Hoàng Sa sắp có dân

Thanh Hải - Phước Tín |

Nếu đề xuất đưa 2 phường Thọ Quang, Mân Thái thuộc quận Sơn Trà nhập vào huyện đảo Hoàng Sa của Đà Nẵng được đồng ý, huyện Hoàng Sa sẽ có đất, có dân và có bộ máy chính quyền thực thụ.

Điều này sẽ nâng cao hiệu lực chính quyền, có điều kiện tăng cường đấu tranh chính trị, tăng sức mạnh ngoại giao, hướng đến mục tiêu khẳng định quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo đối với Hoàng Sa của Việt Nam...

Thời điểm chín muồi

Sáng 8.7, tại kỳ họp thứ 14, HĐND TP.Đà Nẵng khoá VIII, ông Nguyễn Đăng Hải, Phó Chủ tịch thường trực UBMTTQ VN TP.Đà Nẵng đưa ra đề xuất tách 2 phường Thọ Quang và Mân Thái thuộc quận Sơn Trà để nhập vào huyện đảo Hoàng Sa. Theo ông Hải, đây là ước nguyệt từ lâu của nhân dân cũng như của chính quyền địa phương, tuy nhiên do vướng vào các cơ sở pháp lý nên chưa thực hiện được.

Sắp tới, đầu năm 2016, khi luật Tổ chức chính quyền địa phương có hiệu lực, theo đó tái lập tổ chức HĐND cấp quận huyện, buộc huyện đảo Hoàng Sa phải có nhân dân thì mới bầu ra được HĐND, chính quyền UBND, chủ tịch… Đây là cơ hội, thời điểm chín mùi để đặt ra vấn đề "cắt" một phần đất liền nhập vào huyện đảo Hoàng Sa.

Ông Hải nói: “Đà Nẵng vinh dự được Trung ương giao phó quản lý huyện đảo Hoàng Sa, một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc. Đây là vinh dự to lớn và trách nhiệm cũng nặng nề. Từ trước đến nay, chính quyền Đà Nẵng đã cố gắng làm hết sức mình để bảo vệ chủ quyền biển đảo nói chung, trong đó có Hoàng Sa bằng những việc làm cụ thể như sưu tầm hiện vật, bản đồ khẳng định chủ Hoàng Sa, ra mắt chính quyền, các hoạt động triển lãm, tuyên truyền trong nước, đấu tranh ngoại giao... 

Nhưng đến nay, quần đảo Hoàng Sa vẫn bị Trung Quốc cưỡng chiếm bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp đạo lý. Điều đó cho thấy trách nhiệm đòi lại chủ quyền đặt ra càng lúc càng lớn hơn đối với chính quyền và nhân dân TP Đà Nẵng. Nhân luật Tổ chức chính quyền địa phương có hiệu lực từ ngày 1.1.2016, tôi mong muốn Đà Nẵng đưa hai phường trên vào Hoàng Sa, kéo Hoàng Sa về với đất liền. Đây là việc làm hết sức ý nghĩa mà chính quyền Đà Nẵng cần quan tâm để khẳng định chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam”.

Hai phường Thọ Quang, Mân Thái hội đủ các điều kiện để có thể sát nhập với huyện đảo Hoàng Sa  

Đại biểu HĐND khác của thành phố Đà Nẵng, bà Nguyễn Thị Anh Đào nói thêm: “Nếu tách được các phường đó vào huyện đảo Hoàng Sa, nhân dân rất mừng. Vì về tương lai, việc sáp nhập sẽ tạo sự phát triển kinh tế biển mạnh mẽ, đặc biệt là cơ hội phát triển du lịch biển. Đây cũng là ước vọng của nhân dân".

Gám đốc Sở Nội vụ, kiêm Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa, ông Võ Công Chánh cho biết, thực ra, từ  năm 2003, ông Trần Thọ, Trưởng ban Tổ chức chính quyền TP Đà Nẵng lúc đó đã trình Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng-Huỳnh Năm đề án tăng cường quản lý nhà nước đối với huyện đảo Hoàng Sa. Trong đó đề nghị “cắt” 2 phường này để nhập vào huyện Hoàng Sa.

Ngay năm 2003, UBND TP.Đà Nẵng đã chính thức đề xuất Ban biên giới, Bộ Ngoại giao, Chính phủ cho phép tách phường Thọ Quang ra làm 2 phường, thêm phường Mân Thái để hình thành huyện đảo Hoàng Sa, nhưng chưa thực hiện được vì nhiều lý do.

Cách đây 2 tuần, Sở Nội vụ cũng chủ động làm việc với Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng về vấn đề này. Ông Thăng có giao tôi về bàn với Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, Chủ tịch UBND TP tính toán dần phương án cho phù hợp…” 

Khát vọng của toàn dân

Nhận được thông tin về đề xuất trên của đại biểu HĐND, ông Đặng Công Ngữ, nguyên Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa (trong năm 5, 2009-2014) không giấu được vui mừng, xúc động. Ông gói gọn tâm trạng mình bởi 2 từ: “Hạnh phúc”.

Ông nói, đây là mong ước của nhiều người, của nhân dân cả nước nói chung và nhân dân Đà Nẵng nói riêng. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương, khi bỏ việc thí điểm không tổ chức HĐND cấp quận huyện, thì UBND huyện đảo Hoàng Sa buộc phải có dân mới tồn tại. Vì vậy đề xuất này đúng thời điểm cần thiết.

Khi được thông qua, huyện đảo Hoàng Sa sẽ được xác lập lại, sẽ có trụ sở, có dân, có điều kiện để tổ chức bộ máy chính quyền hoàn chỉnh, là một thực thể với đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, để công tác quản lý nhà nước được rõ ràng. Đặc biệt, khi có bộ máy chính quyền thực thụ, huyện Hoàng Sa sẽ có thêm nhiều điều kiện để giúp đỡ nhân dân, đặc biệt là ngư dân đánh bắt hải sản trên vùng biển Hoàng Sa.

Tàu cá Việt Nam (trái) và tàu Trung Quốc trên vùng biển Hoàng Sa 

Đã có thời điểm, khi đề xuất “cắt” một phần đất liền ở quận Sơn Trà sát nhập huyện Đảo Hoàng Sa chưa hiện thực, nhiều nhân sĩ, trí thức cả nước lẫn chính quyền UBND huyện Hoàng Sa đã từng có ý định “thu nhận” công dân danh dự của Hoàng Sa, và hàng triệu người đã hưởng ứng với ý tưởng này.

Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội TP.Đà Nẵng cho biết, việc đề xuất tách 2 phường thuộc quận Sơn Trà để nhập vào huyện đảo Hoàng Sa không phải là ý tưởng mới. Trước đây, từ thời Ngô Đình Diệm, một phần huyện đảo Hoàng Sa đã có trong lục địa, đó là xã Định Hải thuộc quận Hoà Vang. Bây giờ xác lập lại là sự cần thiết. Theo TS Sơn, việc đưa 2 phường Thọ Quang và Mân Thái sát nhập, trở thành đơn vị hành chính cấp xã, trực thuộc huyện đảo Hoàng Sa có ý nghĩa to lớn cả về thực tiễn lẫn ý nghĩa chính trị.

Thực tế, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng hoàn toàn từ tháng 1.1974. Vì vậy, từ sau ngày giải phóng, cho dù chúng ta đã tái thành lập UBND huyện đảo Hoàng Sa, có Chủ tịch UBND huyện, nhưng không hoàn chỉnh về bộ máy hành chính, vì không có đất, không có dân.

Sẽ không còn “đứng trong bờ nói chuyện ngoài đảo”

Theo luật pháp và công ước quốc tế, nếu liên tiếp trong vòng 50 năm, quốc gia không lên tiếng, không tuyên bố, không có động thái xác lập chủ quyền đối vùng đất bị nước khác chiếm đóng, thì vùng đất đó sẽ không được công nhận.

Vì vậy, để duy trì các hoạt động đấu tranh khẳng định chủ quyền biển đảo đối với Hoàng Sa, chúng ta chấp nhận mô hình tổ chức hành chính theo hình thức biểu trưng như hiện tại. Điều này đã từng bị một số đồng bào không hiểu, cho rằng chúng ta đứng trong bờ mà nói chuyện ngoài đảo là vô nghĩa.

Cho ên, việc lấy một phần đất trong lục địa, ghép với quần đảo Hoàng Sa để đơn vị hành chính này có đất, có dân là phù hợp với luật pháp hiện hành, có điều kiện xây dựng một chính quyền thực sự. Có tổ chức HĐND, UBND, có các hoạt động dân sự thực sự…

Và đương nhiên, với việc hình thành cơ quan hành chính huyện đảo trên đất liền này sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động đấu tranh khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa trong tương lai. Điều đó cũng thể hiện rõ quyết tâm của nhà nước trong việc theo đuổi mục tiêu khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Chủ tịch Hội sử học TP.Đà Nẵng, ông Bùi Văn Tiếng rất vui mừng trước đề xuất này của Đại biểu HĐND TP.Đà Nẵng. Ông Tiếng cho rằng đây là bước tiến triển đáng khích lệ, bởi ý định này đã từng được Đà Nẵng nung nấu, đề xuất nhiều lần nhưng chưa thành hiện thực.

Động thái này nhằm tạo ra một chính quyền hiệu lực. Có được bộ máy chính quyền thực thụ, sẽ tăng thêm hiệu lực để đấu tranh chính trị, tăng sức mạnh ngoại giao lên rất nhiều cho huyện Hoàng Sa, cho Việt Nam.

Theo ông Tiếng, 2 phường Thọ Quang, Mân Thái là địa phương ven biển, có ngư dân sống bằng nghề chài lưới, đi biển, đánh bắt tại vùng biển Hoàng Sa. Tại phường còn có cảng biển, bến cá, có hải quân, bộ đội biên phòng… Tất cả các điểm này hội đủ điều kiện để thành lập huyện đảo Hoàng Sa có đất liền gắn với quần đảo ngoài biển khơi.

 

 

Thanh Hải - Phước Tín
TIN LIÊN QUAN

Khánh Hoà đón đoàn khách du lịch Trung Quốc đầu tiên năm Quý Mão

Thanh Hương |

Từ Thành Đô (Tứ Xuyên, Trung Quốc), du khách Trung Quốc trên chuyến bay thẳng của Vietjet đã “xông đất” sân bay quốc tế Cam Ranh (Nha Trang, Khánh Hoà) rạng sáng ngày mùng 2 Tết Nguyên đán.

Nguyễn Huy Hoàng: Gạt làn nước xanh vươn tới đỉnh cao

HOÀI VIỆT |

Năm 2022 đã khép lại và nam tuyển thủ bơi lội Nguyễn Huy Hoàng đã bước vào chu kỳ tập luyện mới của năm 2023. Không thể phủ nhận, Huy Hoàng là gương mặt thành công nhất của thể thao Việt Nam ở năm đã qua. Tuy nhiên, bản thân chàng vận động viên bơi của thể thao Quảng Bình và Đội tuyển bơi Việt Nam vẫn khá dè dặt, rằng mình vẫn phải tiếp tục nỗ lực hướng đến các đỉnh cao của năm 2023 đầy quan trọng.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói về ba bài học chính sách tiền tệ

Hương Nguyễn |

Năm mới 2023 với những mục tiêu, thách thức mới, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những quan điểm điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.

Những nhịp chèo đua thuyền dậy sóng sông Cà Ty, Phan Thiết mùng 2 Tết

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Cà Ty là nét văn hóa riêng biệt của người dân TP. Phan Thiết vào chiều mùng 2 Tết hằng năm. Năm nay có 9 đội đến từ các xã, phường có ngư dân đi biển ở TP.Phan Thiết. Trong tiếng reo hò cổ vũ của người dân, du khách đứng chật kín 2 bên bờ sông, các vận động viên ra sức chèo dậy sóng sông Cà Ty.

Gánh nặng vô hình của lì xì

ANH HUY |

Mỗi khi Tết đến, có lẽ không ít người cảm thấy lo lắng và đau đầu, phải tính toán liệu lương, thưởng có đủ trang trải cho lì xì. Từ đó, lì xì trở thành một gánh nặng vô hình tùy vào thu nhập từng người.

Khách du lịch ùn ùn đổ về các khu, điểm du lịch ở Ninh Bình dịp Tết Quý Mão

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Trong 4 ngày nghỉ Tết Nguyên đán 2023 (từ ngày 29 đến ngày mùng 2 Tết) các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã đón hơn 8,5 vạn lượt khách du lịch, tăng gấp 7 lần so với dịp Tết Nguyên đán 2022.

An Giang: Giám sát 556 cơ sở kinh doanh xăng dầu

Thành Nhân |

Các Đội Quản lý thị trường của tỉnh An Giang đã tổ chức giám sát 556 cơ sở kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn. Trong đó, có 555 cơ sở đang hoạt động, còn 1 cơ sở hết xăng, dầu nhưng vẫn mở cửa hoạt động.

Trực Tết tại bệnh viện: Niềm hạnh phúc không phải nghề nào cũng có

Thuỳ Linh - Đức Mạnh |

Với những y sĩ phải trực Tết, gia đình họ sẽ phải chịu thiệt thòi vì tình thương và trách nhiệm giờ đây phải sẻ nửa cho những bệnh nhân và xã hội ngoài kia.