Bao giờ hết ám ảnh đường ngang?

Nhiệt Băng - Trần Hóa - Hữu Long |

Chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình và công điện của Ủy ban ATGT Quốc gia về giải pháp cấp bách kéo giảm tai nạn đường ngang qua đường sắt “chưa nguội” thì vụ tai nạn đường sắt xảy ra vào chiều 20.2 ở xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) đã cướp đi 3 mạng người, 4 người bị thương.
Rồi vào ngày 22.2, một bé trai 30 tháng tuổi đi một mình qua đường ngang dân sinh (do người dân tự mở) trên tuyến đường sắt Bắc - Nam (đoạn qua phường Thủy Phù, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế) cũng bị tàu hỏa cán tử vong. Liên tiếp những cái chết “cộng dồn” thế này xảy ra tại các điểm giao cắt trên đường sắt Bắc - Nam, mà đặc biệt là đường ngang dân sinh không cảnh giới, không gác chắn - đau thương không kém gì so với hậu quả của thiên tai, lũ lụt. Câu hỏi đặt ra là bao giờ vấn đề “tồn tại của lịch sử” này được giải quyết dứt điểm, không còn là nỗi ám ảnh của bao gia đình, người dân?

Mặc nhiên tồn tại

Thống kê của Ban ATGT TP. Đà Nẵng cho biết, trên địa bàn hiện có 32 đường ngang hợp pháp, 28 đường ngang dân sinh, trong đó có 13 điểm chốt có người gác chắn do địa phương tổ chức quản lý. Tuy nhiên, đó chỉ là số liệu thống kê chưa đầy đủ. Thực tế, tại Đà Nẵng vẫn có nhiều tuyến đường ngang dân sinh do người dân tự mở không có gác chắn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông (TNGT) cao.

Tuyến đường sắt chạy song song với Trường Chinh (đoạn qua quận Cẩm Lệ) là một trong những điểm nóng về giao thông đường sắt khi nơi đây hiện có 5 chốt gác do chính quyền địa phương quản lý và 1 chốt tự phát. Ông Đỗ Thành (nhân viên gác chốt tại Km 794 + 064) nêu thực tế, mặc dù đoạn đường Trường Chinh có 5 điểm gác chốt nhưng chỉ có 2 điểm chốt là điểm đầu và cuối có nhân viên gác chốt cả ngày, riêng 3 chốt còn lại chỉ gác chắn vào ban ngày còn ban đêm không có người.

“Đầu năm 2017, tại đường ngang dân sinh thuộc Km 794 +700 trên địa bàn xảy ra một vụ tai nạn giữa tàu hỏa và một phụ nữ điều khiển xe máy. Rất may vụ tai nạn không để lại hậu quả nghiêm trọng nhưng từ lâu, nhiều chốt gác trên đường Trường Chinh buổi tối không có nhân viên trực. Điều này rất nguy hiểm cho người dân tham gia giao thông. Chúng tôi kiến nghị chính quyền địa phương tổ chức cử nhân viên bám chốt 24/24h để đảm bảo an toàn cho người dân” - ông Thành nói.

Tại khu vực tổ 31, phường Hòa An (quận Cẩm Lệ), đường ngang dân sinh bất hợp pháp vẫn vô tư mọc lên. Người dân sử dụng thang, gạch đá tạo lối đi băng ngang một cách vô tội vạ. Thậm chí, có nhiều đoạn người dân còn phá bỏ tuyến gạch của hàng rào ngăn cách giữa đường quốc lộ và đường sắt để tạo điều kiện thuận lợi cho di chuyển.

“Nguyên nhân của tình trạng đường ngang dân sinh trái phép vẫn tồn tại là do người dân địa phương ngại di chuyển một khoảng cách dài từ chốt gác này đến chốt gác khác. Và cũng có không ít người chỉ vì mong muốn qua đường nhanh chóng để đón xe trên quốc lộ. Việc băng qua đường trái phép này rất nguy hiểm, đã có không ít vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra” - ông Trương Ngọc Trinh (người dân tổ 31, phường Hòa An) cho biết.

Bà Lê Thị Ngọc Thủy - Chủ tịch UBND phường Hòa An thừa nhận, trước đây trên địa bàn phường vẫn tồn tại các đường ngang dân sinh tự phát nhưng chính quyền sở tại đã vận động người dân phá bỏ những đường ngang này. “Hiện chúng tôi chưa ghi nhận được tình trạng đường ngang dân sinh trái phép trên địa bàn. Tuy nhiên, qua báo chí chúng tôi sẽ cử cán bộ xuống kiểm tra và chấn chỉnh tình trạng này ngay” - bà Thủy thông tin.

Theo ông Nguyễn Thanh Sang - Phó GĐ chi nhánh khai thác đường sắt Nghĩa Bình, hiện tại trên địa bàn Quảng Ngãi có 15 đường ngang có người gác, 6 đường ngang cảnh báo tự động, 7 đường ngang cảnh báo tự động có cần chắn tự động, 9 đường ngang có biển báo và 37 đường ngang dân sinh. “Riêng đối với 37 đường ngang dân sinh, vào những ngày lễ tết, chúng tôi phải cắt cử người đến chốt gác nhằm tránh sự cố đáng tiếc xảy ra. Trong tuần tới đây, khu vực Quảng Ngãi và Bình Định chúng tôi sẽ lập một tổ chức liên ngành đến từng điểm đường ngang để kiểm tra xem đoạn đường ấy có đảm bảo an toàn không, có đầy đủ biển báo không, đường ngang nào cần nâng cấp lên để thành có người gác hoặc cần chắn tự động. Đồng thời tiến hành đóng các đường ngang dân sinh, mở đường gom ở hai bên đường sắt” - ông Sang cho hay.

Tính đến tháng 8.2016, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có khoảng 250 điểm giao cắt đồng mức giữa đường bộ và đường sắt, trong đó có khoảng 155 điểm đường ngang dân sinh bất hợp pháp. Bà Hoàng Thị Minh (trú TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) cho rằng nguyên nhân không cần nói cũng biết là người dân lén lút mở đường ngang dân sinh vì ngại đi đường xa khi đi từ các khu dân cư ra quốc lộ. “Người dân chưa nâng cao ý thức trong việc đi lại nhưng theo tôi, chính quyền địa phương, đơn vị quản lý đường sắt cần phải kiên quyết hơn nữa nếu không muốn những vụ tai nạn thương tâm tiếp tục xảy ra” - bà Minh nói.

Kiên quyết xử lý trách nhiệm người đứng đầu

Ông Đặng Quang Sơn - Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, để phòng ngừa ngăn chặn và hạn chế các vụ tai nạn đường sắt tương tự đã xảy ra ở các tỉnh, Ban ATGT tỉnh đã đề nghị Sở GTVT, Công an tỉnh và các Ban ATGT các huyện, thành phố có đường sắt đi qua, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, pháp luật về trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là các quy tắc tại các điểm giao cắt giữa đường sắt và đường bộ.

Đồng thời, các đơn vị nói trên phối hợp với Cty quản lý đường sắt Nghĩa Bình tổ chức kiểm tra toàn bộ các điều kiện an toàn kỹ thuật tại các nút giao cắt giữa đường bộ với đường sắt như hệ thống biển báo, cọc tiêu, đặc biệt tháo dỡ các vật cản khuất tầm nhìn…

Kiểm tra và đóng ngay các đường dân sinh cắt giao với đường sắt do người dân tự mở. Đồng thời yêu cầu UBND các xã, phường, thị trấn có đường sắt đi qua thường xuyên kiểm tra, tuyên truyền cho nhân dân sống dọc tuyến đường sắt không được tự ý mở đường dân sinh. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy tắc giao thông tại các đường ngang, ngăn chặn kịp thời các vụ tai nạn giao thông đáng tiếc.

Thực hiện công điện số 3 của Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản chỉ đạo chủ tịch UBND huyện, thành phố có đường sắt đi qua chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, phối hợp với các đơn vị chức năng khẩn trương kiểm tra các đường ngang trái phép qua đường sắt để có biện pháp xử lý.

“Địa phương nào để phát sinh đường ngang trái phép qua đường sắt thì chủ tịch UBND huyện, thành phố đó sẽ bị xem xét trách nhiệm theo quy định” - văn bản cho hay. Theo UBND tỉnh Ninh Thuận, thực hiện QĐ của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 - 2020, tỉnh đã giao Sở GTVT (Thường trực Ban ATGT tỉnh) có kế hoạch cụ thể xóa bỏ các đường ngang dân sinh trái phép qua đường sắt.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam, tỉnh này cương quyết chấm dứt việc phát sinh đường ngang trái phép; kịp thời tổ chức kiểm tra, phát hiện, đề xuất xử lý trách nhiệm người đứng đầu đơn vị, địa phương có liên quan nếu để xảy ra phát sinh đường ngang dân sinh trái phép.

Ông Nam chỉ đạo Sở GTVT, UBND các huyện, thành phố tăng cường phối hợp, trao đổi, đề nghị Cty CP đường sắt Thuận Hải kịp thời cung cấp lịch trình chạy tàu để tổ chức cảnh giới, đảm bảo an toàn giao thông đường sắt theo quy định.

Còn tại Khánh Hòa, ông Trương Công Định - GĐ Sở GTVT tỉnh cho biết, hiện nay thực hiện quy chế phối hợp Bộ GTVT và UBND tỉnh về xử lý giao cắt giữa đường bộ - đường sắt, Sở GTVT và Cty đường sắt Phú Khánh tiến hành thu hẹp đường dân sinh và đóng một số đường.

“Vừa rồi, UBND tỉnh đã bố trí kinh phí cảnh giới các đường ngang nguy hiểm gần 1,4 tỉ đồng cho các huyện, thành phố, thị xã. Về đường bộ, chúng tôi lắp đặt gờ giảm tốc, vạch dừng và cắm một số biển báo. Hiện nay chúng tôi kiên quyết không để tái phát đường ngang dân sinh trái phép trên cơ sở quy trách nhiệm đơn vị quản lý và chỉ thu hẹp lại” - ông Định nói.
Nhiệt Băng - Trần Hóa - Hữu Long
TIN LIÊN QUAN

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Khách Trung Quốc đổ xô đặt tour nước ngoài dịp Tết Nguyên đán

Thúy Ngọc |

Dịp Tết Nguyên đán, yêu cầu đặt tour dịch vụ du lịch của khách Trung Quốc đến khu vực Đông Nam Á tăng 1026% so với cùng kỳ năm ngoái.