Những trường hợp được tổ chức phiên tòa trực tuyến từ 1.1.2022

Phạm Đông |

Phiên tòa trực tuyến xét xử sơ thẩm, phúc thẩm áp dụng cho các vụ án hình sự, dân sự, hành chính có tình tiết, tính chất đơn giản, tài liệu, chứng cứ rõ ràng.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký, ban hành Nghị quyết số 33/2021/QH15 về tổ chức phiên tòa trực tuyến.

Theo Nghị quyết số 33/2021/QH15 về tổ chức phiên tòa trực tuyến, Tòa án nhân dân được tổ chức phiên tòa trực tuyến để xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, dân sự, hành chính có tình tiết, tính chất đơn giản; tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án rõ ràng, trừ các trường hợp sau đây:

Vụ án hình sự, dân sự, hành chính liên quan đến bí mật nhà nước; Vụ án hình sự về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật Hình sự; Vụ án hình sự về một trong các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật Hình sự.

Phiên tòa trực tuyến là phiên tòa được tổ chức tại phòng xử án, có sử dụng các thiết bị điện tử kết nối với nhau thông qua môi trường mạng, cho phép bị cáo, bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng khác tham gia phiên tòa tại địa điểm ngoài phòng xử án do Tòa án quyết định nhưng vẫn bảo đảm trực tiếp theo dõi đầy đủ hình ảnh, âm thanh và tham gia các trình tự, thủ tục tố tụng của phiên tòa bằng lời nói, hành vi tố tụng liên tục, công khai, vào cùng một thời điểm.

Việc tổ chức phiên tòa trực tuyến phải tuân thủ các quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng và các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật; bảo đảm sự tôn nghiêm của phiên tòa.

Nghị quyết nêu rõ: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo thẩm quyền ban hành hoặc chủ trì, phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và thủ trưởng các cơ quan khác có liên quan ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Nghị quyết này.

Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị quyết này. Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm báo cáo Quốc hội việc thực hiện Nghị quyết này trong báo cáo công tác hằng năm.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tư pháp, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2022.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Không tổ chức phiên tòa trực tuyến các vụ án liên quan đến bí mật nhà nước

Vương Trần |

Chiều nay (12.11), với đa số các ý kiến đại biểu tán thành, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2022.

Phiên tòa trực tuyến giúp hoạt động tư pháp không chậm, tiết kiệm chi phí

Phạm Đông |

Theo Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, việc tổ chức phiên tòa trực tuyến bảo đảm hoạt động tư pháp không chậm trễ, xét xử nhanh chóng, kịp thời, tiết kiệm chi phí xã hội.

Tổ chức phiên tòa trực tuyến là xu hướng tất yếu của hoạt động tư pháp

Phạm Đông |

Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Trí Tuệ cho biết, tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đòi hỏi phải sớm có giải pháp đưa các vụ án ra xét xử theo đúng thời hạn luật định. Vì vậy, tổ chức phiên tòa trực tuyến là nhu cầu, xu hướng tất yếu của hoạt động tư pháp.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Không tổ chức phiên tòa trực tuyến các vụ án liên quan đến bí mật nhà nước

Vương Trần |

Chiều nay (12.11), với đa số các ý kiến đại biểu tán thành, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2022.

Phiên tòa trực tuyến giúp hoạt động tư pháp không chậm, tiết kiệm chi phí

Phạm Đông |

Theo Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, việc tổ chức phiên tòa trực tuyến bảo đảm hoạt động tư pháp không chậm trễ, xét xử nhanh chóng, kịp thời, tiết kiệm chi phí xã hội.

Tổ chức phiên tòa trực tuyến là xu hướng tất yếu của hoạt động tư pháp

Phạm Đông |

Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Trí Tuệ cho biết, tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đòi hỏi phải sớm có giải pháp đưa các vụ án ra xét xử theo đúng thời hạn luật định. Vì vậy, tổ chức phiên tòa trực tuyến là nhu cầu, xu hướng tất yếu của hoạt động tư pháp.