“Cạp” chữ mà ăn

Linh Phạm |

Khi đăng ký tài khoản ở các website, mạng xã hội, người dùng bắt buộc phải vượt qua một đoạn chữ méo mó, biến dạng gọi là captcha để xác thực “tôi không phải là robot”. Ít người biết rằng, rất nhiều bạn trẻ đang kiếm sống bằng cách gõ 1.000 đoạn captcha như vậy để nhận thù lao… 20.000 đồng. Giới kiếm tiền trên mạng (MMO) thường gọi catpcha là “cạp”. Nếu bạn là sinh viên muốn kiếm thêm thu nhập, hoặc đã tốt nghiệp nhưng chưa có việc làm thì có thể lên mạng… “cạp” chữ mà ăn.

“Bèo” như “cạp”

Captcha là phương thức phổ biến nhất hiện nay để xác thực người dùng truy cập vào trang web. Để phục vụ cho các dự án công nghệ thông tin (phần lớn là tấn công trái phép vào các website), nhiều tổ chức thuê người gõ captcha với thù lao khoảng 1USD cho 1.000 captcha. Trên thế giới, đội quân gõ captcha tập trung ở những nước có nguồn lao động giá rẻ dồi dào như Ấn Độ, Trung Quốc…

Không rõ nghề gõ captcha gia nhập vào Việt Nam khi nào, nhưng hiện nay captcha đang là nghề tay trái của không ít bạn trẻ. Trên các diễn đàn kiếm tiền trên mạng, captcha là một thư mục thu hút đông đảo các newbie (người mới vào nghề) thảo luận. N.T.T, cựu sinh viên ngành công nghệ thông tin ở một trường đại học tại Quảng Ngãi có thâm niên gõ catpcha 4 năm, T đến với nghề captcha khi vào đại học 2 năm. “Mình gõ từ khóa kiếm tiền trên mạng và tìm ra cách này để kiếm tiền, thời gian đầu mình gõ rất chậm, mất 1 buổi mới gõ xong 1.000 cap, bây giờ mình gõ được trung bình 6.000 - 8.000 cap một ngày”, T nói khi đang múa ngón tay trên bàn phím nhanh như gió.

Bố mẹ T làm nông với thu nhập ít ỏi và anh phải tự bươn chải để xoay xở ra các khoản tiền cho việc học và chi tiêu hằng ngày. “Thời gian đầu mình làm thêm ở quán càphê nhưng lương chỉ 800.000đ/tháng, gõ captcha thì khá hơn”, T chia sẻ. Sau một thời gian “cạp” chữ kiếm tiền, T chỉ nghề cho các bạn cũng đang tìm cách kiếm tiền trên mạng như anh, trong số đó nhiều người vẫn đang tiếp tục “cạp” chữ kiếm sống qua ngày, một số khác “bỏ nghề” vì không chịu nổi việc ngồi gõ chữ cả ngày trên máy tính.

Ở một diễn đàn kiếm tiền trên mạng, các bạn trẻ đang là sinh viên ở TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội… lập các chủ đề về captcha, các câu hỏi thường gặp là: Gõ captcha ở server (trang chủ) nào thì tốt nhất, dự án captcha này có lừa đảo hay không, có soft (phần mềm tải được nhiều captcha) nào miễn phí không? Để xả stress sau những giờ “cạp” đầy căng thẳng, có diễn đàn từng mở thư mục cho các thành viên… làm thơ về captcha hoặc “chém gió” cho khuây khỏa.

Nghề hành xác

Người dùng Internet hẳn đã từng bị buộc gõ đi gõ lại một đoạn captcha để đúng theo yêu cầu, khi các ký tự trên captcha bị biến dạng như giun thì xác suất gõ nhầm là rất cao. Nói vậy để thấy rằng việc gõ 1.000 captcha để kiếm 20.000 đồng không hề đơn giản, bạn có thể đánh hàng chục trang văn bản trong một giờ nhưng có khi chỉ gõ được 200 đoạn captcha với khoảng thời gian như vậy. Theo P.T.N, sinh viên một trường đại học ở Đà Nẵng, công việc gõ captcha đòi hỏi tính kiên nhẫn và kỷ luật cao, không thể “cạp” đạt năng suất nếu vừa “cạp” vừa chat, lướt web, xem phim… chơi game thì càng không. Tuy vậy vì nhiều lý do mà lực lượng gõ captcha ở Việt Nam càng tăng lên, điều này đặt ra những thách thức mới.

Nhân công dồi dào trong khi công việc bị giới hạn kéo theo lương giảm, tỉ lệ 1USD/1.000 captcha bị nhiều trang hạ xuống còn 0,8 - 0,7 USD/1.000 captcha (0,7$/1.000). Càng về sau, các đoạn captcha có số chữ càng dài hơn, các chủ dự án còn đưa ra các đoạn captcha “siêu biến dạng” mà dân trong nghề gọi là “code bác sĩ”. Đây là chiêu trò để tăng xác suất gõ sai, nếu tỉ lệ sai cao người gõ sẽ bị trừ tiền… đôi khi là toàn bộ công sức bỏ ra. “Kể cả khi có thể gõ 1.000 captcha trong một giờ thì vẫn không có captcha mà gõ liên tục”, N nói sau một lúc chờ đợi mà không có captcha nào tải về máy. Anh giải thích: “Cũng như công việc lúc còn nhiều thì phải làm nhanh, lúc không có thì chủ lao động chỉ giao việc nhỏ giọt như thế này”.

Hiện dự án captcha mà N đang tham gia tải về nhiều captcha vào ban đêm và anh thường xuyên phải thức đêm để kiếm nhiều tiền. Gõ phím hàng giờ, thiếu ngủ liên tục, N cho biết thỉnh thoảng anh có dấu hiệu mệt mỏi, choáng váng, mất thăng bằng… “Các đầu ngón tay tiếp xúc nhiều với bàn phím sẽ ảnh hưởng đến thần kinh, ngoài ra ngồi nhiều, ít vận động sẽ ảnh hưởng đến cột sống, mắt thì luôn phải căng ra. Mình nghĩ về sau sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nhưng phải cố thôi” - N trải lòng.

 

 

Cạm bẫy và trả giá

Captcha được coi là “nghề” ít bị scam (lừa đảo) nhất trong những cách kiếm tiền trên mạng, nhưng nguy cơ ít không đồng nghĩa với rủi ro bằng không. Các dự án captcha sử dụng phương thức thanh toán bằng tiền ảo như LR, WMZ, Perfect, Money, Payza… Khi mà hành lang pháp lý để quản lý các loại tiền tệ này còn lỏng lẻo thì rủi ro trong thanh toán có thể xảy ra.

Tháng 5.2013, hệ thống tiền ảo Liberty Reserve bị đánh sập, chủ của nó bị bắt vì cáo buộc liên quan đến các hoạt động phạm pháp và rửa tiền. Đây là cú sốc với cộng đồng kiếm tiền trên mạng. Một lượng tiền ảo lớn của các thành viên lưu trữ trên Liberty Reserve đã tan thành mây khói. Đối với các dân mạng gõ captcha, vốn thường được xếp hạng “người nghèo” thì tình thế càng thê thảm hơn khi mất đi toàn bộ bao công sức chắt chiu.

Cú sốc Liberty Reserve một lần nữa khẳng định rằng không có gì đảm bảo nếu tham gia vào các hoạt động mờ ám trên Internet. Nhưng một khi bài toán việc làm cho thanh niên đang nan giải thì từ khóa “kiếm tiền trên mạng” càng được nhiều người tìm hơn. Kết quả cho từ khóa này là những quảng cáo cực kỳ hấp dẫn. Trên các website việc làm, công việc gõ captcha được khéo léo ngụy trang dưới cái tên có vẻ “sang trọng” là “nhập liệu văn bản”.

Xin ví dụ về một quảng cáo tuyển dụng gõ captcha: “Chỉ cần bỏ ra 2-3 giờ một ngày với công việc nhập liệu văn bản, mỗi tuần bạn có thể kiếm 600.000-1 triệu đồng, ứng viên dự tuyển không cần bằng cấp, công ty tuyển không hạn chế số lượng”. Nhiều người trẻ thất nghiệp đang bơi giữa dòng đọc được bản tin này như chết đuối vớ được cọc, nếu không hiểu rõ sẽ dễ dàng lao vào ứng tuyển với một tâm thế hồi hộp, mong chờ. Kết quả khiến nhiều người thất vọng khi cả tuần mới gõ được 1.000 captcha và được trả 20.000 đồng, tương đương với một bát bún ăn sáng. Không thể theo đuổi để “nâng tay nghề” gõ captcha với “đồng lương” ốm đói như vậy, nhất là khi bạn không hiểu rõ ngọn ngành. Bi đát hơn, một số công ty tuyển nhân viên gõ captcha đã dùng thủ đoạn lừa đảo các ứng viên. Một phóng sự điều tra do VTV thực hiện trong năm 2014 đã phơi bày ra ánh sáng việc Công ty Cửu Long Giang (quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh) yêu cầu các ứng viên nộp 155.000 đồng mua phần mềm gõ captcha trong lúc ứng tuyển, để rồi khi được “nhận vào” công ty thì nhiều người mới vỡ lẽ đây chỉ là chiêu trò “dụ” thật nhiều ứng viên để thu tiền.

N.T.T, nhân vật đầu bài viết này hiện đã tốt nghiệp đại học một năm nhưng vẫn chưa tìm được việc làm, từ nghề tay trái, captcha đã thành nghề tay phải của anh. “Gõ captcha vẫn đủ sống, khá hơn đi làm thuê ở ngoài. Không phải ai gõ captcha cũng nghèo, có một số anh em kiếm được 9 - 10 triệu captcha. Nhưng nghĩ đến thời gian bỏ ra, nghĩ đến công sức học đại học 4 năm thì thật là uổng phí” - T tiếc nuối.

Captcha cùng những mặt trái và cạm bẫy liên quan tới nó, vẫn sẽ là lựa chọn của T, cũng như đã và sẽ là lựa chọn của nhiều bạn trẻ khác. Câu chuyện ở đây vẫn là sự bức thiết về nhu cầu việc làm cho lao động trẻ và một lời giải hợp lý cho bài toán đó.

 

 

 

 

 

Linh Phạm
TIN LIÊN QUAN

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Phố cây cảnh vắng khách, sức mua chỉ bằng 30% so với năm ngoái

Thiện Nhân - Thùy Dương |

Theo nhiều nhà vườn, năm nay cây cảnh được giá nhưng tiêu thụ chậm hơn mọi năm, sức mua của người dân chỉ khoảng 30% so với năm ngoài.