Phóng sự dự thi:

“Bác Lĩnh” của dân đảo

Khương Quỳnh |

“28 năm dài sống trên đảo Phú Quý xa xôi, khổ quá và nhớ vợ, nhớ con quá, có những lần nhìn con tàu chở dân vào đất liền, lòng tôi cũng vụng trộm ý định trở về quê. Nhưng về thế nào được…”. Bởi 3 lần ông muốn về là 3 lần toàn bộ người dân huyện đảo Phú Quý âm thầm gửi “tâm thư” lên Sở Y tế Bình Thuận với lời cầu xin khẩn thiết: “Xin giữ bác sĩ Lĩnh ở lại với chúng tôi”.
Ca mổ nhớ đời

“Bác Lĩnh”, theo cách gọi của bà con, có tên đầy đủ là Bùi Đình Lĩnh, quê ở Kiến Xương (Thái Bình), nhưng gần cả cuộc đời, vị bác sĩ 57 tuổi này chỉ “loanh quanh”, gắn bó với cái Bệnh viện huyện đảo Phú Quý ở Bình Thuận, từ ngày nó còn là một trạm xá lợp tôn xập xệ, không điện, không thiết bị cho đến một bệnh viện khang trang, rộng rãi, đủ trang thiết bị hiện đại như hôm nay và trở thành giám đốc. 

Ông kể, hồi mới về đảo Phú Quý nhận việc, bệnh viện khi ấy rộng chưa đến 300m2, bao gồm 1 khu tập thể và 2 phòng điều trị. Phòng điều trị không hề có một thiết bị máy móc nào ngoài... ống nghe và nhiệt kế.  “Tôi chỉ biết dựa vào những dấu hiệu lâm sàng mà chẩn đoán bệnh. Có những ca phải theo dõi sát sao, từng cử chỉ mới biết người đó bị bệnh gì. Khám như vậy mấy chục năm, mãi cũng thành quen. Sau này, khi bệnh viện đã có đầy đủ trang thiết bị thì tôi đã luyện xong kỹ năng khám bệnh bằng... giác quan rồi”.

Bác sĩ Lĩnh nhớ lại ca mổ ruột thừa vào năm 1987, mà ông cho là “nhớ đời”. Một đêm, người dân xã Ngũ Phụng hoảng hốt gọi “Bác Lĩnh ơi, có người sắp chết!”. Trong ánh đèn dầu lù mù, ông nhận ra gương mặt tái nhợt của ông Nguyễn Mọi đang nằm trên cáng rên hừ hự. Một người đàn ông đứng cạnh bảo: “Có lẽ ông Mọi bị cò mối bắt rồi, bác Lĩnh ạ”. “Cò mối bắt” là cách ngư dân huyện đảo ám chỉ bệnh đau ruột thừa. Hồi đó, bà con vẫn cho rằng, bệnh này phải nhờ thầy cúng chữa và đã rất nhiều người chết thương tâm vì thầy cúng không bắt được con “cò mối”.

Lúc đó, bác sĩ Lĩnh quyết định mổ. Và khi mở ổ bụng của bệnh nhân thì vùng ruột viêm đã thành một ổ mủ. Thành ruột sưng tấy và nổi hạt trông như mụn nhọt. Hoá ra ông Mọi đã đau bụng lâm râm cách đó cả hai chục ngày. Nhưng vì tàu đang đánh bắt tận vùng biển giáp Malaysia, nên ông Mọi phải cắn răng chịu đựng, cố đợi đến ngày tàu về. “Lúc đó, tôi định chuyển bệnh nhân về bệnh viện đa khoa tỉnh, do bệnh viện không đủ thiết bị phẫu thuật. Nhưng nếu chờ tàu thì có thể ông Mọi sẽ chết trên đường đi. Nghĩ đi nghĩ lại, tôi liều quyết định phẫu thuật để cắt 40% ruột thừa và manh tràng, nối ruột cho ông Mọi”. 

Khi ấy, điện không có, đèn mổ được thay bằng đèn măng-xông. Suốt thời gian mổ, hai kỹ thuật viên phải toát mồ hôi thay nhau đạp máy hút bằng chân để rút mủ và máu. Ca mổ kéo dài mấy tiếng đồng hồ. 7 ngày sau phẫu thuật, ông Mọi mới bình phục. Nhưng cũng sau ca mổ thót tim ấy, người dân trên đảo đã quên đi khái niệm “cò mối bắt”. Họ bắt đầu đến bệnh viện mỗi khi đau ốm.

Ba bức “tâm thư”

Sống trên một hòn đảo xa đất liền đến 56 hải lý, lại xa vợ con, bác sĩ Lĩnh nói rằng, nếu không có cái tình, cái nghĩa nồng thắm của người dân, có lẽ ông đã rời nơi này ngay từ những ngày đầu tiên. Cái tình ấy thể hiện thật cụ thể và cũng thật tế nhị. Như một bà cụ ở xã Triều Dương ngày nào cũng đi bộ 3 cây số, cõng vài quả dừa lên bệnh viện cho “Bác Lĩnh” uống nước. Sợ ông áy náy, bà lấy lý do “tiện đường đi tập thể dục”; như những ngư dân sau chuyến biển dài ngày trở về đảo, không quên ghé bệnh viện biếu “Bác Lĩnh” ít tôm cá ăn lấy thảo. 

“Dân thương tôi quá, đã bao phen tôi muốn rời đảo nhưng áy náy, có đi được đâu”. Bao phen mà bác sĩ Lĩnh nói, trong đó có 3 lần người dân gửi đơn lên chính quyền, xin giữ ông ở lại.

Ông Trần Quốc Khải - cán bộ Sở Y tế Bình Thuận - gọi 3 lá đơn (mỗi đơn dài trên 10 tờ giấy, có đầy đủ chữ ký của từng người dân trên huyện đảo Phú Quý, ai không biết chữ cũng lăn dấu vân tay xác nhận nội dung “xin bác sĩ Lĩnh ở lại”) mà người dân huyện đảo Phú Quý gửi lên Sở Y tế tỉnh Bình Thuận là những bức “tâm thư”. 

Bức “tâm thư” thứ nhất được dân viết vào năm 1989. Đó là lúc bác sĩ Lĩnh chuẩn bị hoàn thành hợp đồng làm việc 3 năm ở đảo Phú Quý. Khi ấy, bác sĩ Lĩnh vừa trải qua trận bão “nhớ đời” năm 1988 làm 8 người dân huyện đảo Phú Quý thiệt mạng và cuốn phăng mái tôn 3 gian nhà bệnh viện, khiến ông và 2 đồng nghiệp phải nhịn đói, ướt lạnh suốt một ngày đêm. Ông thật thà kể, trận bão đã khiến ông nản chí và sợ hãi, chỉ đợi được trở về quê Thái Bình. Vậy mà khi có “tâm thư” của dân, ông lại đồng ý ở lại.

Năm 1998, khi Sở Y tế Bình Thuận có quyết định đưa bác sĩ Lĩnh về đất liền làm việc, lần thứ hai, người dân lại viết “tâm thư” gửi lên sở. Lại 10 tờ giấy kê dằng dặc đủ chữ ký của dân đảo, y như lần đầu. Lần này, bác sĩ Lĩnh phải cân nhắc mãi mới dám gật đầu, vì đã xa vợ con đến 12 năm trời. 

Bức “tâm thư” thứ 3 của người dân mà Sở Y tế nhận là năm 2005. Đó là lần sở bố trí bác sĩ Lĩnh về Trường Cao đẳng Y tế Bình Thuận làm giảng viên, sau khi ông đã học lên thạc sĩ. “Lần này thì tôi không còn bất ngờ, cũng không còn khó khăn để đưa ra quyết định ở lại nữa, vì tôi biết mình chưa thể rời khỏi nơi này...”.

 

 Bác sĩ Bùi Đình Lĩnh bên thiết bị chụp X-quang hiện đại mà bệnh viện vừa nhận.
Dài như… nỗi nhớ
Năm 1986, khi Nhà nước có chính sách tăng cường bác sĩ về những nơi vùng sâu vùng xa, hải đảo, bác sĩ Lĩnh tình nguyện xin ra đảo Phú Quý. Năm đó, ông 27 tuổi, vừa tốt nghiệp Đại học Y Thái Bình và mới cưới vợ, sinh con trai đầu lòng. “Ngày đi, tôi nghĩ đơn giản là mình chỉ đi 3 năm, rồi về với vợ con. Ngờ đâu, tôi gắn bó với đảo đã 28 năm trời. Đó là 28 năm sống trong nỗi nhớ dài đằng đẵng, có lúc nhìn đoàn người từ Phú Quý bước lên tàu về đất liền, tôi phải quay đi, vì nếu nhìn thêm một chút nữa, tôi sẽ theo đoàn người ấy lên tàu về đất liền mất”.

Công việc xoay vần khiến bác sĩ Lĩnh chỉ có thể về nhà mỗi năm một, hai lần vào dịp hè hoặc tết. Đã thế, hằng năm vào mùa gió bấc, sóng lớn, tàu không dám ra đảo, hàng tháng trời ông không nhận được thư nhà. Lòng ông lại thêm da diết nhớ khi không được nhìn thấy nét chữ nghiêng nghiêng “anh xa nhớ” của người vợ hiền, không được nhìn thấy nét chữ tròn trịa “bố yêu ơi!” của cô con gái nhỏ nơi quê nhà. 

“Nhà tôi là một người vợ hiền lành, đầy sự cam chịu. Mỗi lần tôi về quê rồi đi, dù thương nhớ chồng đến mấy, nhưng khi tôi đi, bà ấy cũng cố nén nước mắt, chỉ dám thổ lộ nỗi nhớ nhung da diết qua những lá thư” - ông kể. Mãi đến năm 1997, hai vợ chồng ông mới được liên lạc với nhau qua điện thoại. Và cách đây 2 năm, khi cha mẹ bác sĩ Lĩnh đã qua đời, các con đã thành đạt, người vợ mới có điều kiện ra đảo Phú Quý thường xuyên để chăm sóc chồng.

“Tuổi già giọt lệ như sương”, nhưng khi kể về con gái thứ hai mà ông gọi là “thèm cha” từ bé, bỗng dưng ông đưa tay lên chùi những giọt nước mắt vừa lăn dài. Ông nói, thương nhất là năm 1998, sau chuyến thăm nhà, khi tiễn ông ra bến xe, cô con gái lúc đó mới học lớp 5, nước mắt ngắn, dài, nhét vào túi áo ông chiếc khăn mùi soa. Lúc lên xe, ông mới mở ra, thấy bài thơ chép bằng bút mực tím học trò của con gái: “Khăn cho ngày xa cách/ Bố và con đó thôi/ Khăn để chấm nước mắt/ Mỗi khi bố nhớ con/ Khăn mang nhiều điều lắm/ Mang cả tình bố con”.

Hơn 28 năm tận hiến tuổi xuân của mình cho sự nghiệp cứu người ở đảo Phú Quý, “Bác Lĩnh” chỉ có duy nhất một tấm kỷ niệm chương cống hiến cho ngành y do Sở Y tế Bình Thuận tặng. Còn bằng khen, danh hiệu được đề xuất, ông đều từ chối, xin nhường lại cho các đồng nghiệp trong bệnh viện: “Để cho anh em có cảm giác được động viên mà ở lại đảo làm việc. Tôi không cần những thứ ấy, vì tôi đã là một phần máu thịt của hòn đảo này rồi”. Ông bảo, còn 3 năm nữa ông sẽ được nghỉ hưu. “Lúc đó, tôi sẽ cùng vợ về Đà Nẵng sống với con gái. Tôi sẽ dành trọn thời gian còn lại để bù đắp cho vợ con sau bao nhiêu năm xa cách...”.

Lời bình:

Chuyện một người sống xa nhà, làm việc 28 năm trên đảo xa, nơi có 27.000 dân, nhưng không thể không liên tưởng thời sự “lấy phiếu tín nhiệm” ở các chức danh quan trọng của cả nước... Từng gặp những người dành cả đời cho những vùng đất hẻo lánh, nhưng tôi chưa biết ai được “toàn dân” 3 lần “cầu xin khẩn thiết” ở lại với họ như nhân vật này - người vẫn nơm nớp có ngày nhảy xuống tàu chạy vào đất liền và cũng không ngại chảy nước mắt trước nhà báo khi đọc thơ con gái viết cho mình. (Mà sao thơ chân thật lại hay đến thế, khiến tôi cũng nao lòng). Phát hiện nhân vật “anh hùng” kiểu này đã là thành công của phóng sự.

Nhà văn - nhà báo Vĩnh Quyền

 

 


 


Khương Quỳnh
TIN LIÊN QUAN

Dòng vốn khối ngoại không còn lạc nhịp với thị trường

Gia Miêu |

Đà mua ròng mạnh mẽ của khối ngoại được giới chuyên gia đánh giá là điểm sáng hiếm hoi trong bối cảnh tâm lý thị trường giao dịch thận trọng, từ đó tạo lực nâng đỡ cho thị trường trong thời gian tới.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Rơi máy bay khiến Bộ trưởng, Thứ trưởng Nội vụ Ukraina thiệt mạng

Song Minh |

Ít nhất 16 người thiệt mạng, trong đó có Bộ trưởng và Thứ trưởng Nội vụ Ukraina, trong vụ rơi máy bay gần Kiev.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Khổ luyện để trở thành kỳ nữ Mai hoa thung

Tạ Quang |

Để có thể biểu diễn Mai hoa thung, các vận động viên phải khổ luyện, thành thạo múa lân truyền thống và bắt buộc là phải biết võ thuật. Những chú lân bay nhảy trên dàn cọc sắt, cao từ 1m đến 3m, kết hợp với các động tác tung hứng mạo hiểm, tạo nên những pha thót tim.