Phiên tòa trực tuyến giúp hoạt động tư pháp không chậm, tiết kiệm chi phí

Phạm Đông |

Theo Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, việc tổ chức phiên tòa trực tuyến bảo đảm hoạt động tư pháp không chậm trễ, xét xử nhanh chóng, kịp thời, tiết kiệm chi phí xã hội.

Chiều 23.10, Quốc hội khoá XV nghe tờ trình, báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết quy định về việc tổ chức phiên tòa trực tuyến.

Trình bày tờ trình, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình nêu xu hướng toàn cầu về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xét xử của tòa án. Hiện nay, đa số tòa án các nước khu vực ASEAN đã thực hiện tổ chức xét xử trực tuyến; trong đó chỉ còn Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanma chưa thực hiện.

Thời gian qua, tình hình dịch bệnh COVID-19 khiến hoạt động xét xử của tòa án cũng bị ảnh hưởng; nhiều vụ án đến hạn nhưng không thể đưa ra xét xử theo quy định. Một số vụ án bị kéo dài thời hạn giải quyết do đương sự, bị can, bị cáo đang cư trú hoặc bị tạm giam ở vùng có dịch nên không thể trực tiếp tham gia phiên tòa.

Theo ông Nguyễn Hòa Bình, để thích ứng với trạng thái bình thường mới, đòi hỏi phải đổi mới phương thức quản trị quốc gia. Ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển xã hội số, kinh tế số là giải pháp sáng suốt hiện nay. Do đó, Quốc hội, Chính phủ cũng phải tổ chức họp và điều hành một số hoạt động qua phương thức trực tuyến.

Tòa án áp dụng xét xử trực tuyến nhằm khẩn trương đưa các vụ án ra xét xử theo đúng thời hạn luật định, kịp thời bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân. Việc xét xử sớm giúp ổn định trật tự an toàn xã hội và bảo đảm công tác phòng chống dịch bệnh.

Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao khẳng định, tổ chức phiên tòa trực tuyến là nhu cầu, xu hướng tất yếu của hoạt động tư pháp. Xét xử trực tuyến nói riêng, tố tụng trực tuyến nói chung phù hợp với chủ trương của Đảng, các nguyên tắc, tố tụng do pháp luật quy định và đáp ứng yêu cầu cấp bách thực tiễn hiện nay.

Tổ chức phiên tòa trực tuyến bảo đảm tư pháp không chậm trễ, xét xử nhanh chóng, kịp thời; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân có liên quan. Tạo cơ chế thuận lợi để tổ chức và cá nhân tham gia phiên tòa, tiết kiệm chi phí xã hội. Tổ chức phiên tòa trực tuyến là bước đi cần thiết cho việc xây dựng Tòa án điện tử.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình.
Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình.

Theo dự thảo Nghị quyết, Tòa án nhân dân tổ chức phiên tòa trực tuyến để xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, dân sự và hành chính có tính chất, tình tiết đơn giản; tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án rõ ràng.

Phiên tòa trực tuyến là phiên tòa được tổ chức tại phòng xử án, có sử dụng các thiết bị điện tử, liên kết với nhau thông qua môi trường mạng, cho phép bị cáo, bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng khác tham gia phiên tòa tại địa điểm khác do tòa án quyết định.

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, Ủy ban Tư pháp tán thành với TANDTC đề nghị Quốc hội xem xét, ban hành Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến. Ngoài ra, việc tổ chức phiên tòa trực tuyến cần được quy định trong các luật tố tụng.

Do đó, Ủy ban Tư pháp đề nghị quy định thời hạn cụ thể để TANDTC báo cáo Quốc hội về kết quả tổ chức phiên tòa trực tuyến sau một thời gian thực hiện; chậm nhất là 3 năm kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Xử lý nghiêm các vụ án tham nhũng tại Nhật Cường, Gang thép Thái Nguyên

Vương Trần |

TAND các cấp đã xử lý nghiêm các vụ án tham nhũng gây ra những thiệt hại đặc biệt lớn, được dư luận xã hội rất quan tâm, do những người có chức vụ, quyền hạn thực hiện như: Vụ án Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm xảy ra tại Dự án Ethanol Phú Thọ, vụ án xảy ra tại Công ty Nhật Cường, Công ty Gang thép Thái Nguyên,…

Chủ tịch nước: Luật pháp không thể cản trở hoặc làm hư hỏng điện ảnh

Vương Trần - Phạm Đông |

Chủ tịch nước cũng yêu cầu Luật Điện ảnh (sửa đổi) cần góp phần để tạo ra nhiều tác phẩm tốt, phục vụ nhân dân, giữ gìn Tổ quốc bền vững.

Đã thu hồi tài sản trong vụ án Phan Sào Nam hơn 2,7 triệu USD

Phạm Đông |

Trong các vụ án tham nhũng, kinh tế, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã thu hồi hơn 4.500 tỉ đồng, phong tỏa tài khoản và kê biên nhiều tài sản có giá trị lớn như cổ phiếu, bất động sản. Đáng chú ý, trong vụ án Phan Sào Nam đã thu hồi tài sản được hơn 2,7 triệu USD.

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Xử lý nghiêm các vụ án tham nhũng tại Nhật Cường, Gang thép Thái Nguyên

Vương Trần |

TAND các cấp đã xử lý nghiêm các vụ án tham nhũng gây ra những thiệt hại đặc biệt lớn, được dư luận xã hội rất quan tâm, do những người có chức vụ, quyền hạn thực hiện như: Vụ án Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm xảy ra tại Dự án Ethanol Phú Thọ, vụ án xảy ra tại Công ty Nhật Cường, Công ty Gang thép Thái Nguyên,…

Chủ tịch nước: Luật pháp không thể cản trở hoặc làm hư hỏng điện ảnh

Vương Trần - Phạm Đông |

Chủ tịch nước cũng yêu cầu Luật Điện ảnh (sửa đổi) cần góp phần để tạo ra nhiều tác phẩm tốt, phục vụ nhân dân, giữ gìn Tổ quốc bền vững.

Đã thu hồi tài sản trong vụ án Phan Sào Nam hơn 2,7 triệu USD

Phạm Đông |

Trong các vụ án tham nhũng, kinh tế, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã thu hồi hơn 4.500 tỉ đồng, phong tỏa tài khoản và kê biên nhiều tài sản có giá trị lớn như cổ phiếu, bất động sản. Đáng chú ý, trong vụ án Phan Sào Nam đã thu hồi tài sản được hơn 2,7 triệu USD.