Khi lính biên phòng làm “osin” cao cấp

Hưng Thơ – Trần Tuấn |

Những vùng biên giáp với nước bạn Lào tại Hà Tĩnh, lính biên phòng không chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, tuần tra đường biên cột mốc. Họ đã, đang kiêm nghề “ôsin” của nhân dân với đủ món: Từ thợ hồ, làm nông cho đến thầy giáo, bác sĩ… để giúp người dân và đánh thức thiên nhiên ở vùng đất khó.

Gọi “đò”

Mới tờ mờ sáng, sáu bộ đội biên phòng ở tổ Rào Tre đã thức giấc. Theo kế hoạch, hai người đảm nhận công việc vặt tại trạm và chuẩn bị đi gọi người dân dậy ra đồng. Một người lái máy phay tiến ra những thửa ruộng đã cuốc nham nhở. Ba người còn lại ôm mớ xô chậu đi lấy nước tưới hàng trăm cây chuối úa vàng đang khát khô vì nắng nóng…

25 năm, kể từ ngày đồng bào Chứt dựng nhà ở bản Rào Tre (xã Hưng Liên, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh), thì dự án bảo vệ, bảo tồn, tổ chức hướng dẫn, phát triển đồng bào Chứt về mọi mặt để sớm hòa nhập với cộng đồng đã có 15 năm tuổi. Đơn vị nhận trọng trách "khổ ải" này là tổ công tác Biên phòng cắm bản Rào Tre thuộc Biên phòng Hà Tĩnh.

Nói khổ ải, là bởi đồng bào Chứt từng sống trong rừng với đủ loại hủ tục lạc hậu. Đặc biệt là tình trạng hôn nhân cận huyết thống khiến thể trạng người Chứt ốm yếu, “ăn không nên đọi nói chẳng nên lời”. Khi đưa người Chứt ra ở tập trung, lính biên phòng phải bắt tay chỉ việc, răn đe, năn nỉ, dạy dỗ… Trung tá Dương Thanh Tịnh – Tổ trưởng tổ công tác Rào Tre khái quát việc chăm lo cho đồng bào Chứt là "khó khăn như nuôi đứa con nít hai tuổi, nhưng mãi không chịu lớn”.

Biên phòng Rào Tre phát gạo cho đồng bào Chứt   

Đồng bào Chứt ở bản Rào Tre có 38 hộ và 134 nhân khẩu. Câu hỏi “có bao nhiêu hộ nghèo, hộ khá” nhiều năm nay luôn làm cán bộ địa phương và lính biên phòng “khó” trả lời. Bởi, ở những nếp nhà chạy vòng quanh đồng lúa, dưới chân dãy núi Ka Day được Nhà nước dựng cho người Chứt vẫn chưa có gì thay đổi, từ cách làm ăn cho đến ý thức.

Hôm chúng tôi đến, mới gần 6 giờ sáng mà mặt trời đã phủ nắng hết cánh đồng Tò Vò, trung tá Tịnh mở cửa cho đàn gà đi kiếm ăn, rồi tiến ra sân nhìn quanh - “đồng bào vẫn đang ngủ say, đi gọi “đò” đã”! Tiếng gọi “đò” vang lên từng nóc nhà một, “dậy thôi mẹ ơi, phay ruộng cho xong, để chuẩn bị làm vụ mới”.

Tiếng của trung tá Tịnh vang lên rõ to, nhưng ở căn nhà của bà Hồ Thị Nam (66 tuổi) vẫn im ắng. Phải mấy lần gọi “đò”, bà Nam mới uể oải bước ra, dựa lưng vào cánh cửa gỗ, ngáp dài. Trung tá Tịnh lại cất tiếng gọi “đò” ơi hỡi ở những mái nhà khác như thế, từ trẻ con đến người già, chẳng mấy ai ý thức được việc phải dậy sớm để bắt đầu công việc một ngày mới.

Rảo hết một vòng khắp bản Rào Tre, mới có được vài người cầm dụng cụ ra đồng. Thấy vậy, trung tá Tịnh có vẻ phấn khởi hơn, “gọi “đò” mãi, rồi cũng có ngày “đò” tự sang thôi. Tôi làm công việc này đã 5 năm rồi”.

Nhưng niềm vui của người lính biên phòng không kéo dài được lâu. Lúc trở về, ngang qua nhà bà Nam, bà vẫn ngồi đó với mấy thanh niên hút thuốc lào vặt. Mắt bà nhìn vô hồn ra cánh đồng Tò Vò – nơi có thửa ruộng chỉ vừa cuốc úp được mấy lát đất mà cả gia đình bà phải mất mấy ngày ròng rã.

Trung tá Tịnh nói, vào dịp hè nên không phải đánh thức các cháu nhỏ dậy đi học. Chứ ngày bình thường thì ở tổ Rào Tre lu bu lắm. Để các cháu thức giấc đến lớp đúng giờ, hầu như sáng nào anh em trong tổ Rào Tre cũng phải cầm roi đi dọa dẫm. Trước khi đến trường, học sinh sẽ tập trung ở tổ Rào Tre để uống sữa, nhận xe đạp.

Hỏi sao lính biên phòng “ôm” hết việc, không giao cho phụ huynh làm giùm? Trung tá Tịnh cười méo, khẳng định đã thử nhiều lần, nhưng không khả thi vì “phụ huynh người đồng bào Chứt ngủ nướng còn hơn cả học sinh. Khi phát sữa về cho học sinh thì phụ huynh chỉ nhăm nhăm tìm cách… đổi lấy rượu uống!”.

Đưa đồng bào Chứt đến văn minh

Ở bản Rào Tre, đất đai có nhiều nhưng đồng bào Chứt không biết cách canh tác, nên mỗi năm Nhà nước phải hỗ trợ lương thực hết 6 tháng. Từ ngày tổ công tác Rào Tre đứng chân trên địa bàn, đồng bào Chứt mới bắt đầu biết đến cách trồng lúa, trồng ngô, chăn nuôi gia súc, gia cầm để có cái ăn.

Để giúp đỡ người dân, Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh đã phát động mỗi cán bộ chiến sĩ ủng hộ một ngày lương để làm kênh mương thủy lợi, đưa nước về ruộng ở cánh đồng Tò Vò. Hiện Rào Tre đã có 3,3 hecta lúa nước, 0,8 hecta đất hoa màu, 20 hecta đất trồng rừng… - một diện tích không đáng kể so với hơn 100 nhân khẩu.

“Ở bản Rào Tre, có được lúa, hoa màu, đất trồng rừng là điều vượt quá sức tưởng tượng” – ông Đinh Xuân Thường – Chủ tịch xã Hưng Liên, nhấn mạnh. “Các anh cứ xem đồng bào Chứt làm ruộng, làm hoa màu là biết. Không thì hình dung thế này cho dễ hiểu: Làm ruộng mà ở trong nhà ngó ra; thấy trâu ăn lúa không biết đuổi; đói còn không biết kêu nữa là…”.

Ông Thường phân tích những điều “vượt quá sức tưởng tượng” của đồng bào Chứt, rồi mời chúng tôi đi ra đồng. Thời điểm ấy vào tháng 5, khi ruộng lúa ở cánh đồng Tò Vò đang kỳ thu hoạch. Mấy chiến sĩ biên phòng là “quân chủ lực” từ gặt lúa, đập lúa, phơi lúa… cho đến lúc chở lúa đưa vào tận nhà dân. Đồng bào Chứt cũng có mặt ở ruộng. Tay cầm liềm, chân cũng đạp máy đập lúa, nhưng cứ lững thững, rủ rỉ như không phải việc của mình… Đó là chuyện của 2 tháng trước. 

Trung tá Dương Thanh Tịnh - tổ trưởng tổ công tác Rào Tre hướng dẫn cho đồng bào Chứt ngâm giống lúa 

Bây giờ trở lại Rào Tre, chúng tôi thấy trên đám ruộng mà thượng úy Phạm Bình Minh đã “thầu” gặt lúa vụ trước, chủ ruộng là Hồ Mẹt đã “tự giác” đến đặt vấn đề nhờ bộ đội dùng máy phay ruộng để chuẩn bị cho vụ mùa mới. Thượng úy Minh mừng như mở cờ trong bụng: “Mình làm có hiệu quả, để họ học theo. Cứ tập tành cho đồng bào từng chút, từng chút rồi thành nhiều chút, có ngày họ cũng tự làm được thôi”.

Leo lên chiếc máy phay, Hồ Mẹt được hướng dẫn tỉ mẫn cách khởi động máy, chạy máy rồi ra ngay mảnh ruộng của gia đình để thực hành… “Học cách làm ruộng cho tốt, rồi bộ đội cho thêm nương chuối nữa là giàu nhanh thôi” – thượng úy Minh động viên Hồ Mẹt.

Vì được Biên phòng bắt tay chỉ việc nhiều năm, nên đồng bào Chứt dần dà biết đến cách làm ra hạt lúa. Nếu ban đầu, người Chứt băn khoăn vì sao phải lấy hạt lúa để nuôi gà, trong khi người không có lúa để ăn; vì sao phải đuổi trâu bò không cho ăn hoa màu; vì sao trẻ em phải đến trường… thì bây giờ, họ đã phần nào tự trả lời được những câu hỏi đó. “Nhưng để đồng bào Chứt tự làm, tự ăn thì chưa được. Phải rèn luyện nhiều năm nữa” – trung tá Tịnh nói.

Cách nay mấy tháng, đồn Biên phòng trên địa bàn đã chung tay trồng được 1600 cây chuối cho đồng bào Chứt ở Rào Tre. Nhưng do thời tiết khắc nghiệt, chuối ngả vàng, nhiều cây bị chết khô. Ăn vội bát cơm tối, đại úy Nguyễn Nam Giang, bác sĩ quân y ở Tổ công tác cắm bản Rào Tre đã hấp tấp lấy dụng cụ đi lên nương để cứu chuối. Anh nói: “Nếu không có nước thì số chuối này chết hết.”

Trời đã tối, dưới ánh sáng của chiếc đèn pin, sáu đồng chí Biên phòng gánh từng xô nước ở con suối cạnh đó, tưới tắm cho những gốc chuối queo quắt vì nắng. Ở vùng biên này, nhiệt độ vào ban ngày quá cao, vì vậy phải đợi đêm xuống, mới chống hạn cho cây trồng được. Trung tá Tịnh giải thích rằng, công việc đã được lên lịch cụ thể, buổi tối từ 18h đến 20h, buổi sáng từ 4h đến 7h các đồng chí trong tổ luân phiên nhau lên nương để chống hạn cây trồng. Việc quá nhiều, nhưng nếu không làm kịp thì bao nhiêu công sức đổ sông đổ bể hết.

Đang gánh hai thùng nước lên lưng chừng con dốc, đại úy Giang nhận được tin ở bản có người bị ngộ độc thức ăn. Anh vội vã trở về tổ Rào Tre, cấp cứu cho bệnh nhân là một thanh niên người Chứt. Ở tổ công tác biên phòng cắm bản này, thành viên nào cũng thông thuộc đủ món nghề. Và nghề nào cũng chỉ với mục đích duy nhất là giúp đỡ đồng bào Chứt xích lại gần hơn với cuộc sống văn minh.

 

Hưng Thơ – Trần Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Nơi con cá nấu chín vẫn sặc mùi xăng

Hoàng Quân |

Con cá bắt dưới sông lên, nấu chín rồi mà vẫn sặc mùi xăng dầu. Ruộng đồng quánh bùn đỏ, cây lúa bị bó nghẹt rễ, năng suất chỉ còn lại 1/4. Bà con phải gạn từng khe nước bé tẹo teo để sản xuất nông nghiệp. Cá nuôi trong ao thì không lớn được. Đường sá nứt gãy, những ngày mưa là trẻ con bì bõm lội… đường nhựa đến trường. Bên xã “láng giềng”, bà con không dám lội qua sông, đàn trâu cũng mấy lần chết hụt vì bùn đỏ, thậm chí vì uống nước ô nhiễm mà còn bị sẩy thai (?!).

Nhiều người chết do “bệnh lạ” ở Quảng Nam: Khi tử thần là... hủ tục, mê tín, ô nhiễm môi trường

Thanh Hải |

Liên tiếp xảy ra 6 cái chết cùng một triệu chứng đau họng, sưng hạch cổ... và hàng chục người đồng loạt phát bệnh ở 2 làng đồng bào Bh'noong dưới chân đỉnh Ngọc Linh (xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, Quảng Nam) trong 2 tháng qua khiến người dân hoang man tột độ. Cơ quan chức năng bước đầu đã xác định nguyên nhân gây bệnh chết người có khả năng là “dịch bạch hầu”, nhưng đằng sau bệnh là những hủ tục lạc hậu, mê tín và nạn ô nhiễm môi trường…

“Vua tàu” Quảng Ngãi và chuyện “bỏ” hàng trăm triệu đồng để cứu người dưng trên biển

Hữu Nhân |

Ở Quảng Ngãi, ông Mai Xuân Thủy được mệnh danh là “Vua tàu” với đội tàu có lúc lên đến 14 chiếc vươn khơi đánh bắt hải sản, đồng thời là những cột mốc sống bảo vệ chủ quyền biển đảo. Đặc biệt, ông Thủy từng nhiều lần bỏ cả chuyến biển, chấp nhận lỗ hàng trăm triệu đồng để cứu giúp ngư dân bị nạn trên biển với quan niệm mạng người quan trọng hơn tiền bạc...

Ở nơi bác sĩ đưa phong bì cho... bệnh nhân

Khương Quỳnh - Minh Quân |

Trong khi bệnh nhân phải bỏ phong bì cho bác sĩ khi khám chữa bệnh đã trở thành thông lệ, đương nhiên của toàn xã hội thì ở xã đảo Thạnh An (Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh) lại có chuyện trái ngược: Bác sĩ phải bỏ phong bì cho… bệnh nhân khi khám chữa bệnh!

Gia tăng hoạt động giết mổ heo lậu vào dịp Tết

Nhóm PV |

TPHCM - Mặc dù đã được Báo Lao Động nhiều lần phản ánh về tình trạng giết mổ heo lậu, sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý, nhưng các điểm giết mổ lậu trên địa bàn phường 12, Quận Gò Vấp (TPHCM) vẫn tái vi phạm, hoạt động giết mổ heo lậu càng nhộn nhịp hơn vào những ngày cận Tết.

Trà Cổ: Làng biển hơn 500 năm tuổi nơi địa đầu tổ quốc

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Nằm ở mũi Sa Vĩ, làng biển Trà Cổ, TP. Móng Cái  tính đến nay đã hơn 500 năm tuổi. Kể từ khi về đây lập làng, người dân nơi đây đời nối tiếp đời đã viết lên câu chuyện của chính mình với những trầm tích văn hóa đặc sắc.

Chủ tịch Hà Nội kiểm tra trận địa pháo hoa khu vực hồ Hoàn Kiếm

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã đến kiểm tra công tác ứng trực lực lượng làm nhiệm vụ tại trận địa pháo hoa phục vụ nhân dân đêm Giao thừa tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm.

Một ngày dạo vòng quanh TPHCM - thành phố không ngủ

Chí Long |

Được mệnh danh là "thành phố không ngủ" của Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh ẩn chứa vô vàn điều bất ngờ, thú vị chờ du khách khám phá.

Nơi con cá nấu chín vẫn sặc mùi xăng

Hoàng Quân |

Con cá bắt dưới sông lên, nấu chín rồi mà vẫn sặc mùi xăng dầu. Ruộng đồng quánh bùn đỏ, cây lúa bị bó nghẹt rễ, năng suất chỉ còn lại 1/4. Bà con phải gạn từng khe nước bé tẹo teo để sản xuất nông nghiệp. Cá nuôi trong ao thì không lớn được. Đường sá nứt gãy, những ngày mưa là trẻ con bì bõm lội… đường nhựa đến trường. Bên xã “láng giềng”, bà con không dám lội qua sông, đàn trâu cũng mấy lần chết hụt vì bùn đỏ, thậm chí vì uống nước ô nhiễm mà còn bị sẩy thai (?!).

Nhiều người chết do “bệnh lạ” ở Quảng Nam: Khi tử thần là... hủ tục, mê tín, ô nhiễm môi trường

Thanh Hải |

Liên tiếp xảy ra 6 cái chết cùng một triệu chứng đau họng, sưng hạch cổ... và hàng chục người đồng loạt phát bệnh ở 2 làng đồng bào Bh'noong dưới chân đỉnh Ngọc Linh (xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, Quảng Nam) trong 2 tháng qua khiến người dân hoang man tột độ. Cơ quan chức năng bước đầu đã xác định nguyên nhân gây bệnh chết người có khả năng là “dịch bạch hầu”, nhưng đằng sau bệnh là những hủ tục lạc hậu, mê tín và nạn ô nhiễm môi trường…

“Vua tàu” Quảng Ngãi và chuyện “bỏ” hàng trăm triệu đồng để cứu người dưng trên biển

Hữu Nhân |

Ở Quảng Ngãi, ông Mai Xuân Thủy được mệnh danh là “Vua tàu” với đội tàu có lúc lên đến 14 chiếc vươn khơi đánh bắt hải sản, đồng thời là những cột mốc sống bảo vệ chủ quyền biển đảo. Đặc biệt, ông Thủy từng nhiều lần bỏ cả chuyến biển, chấp nhận lỗ hàng trăm triệu đồng để cứu giúp ngư dân bị nạn trên biển với quan niệm mạng người quan trọng hơn tiền bạc...

Ở nơi bác sĩ đưa phong bì cho... bệnh nhân

Khương Quỳnh - Minh Quân |

Trong khi bệnh nhân phải bỏ phong bì cho bác sĩ khi khám chữa bệnh đã trở thành thông lệ, đương nhiên của toàn xã hội thì ở xã đảo Thạnh An (Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh) lại có chuyện trái ngược: Bác sĩ phải bỏ phong bì cho… bệnh nhân khi khám chữa bệnh!