Xét xử 5 cựu tướng Cảnh sát biển trong vụ tham ô 50 tỉ đồng

Việt Dũng |

Ông Nguyễn Văn Sơn - cựu Trung tướng, cựu Tư lệnh Cảnh sát biển cùng 6 bị cáo khác hầu tòa trong vụ án tham ô 50 tỉ đồng từ ngân sách mua thiết bị.

Hôm nay (27.6), Toà án quân sự Thủ đô Hà Nội mở phiên sơ thẩm xét xử cựu Trung tướng Tư lệnh Cảnh sát biển Nguyễn Văn Sơn cùng 6 cấp dưới về tội "Tham ô tài sản".

7 bị cáo gồm: ông Nguyễn Văn Sơn (59 tuổi) - cựu Trung tướng, cựu Tư lệnh Cảnh sát biển; Hoàng Văn Đồng (63 tuổi) - cựu Trung tướng, cựu Chính ủy; Doãn Bảo Quyết (61 tuổi) - cựu Thiếu tướng, cựu Phó Chính ủy; Phạm Kim Hậu (59 tuổi) - cựu Thiếu tướng, cựu Phó Tư lệnh, cựu Tham mưu trưởng; Bùi Trung Dũng (63 tuổi) - cựu Thiếu tướng, cựu Phó Tư lệnh; Nguyễn Văn Hưng (57 tuổi) - cựu đại tá, cựu Cục trưởng Kỹ thuật và Bùi Văn Hòe - cựu Phó phòng tài chính.

Tòa xác định, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển là bị hại. Nhiều nhân chứng là cán bộ của đơn vị này được triệu tập.

Phiên tòa dự kiến xét xử trong 3 ngày.

Cáo trạng của Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương nêu, tháng 2.2019, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển dự toán ngân sách chi quản lý hành chính năm 2019, tổng 450 tỉ đồng.

Trong đó, 150 tỉ đồng cho Cục Kỹ thuật để mua sắm vật tư, thiết bị. Tư lệnh Cảnh sát biển Nguyễn Văn Sơn gặp ông Hưng - Cục trưởng Kỹ thuật, đưa ra yêu cầu "khi mua sắm vật tư, thiết bị, phải rút ra 50 tỉ đồng để chuyển lại cho Bộ Tư lệnh sử dụng".

Nhằm tạo điều kiện cho việc rút ruột ngân sách, Sơn chỉ đạo Phó phòng Tài chính Hòe cắt toàn bộ nguồn kinh phí bảo quản, sửa chữa trang bị của 4 Vùng Cảnh sát biển để phân bổ thêm 29 tỉ đồng cho Cục Kỹ thuật. Do đó, nguồn ngân sách cho Cục Kỹ thuật được tăng lên 179 tỉ đồng.

Đầu tháng 4.2019, tại phòng ăn của Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Sơn trao đổi với 4 cấp dưới (Trung tướng Đồng cùng 3 Thiếu tướng Quyết, Hậu, Dũng) về kế hoạch "rút ruột" 50 tỉ đồng để ăn chia. Tất cả đồng ý.

Hưng theo chỉ đạo của Sơn, yêu cầu 6 trưởng phòng thuộc Cục Kỹ thuật phải rút lại 50 tỉ đồng, và phải xác định "đây là nhiệm vụ Thủ trưởng giao, phải hoàn thành". Hưng giao "định mức" cụ thể cho 6 người - tức mỗi trưởng phòng phải rút ruột từ 50 triệu đồng đến 25 tỉ đồng, để đủ 50 tỉ đồng.

Từ đầu tháng 12.2019 đến đầu tháng 1.2020, nhận đủ tiền từ các nhà thầu, 6 trưởng phòng nộp lại toàn bộ tiền cho Hưng để chuyển cho tướng Sơn. Việc giao nhận tiền đều được thực hiện tại phòng làm việc của Hưng và Sơn.

Sau khi nhận 50 tỉ đồng, tướng Sơn chia cho mình và Đồng, Hậu, Quyết, Dũng. Đến ngày 19.6.2020, Hậu làm đơn gửi cơ quan chức năng, kèm 2 file ghi âm phản ánh về tiêu cực, tham nhũng của bản thân và các đồng phạm.

Đoàn kiểm tra của Bộ Quốc phòng, Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương và Đoàn kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc xác minh.

Tháng 9.2021, 5 người tự nguyện nộp lại mỗi người 10 tỉ đồng để khắc phục hậu quả vụ án.

Trong vụ án, Sơn bị xác định vai trò "chủ mưu, khởi xướng".

Với 6 Trưởng phòng thuộc Cục Kỹ thuật, nhà chức trách nhận định, hành vi của họ có dấu hiệu đồng phạm tội "Tham ô tài sản".

Song, cáo trạng cho rằng, các cán bộ này "có mối quan hệ lệ thuộc" các bị cáo, thực hiện mệnh lệnh cấp trên, không có động cơ vụ lợi và không biết số tiền 50 tỉ đồng sau đó bị chia cá nhân. Do đó, họ không bị không xử lý hình sự.

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Sắp xét xử 5 cựu tướng cảnh sát biển trong vụ tham ô 50 tỉ đồng

Việt Dũng |

Ông Nguyễn Văn Sơn - cựu Trung tướng, cựu Tư lệnh Cảnh sát biển cùng với 4 cấp tướng khác dưới quyền bị cáo buộc tham ô 50 tỉ đồng từ ngân sách mua thiết bị rồi chia nhau.

6 trưởng phòng sai phạm ra sao trong vụ 5 tướng Cảnh sát biển tham ô?

Việt Dũng |

Ngoài truy tố 5 cựu tướng Cảnh sát biển tham ô 50 tỉ đồng tiền ngân sách, cơ quan tố tụng còn xác định sai phạm của 6 cấp dưới là các trưởng phòng.

Vì sao vụ tham ô 50 tỉ đồng của 5 tướng Cảnh sát biển bị điều tra?

Việt Dũng |

Sau khi tham ô 50 tỉ đồng tiền từ ngân sách và chia nhau, một người trong nhóm cựu tướng cảnh sát biển là thiếu tướng Phạm Kim Hậu đã làm đơn thừa nhận hành vi của cá nhân và tố cáo sai phạm của 4 người còn lại.

Gỡ khó cho hàng nghìn dân "sống lậu" trên chính quê hương mình

Phan Tuấn |

Liên quan đến sự việc Báo Lao Động phản ánh về việc “hàng nghìn dân “sống lậu” trên chính quê hương mình”, Sở Nội vụ tỉnh Đắk Nông vừa có báo cáo đề xuất các phương án tháo gỡ khó khăn cho người dân của tỉnh Lâm Đồng nhưng sinh sống, sản xuất trên địa giới hành chính của tỉnh Đắk Nông quản lí.

Cựu Tư lệnh Cảnh sát biển bị đề nghị 16 năm - 16 năm 6 tháng tù tội tham ô

Việt Dũng |

Bị cáo Nguyễn Văn Sơn - cựu Trung tướng, cựu Tư lệnh Cảnh sát biển bị cáo buộc giữ vai trò chủ mưu, khởi xướng tham ô 50 tỉ đồng tiền ngân sách.

Tuyển nữ Việt Nam đã chuẩn bị cho World Cup thế nào?

TAM NGUYÊN |

Tuyển nữ Việt Nam đã có hơn 2 năm để chuẩn bị cho World Cup 2023.

Cầu trăm tỉ trễ hẹn nhiều năm, dân Quảng Nam đánh đu trên cầu cũ gỉ sét

Hoàng Bin |

Sau 5 năm trễ hẹn, cầu vượt sông hơn 150 tỉ tại Núi Thành, Quảng Nam vẫn ngổn ngang, do vướng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Người dân mạo hiểm lưu thông trên cầu cũ xuống cấp, gỉ sét, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.

Bà Lê Thị Dung: Tôi sẽ tiếp tục đi đòi công lý

QUANG ĐẠI |

Lê Thị Dung, nguyên Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) được trả tự do vào sáng nay sau khi mãn hạn tù.

Sắp xét xử 5 cựu tướng cảnh sát biển trong vụ tham ô 50 tỉ đồng

Việt Dũng |

Ông Nguyễn Văn Sơn - cựu Trung tướng, cựu Tư lệnh Cảnh sát biển cùng với 4 cấp tướng khác dưới quyền bị cáo buộc tham ô 50 tỉ đồng từ ngân sách mua thiết bị rồi chia nhau.

6 trưởng phòng sai phạm ra sao trong vụ 5 tướng Cảnh sát biển tham ô?

Việt Dũng |

Ngoài truy tố 5 cựu tướng Cảnh sát biển tham ô 50 tỉ đồng tiền ngân sách, cơ quan tố tụng còn xác định sai phạm của 6 cấp dưới là các trưởng phòng.

Vì sao vụ tham ô 50 tỉ đồng của 5 tướng Cảnh sát biển bị điều tra?

Việt Dũng |

Sau khi tham ô 50 tỉ đồng tiền từ ngân sách và chia nhau, một người trong nhóm cựu tướng cảnh sát biển là thiếu tướng Phạm Kim Hậu đã làm đơn thừa nhận hành vi của cá nhân và tố cáo sai phạm của 4 người còn lại.