa kính, trần nhà nằm vương vãi đầy trên nền, mình vừa đi vừa né nhiều tấm la phông treo lủng lẳng trên đầu chực chờ rơi”.

Còn sinh viên Thiên Phước, Đại học Kinh tế - Luật, chia sẻ: “Bão chưa vào đất liền mà nhà cửa đã tan hoang như vậy rồi. Nếu bão có cường độ mạnh như cơn bão số 12 vừa qua mà đổ bộ vào TPHCM thì không biết thiệt hại đến mức nào. Cũng may  sáng hôm sau (19.11), bão số 14 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới".

Cơn mưa giông còn làm tốc mái, hư hỏng la phông ở 10 trường học trên địa bàn quận Thủ Đức. Trong số này 4 trường gồm: Tiểu học Nguyễn Văn Nở, THCS Xuân Trường, THPT Đào Sơn Tây (đều thuộc phường Linh Xuân) và THCS Lê Quý Đôn bị nặng nhất. Đến ngày 21.11, do chưa hoàn tất việc sửa chữa khắc phục hư hỏng nên việc học tập của một số học sinh ở các trường này bị ảnh hưởng, trong đó có lớp phải tạm nghỉ học.

Tương tự tại khu vực tỉnh Bình Dương, mưa kèm gió giật cũng làm gần 100 căn nhà bị tốc mái hoặc bị sập, hàng trăm cây xanh ngã đổ, thậm chí có cả trụ ăng ten viễn thông cao hàng chục mét gãy đổ đè lên nhà dân tại thị xã Dĩ An, Bình Dương…Và đến ngày 21.11, một số nơi vẫn còn khắc phục hậu quả.

Đồ đạc ở ký túc xá bị ngã đổ do gió.
Đồ đạc ở ký túc xá bị ngã đổ do gió.
Nhà dân bị tốc mái do gió giật đêm 18.11.
Nhà dân bị tốc mái do gió giật đêm 18.11.

Đừng ỷ lại mà hậu quả khôn lường

Các tỉnh Nam bộ nói chung và  khu vực Miền Đông  Nam bộ nói riêng, lâu nay vốn hiếm khi hứng chịu những cơn bão thường xuyên như các tỉnh khu vực miền Trung, do vậy  không ít  chính quyền địa phương, người dân vẫn còn thờ ơ và chưa coi trọng việc xây dựng các công trình, nhà cửa, hàng quán kiên cố nhằm có khả năng  phòng chống bão.

Theo TS Trương Văn Hiếu - Nguyên cán bộ Phân viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường phía Nam, nếu bão thực sự đổ bộ vào khu vực Nam bộ thì hậu quả sẽ vô cùng nặng nề, bởi trường hợp cơn bão Linda năm 1997 là một ví dụ điển hình.

TS Hiếu cho rằng, khác với ngập nước có thể xây dựng những công trình phù hợp để thoát nước, còn với thiên nhiên như bão thì rất khó tránh, ngay cả Mỹ hay Nhật Bản cũng phải chịu thua. Với bài học đắt giá từ bão Linda và thực trạng thiên tai ngày càng phức tạp, khó lường, tuy không thể tránh nhưng chúng ta có thể giảm thiệt hại do bão gây ra bằng cách nâng cao mức độ dự báo bão.

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần tuyên truyền cho người dân biết và nhận thức về hậu quả của những cơn bão để người dân cảnh giác.

Theo kiến trúc sư xây dựng Nguyễn Văn Hào (quê Đà Nẵng, đang làm việc tại một Cty Xây dựng tại TPHCM),  qua cơn mưa kèm gió ngày 18.11 vừa qua tại TPHCM và Bình Dương, đặt ra một vấn đề là các địa phương cần phải tăng cường tính chủ động phòng chống bão.

Phòng chống ở đây không có phải là đợi khi có dự báo bão vào rồi mới cuống cuồng lo di dời dân, gia cố nhà cửa, mà phòng chống ngay từ khi xây dựng công trình, làm nhà cửa.

Kiến trúc sư Nguyễn Văn Hào cũng cho biết thêm, ở TPHCM hay các tỉnh Nam bộ, những ngôi nhà bê tông kiên cố có khả năng phòng chống bão chủ yếu được xây dựng tập trung ở lõi đô thị, còn lại các quận – huyện ven TPHCM (Thủ Đức, 9, 12, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè) hay các huyện ven các tỉnh Nam bộ, phần lớn nhà cửa vẫn được xây dựng dạng cấp 4.

Hơn nữa, với tâm lý ỷ lại  “bão chỉ hoành hành ở miền Trung, còn miền Nam thì an toàn”, nên nhiều người khi làm nhà cũng theo kiểu “che nắng, che mưa” và “trang trí” là chính, chứ chưa chú ý đến yếu tố  chằng chéo mái, gia cố tường, cột kèo cho vững chắc có khả năng chống bão.

Ngay cả một số khu vực tập trung đông người như  trường học, quán ăn, nhà hàng, hay khu vui chơi giải trí tại các tỉnh Nam bộ cũng thường được làm theo kiểu khung nhôm, sắt, che bạt bên trên. Và đó cũng là nguyên nhân khiến hàng trăm ngôi nhà, trường học, nhà hàng dễ dàng bị sập, tốc mái chỉ với cơn mưa kèm gió vừa phải hôm 18.11 (chứ chưa phải bão với cường độ mạnh).

Với diễn biến thời tiết ngày càng bất thường và cực đoan như những năm gần đây cho thấy,  trong tương lai chuyện những cơn bão có cường độ mạnh đổ bộ vào các tỉnh Nam bộ nói chung và TPHCM nói riêng là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Vì vậy, TS Trương Văn Hiếu - Nguyên cán bộ Phân viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường phía Nam cho rằng, người dân tại các tỉnh Nam bộ hiện nay khi xây nhà cần đầu tư xây dựng kiên cố hơn, chằng chéo mái đàng hoàng để giảm thiệt hại nếu như có bão đổ bộ.

Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng cần có sự lựa chọn phù hợp cây trồng trên đường phố để chống chịu bão tốt hơn, hạn chế tình trạng gãy đổ gây nguy hiểm cho người dân khi xảy ra mưa bão.

Xây dựng kịch bản di dời 249.072 người khi có bão cấp 10-13 đổ bộ vào TPHCM

Nhằm đối phó với các sự cố thiên tai và hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra, UBND TPHCM cũng đã ban hành hẳn phương án phòng, tránh, ứng phó khi bão, bão mạnh, rất mạnh đổ bộ trực tiếp vào TPHCM. Theo đó, thành phố xây dựng các kịch bản di dời, sơ tán dân đến các nơi an toàn khi sắp có bão đổ bộ trực tiếp vào TPHCM từ cấp 8 đến cấp 13.
Cụ thể ở kịch bản bão cấp 8-9 đổ bộ trực tiếp vào TPHCM thì số dân dự kiến di dời, sơ tán ước khoảng 60.325 hộ với khoảng 241.386 người ở 194 phường, xã, thị trấn; thời gian thực hiện hoàn thành trước 12 giờ so với thời điểm dự báo bão sẽ đổ bộ trực tiếp vào địa bàn thành phố.
Ở kịch bản bão cấp 10-13, số dân dự kiến di dời, sơ tán ước khoảng 62.385 với khoảng 249.072 người ở 194 phường, xã, thị trấn; thời gian thực hiện hoàn thành trước 24 giờ so với thời điểm dự báo bão sẽ đổ bộ trực tiếp vào địa bàn thành phố.

Lực lượng dự kiến huy động từ các sở - ngành, đơn vị thành phố đến quận - huyện, phường - xã - thị trấn tham gia công tác phòng, tránh, ứng phó khi bão, bão mạnh – rất mạnh đổ bộ trực tiếp vào thành phố đảm bảo khoảng 29.000 đến 30.000 người.
Trong đó, lực lượng chuyên trách cấp thành phố khoảng 4.000 người; lực lượng của quận - huyện khoảng 9.000 - 10.000 người và lực lượng của ban - ngành, đoàn thể, dân quân, thanh niên xung kích, tình nguyện viên tại các xã - phường - thị trấn khoảng 16.000 người.
 Tùy theo tình hình diễn biến và mức độ ảnh hưởng, thiệt hại của bão, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố quyết định việc điều động và phân công, bố trí lực lượng để chi viện cho các địa phương theo yêu cầu.

H.Trân – M.QUÂN
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.