Ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cùng 20 bị cáo hầu tòa

CAO NGUYÊN |

Hôm nay (8.1), TAND TP.Hà Nội xét xử cựu Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) Đinh La Thăng, cựu Chủ tịch Tổng Cty CP Xây lắp Dầu khí (PVC) Trịnh Xuân Thanh và 20 bị cáo khác trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại PVC.

Vụ án dư luận quan tâm

Theo cáo trạng, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận xã hội quan tâm. Các bị can trong vụ án hầu hết là những người giữ vị trí chủ chốt trong những đơn vị kinh tế quan trọng, được Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao quản lý vốn và thực hiện những dự án, công trình lớn của quốc gia trong đó có Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Tuy nhiên, quá trình thực hiện dự án nêu trên, vì những động cơ khác nhau mà các bị can đã cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế cho Nhà nước, thậm chí một số bị can còn lợi dụng chức vụ, quyền hạn để lập chứng từ khống rút tiền của dự án để ăn chia, chiếm đoạt sử dụng cá nhân.

Trong vụ án này, có tổng số 22 bị cáo bị đưa ra xét xử. Trong đó, 12 bị cáo bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 165, khoản 3 - BLHS năm 1999. Cũng trong 12 người này thì có 4 “ông lớn” của PVN như Đinh La Thăng - nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN); Phùng Đình Thực - nguyên Tổng Giám đốc PVN; Nguyễn Quốc Khánh - nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN; Nguyễn Xuân Sơn - nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN.

Có 8 bị cáo liên quan bị truy tố về tội “Tham ô tài sản”, theo quy định tại Điều 278, khoản 4 - BLHS năm 1999.

Riêng hai bị cáo Trịnh Xuân Thanh - nguyên Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc PVC và Vũ Đức Thuận - nguyên Tổng Giám đốc PVC - bị truy tố cùng lúc về cả 2 tội danh là “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và tội “Tham ô tài sản”.

Ông Phùng Đình Thực (ảnh trái) và Trịnh Xuân Thanh (ảnh phải). Ảnh: T.L
Ông Phùng Đình Thực (ảnh trái) và Trịnh Xuân Thanh (ảnh phải). Ảnh: T.L

“Bản hợp đồng chết người”

Theo cáo trạng, để tạo điều kiện cho PVC trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ông Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch HĐQT PVN) đã chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC của dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 và yêu cầu Nguyễn Quốc Khánh (nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN) chỉ đạo PVPower ký hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định.

Cụ thể, tháng 4.2010, ông Thăng ký văn bản gửi Thủ tướng, trong đó đưa Nhiệt điện Thái Bình 2 vào danh mục các dự án PVN sẽ triển khai thực hiện trong năm 2010, cần được chỉ định thầu, và đề xuất Chính phủ ủy quyền cho HĐQT PVN quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu. Tháng 6.2010, Thủ tướng có văn bản nêu: Đồng ý về nguyên tắc chỉ định thầu, giao HĐQT PVN quyết định việc chỉ định thầu dự án này theo quy định của pháp luật, đảm bảo chất lượng, tiến độ dự án.

Mặc dù chưa có đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của PVC, chưa làm các thủ tục liên quan đến việc lựa chọn nhà thầu, nhưng ngày 18.6.2010, ông Đinh La Thăng đã ký nghị quyết có nội dung: “Đồng ý về chủ trương giao PVC thực hiện gói thầu EPC, dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, theo hình thức chỉ định thầu”.

Tháng 10.2010, ông Thăng ký nghị quyết về việc phê duyệt phương án thành lập liên danh tổng thầu EPC dự án, trong đó PVC sẽ cùng các nhà thầu nước ngoài có kinh nghiệm, năng lực cùng thực hiện gói thầu EPC của dự án và phần chính công việc do nhà thầu nước ngoài thực hiện. Sau khi dự án được phê duyệt, để thực hiện một số gói thầu triển khai trước gói thầu EPC của dự án, PV Power đã ký hợp đồng với liên doanh nhà thầu.

Theo đó, hợp đồng EPC của dự án dự kiến sẽ được ký và thực hiện vào tháng 2.2011. Nhưng cuối tháng 10.2010, PVN có chủ trương nghiên cứu thay đổi công nghệ lò hơi nên dự kiến đến tháng 6.2011 mới ký được hợp đồng EPC. Đến ngày 28.1.2011, ông Đinh La Thăng ký văn bản gửi Thủ tướng đề xuất cho PVC là tổng thầu EPC dự án (không theo phương án liên doanh tổng thầu như nghị quyết của HĐQT PVN trước đó).

Do đang mất cân đối về tài chính, với mục đích để PVC có nguồn tiền sử dụng, Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận đã chỉ đạo ông Nguyễn Duyên Hải - Phó TGĐ PVC - ký công văn ngày 25.2.2011 gửi ông Đinh La Thăng và Nguyễn Quốc Khánh báo cáo phương án và kế hoạch triển khai hợp đồng EPC. Theo đó, PVC sẽ tiến hành ngay các công việc sau khi ký hợp đồng EPC và khởi công gói thầu. Tháng 2.2011, ông Vũ Huy Quang - TGĐ PVPower và Vũ Đức Thuận - TGĐ PVC - đã ký hợp đồng EPC số 33.

Cáo trạng cho rằng, việc chọn nhà thầu và ký hợp đồng EPC số 33 nêu trên là làm trái Điều 41, Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15.10.2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng. Hợp đồng EPC số 33 được lập, ký không đúng quy định của pháp luật, có nhiều nội dung không có thật. Hợp đồng này được lập và ký mà chưa được HĐTV của chủ đầu tư phê duyệt.

Ban Quản lý dự án Thái Bình 2 báo cáo PVN vẫn đang đàm phán và chưa đi đến thống nhất tỉ lệ tạm ứng hợp đồng với PVC, nhưng theo đề nghị của PVC, PVN đã căn cứ hợp đồng này, tạm ứng hơn 6 triệu USD và hơn 1.300 tỉ đồng cho PVC trái quy định.

Những điểm mới trong phiên tòa

Ông Trương Việt Toàn (Phó Chánh tòa Hình sự TAND Hà Nội) là một trong hai thẩm phán ngồi ở phiên xử lần này chia sẻ, đây là vụ án lớn, được dư luận quan tâm nên bản thân ông và HĐXX thấy trách nhiệm của mình rất lớn. Cũng theo lời vị thẩm phán, phiên xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và các bị cáo khác là một trong những phiên tòa đầu tiên được áp dụng Bộ luật Tố tụng hình sự mới (có hiệu lực từ 1.1.2018). Đó là chú trọng, đảm bảo tối đa quyền tranh tụng của những người tham gia tố tụng.

Theo ông Toàn, HĐXX sẽ đảm bảo tối đa tính độc lập, không chịu sự tác động và can thiệp nào, chỉ tuân thủ theo pháp luật. Quy định tại Thông tư 01/2017/TT-TANDTC của Toà án nhân dân Tối cao quy định về phòng xử án có hiệu lực từ ngày 1.1.2018, các phiên tòa xử án đều không có vành móng ngựa, bị cáo và người tham gia tố tụng khác sẽ có bục khai báo riêng. Vị trí bục khai báo của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác được bố trí đối diện với vị trí của HĐXX. Bục khai báo cũng được coi là một giải pháp giúp bị cáo thuận lợi hơn trong quá trình tự bào chữa mà không mời luật sư. Dưới sự điều hành của chủ tọa phiên tòa, những người tham gia tố tụng khác cũng có thể đứng tại chỗ để khai báo.

Việc thay vành móng ngựa bằng bục khai báo về cơ bản không thay đổi bản chất của phiên tòa. Việc bỏ vành móng ngựa trong tất cả các phòng xử án cho thấy nguyên tắc “Suy đoán vô tội “ và “Giả định phạm tội” được tôn trọng. Theo nguyên tắc của Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam thì “không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội có hiệu lực của tòa án”.

Do số người được triệu tập trong vụ án rất đông trong khi diện tích phòng xử của tòa án Hà Nội chỉ đủ chỗ ngồi cho những người tham gia tố tụng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan nên đối với các phóng viên đưa tin phiên tòa được bố trí một hội trường riêng, có kênh dẫn truyền trực tiếp, để tác nghiệp.

Dự kiến phiên tòa diễn ra từ ngày 8.1 - 21.1.2018.

Trước ngày diễn ra phiên xét xử, ông Lê Quang Tiến - Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP.Hà Nội - cho biết, gia đình 3 bị cáo gồm: Trịnh Xuân Thanh - nguyên Chủ tịch HĐQT PVC, Nguyễn Quốc Khánh - nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN và Nguyễn Anh Minh - nguyên Phó Tổng Giám đốc PVC - đã chủ động tới cơ quan này nộp tổng cộng 5,3 tỉ đồng khắc phục hậu quả.

CAO NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Sát ngày xử án, 2 luật sư bào chữa cho Trịnh Xuân Thanh bất ngờ rút lui

LH (t/h) |

Hai luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang và Lê Thị Bích Chi quyết định xin rút lui trước ngày mở phiên tòa xét xử bị cáo Trịnh Xuân Thanh với lý do không đủ thời gian thu thập và nghiên cứu hồ sơ tài liệu. Việc này sẽ không bảo vệ tốt nhất cho bị cáo.

3 người giữ quyền công tố tại phiên toà xét xử ông Đinh La Thăng

Theo Dân trí |

Còn hơn 40 tiếng nữa, TAND TP Hà Nội sẽ tiến hành mở phiên toà xét xử sơ thẩm bị cáo Đinh La Thăng - Trịnh Xuân Thanh cùng 20 thuộc cấp. Đây là phiên toà được dư luận đặc biệt quan tâm. Tại phiên toà, Phó Viện trưởng VKSND cùng 2 Kiểm sát viên cao cấp sẽ giữ quyền công tố.

Cận cảnh hội trường xét xử ông Đinh La Thăng

P.V (t/h) |

Hôm nay (5.1), TAND TP Hà Nội đã bố trí xong phòng xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm vào ngày 8.1 theo đúng quy định mới. Phòng xét xử sẽ không còn vành móng ngựa, luật sư và đại diện Viện KSND ngồi đối diện nhau…

Hoàng Anh Gia Lai đối diện án phạt nặng nếu bỏ V.League 2023

AN NGUYÊN |

Theo điều lệ giải đấu và quy chế bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam, Hoàng Anh Gia Lai có khả năng đối diện với án phạt nặng nếu quyết định không tham dự V.League 2023.

Giá đất nền giảm sâu, giá căn hộ chung cư vẫn cao chót vót

Khương Duy |

Sau đại dịch COVID-19, giá đất nền đã được điều chỉnh về giá trị thực, gần như tương đương mức cuối năm 2021 khi chưa xảy ra cơn sốt đất. Trong khi căn hộ chung cư không nằm trong xu hướng giảm giá bán.

17 bị cáo vụ AIC có đơn kháng cáo

Việt Dũng |

Trong số các bị cáo vụ AIC sau khi nhận án vắng mặt, nhiều người được luật sư bào chữa gửi đơn xin giảm nhẹ hình phạt.

Công an xã học tiếng dân tộc, miệt mài bám bản nơi rẻo cao

Khánh Linh |

Sơn La - Vượt qua những khó khăn, các chiến sĩ công an xã chính quy vẫn âm thầm bám bản để giữ cuộc sống bình yên cho người dân nơi rẻo cao Tây Bắc.

Các trung tâm đăng kiểm ở Cần Thơ vắng vẻ sau kỳ nghỉ Tết

Thành Nhân |

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý mão 2023, các trung tâm đăng kiểmCần Thơ hoạt động trở lại nhưng không có cảnh hàng dài ngồi đợi và cảnh ùn ứ tại các trung tâm đăng kiểm.

Sát ngày xử án, 2 luật sư bào chữa cho Trịnh Xuân Thanh bất ngờ rút lui

LH (t/h) |

Hai luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang và Lê Thị Bích Chi quyết định xin rút lui trước ngày mở phiên tòa xét xử bị cáo Trịnh Xuân Thanh với lý do không đủ thời gian thu thập và nghiên cứu hồ sơ tài liệu. Việc này sẽ không bảo vệ tốt nhất cho bị cáo.

3 người giữ quyền công tố tại phiên toà xét xử ông Đinh La Thăng

Theo Dân trí |

Còn hơn 40 tiếng nữa, TAND TP Hà Nội sẽ tiến hành mở phiên toà xét xử sơ thẩm bị cáo Đinh La Thăng - Trịnh Xuân Thanh cùng 20 thuộc cấp. Đây là phiên toà được dư luận đặc biệt quan tâm. Tại phiên toà, Phó Viện trưởng VKSND cùng 2 Kiểm sát viên cao cấp sẽ giữ quyền công tố.

Cận cảnh hội trường xét xử ông Đinh La Thăng

P.V (t/h) |

Hôm nay (5.1), TAND TP Hà Nội đã bố trí xong phòng xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm vào ngày 8.1 theo đúng quy định mới. Phòng xét xử sẽ không còn vành móng ngựa, luật sư và đại diện Viện KSND ngồi đối diện nhau…