Nhận diện thủ đoạn lừa đảo: Thông báo nộp phạt lại hỏi tên người vi phạm

Quang Việt |

Nhiều người liên tiếp nhận được cuộc gọi điện thoại lừa đảo tự xưng "Cục Cảnh sát giao thông" thông báo có biên bản đóng phạt song lại yêu cầu cung cấp tên, tuổi, căn cước... để tra cứu.

Nhận diện thủ đoạn lừa đảo

Hôm giữa tháng 7, chị H - kinh doanh bún chả ở phố Trung Kính, quận Cầu Giấy, Hà Nội bất ngờ nhận được cuộc điện thoại thông báo từ "Cục Quản lý giao thông" về việc có một biên lai chưa thanh toán.

Đối tượng yêu cầu chị H bấm số 9 để thực hiện các bước tiếp theo. Chị H cho biết, khi có người đầu dây bên kia thông tin nói về việc có biên lai chưa thanh toán, chị có thắc mắc "làm gì có chuyện đó".

Ngay sau đó, "tổng đài viên" đề nghị chị H cung cấp tên tuổi, số căn cước công dân, địa chỉ... để tra cứu. Đang bận bán hàng, chị gắt "tôi không có hoá đơn nào cần thanh toán" thì kẻ ở đầu bên kia điện thoại đáp: "Không có thì cúp máy đi".

Chia sẻ với khách hàng, nhiều người nói chị may mắn vì đó là một thủ đoạn lừa đảo.

Trước đó, 22h đêm một ngày cuối tháng 5, anh T (Hoàng Mai, Hà Nội) bị đánh thức bởi cuộc điện thoại có đầu số +1844498… thông báo lỗi vi phạm giao thông tại Đà Nẵng.

Anh T cho biết, tổng đài thông báo có biên lai cần nộp phạt và yêu cầu kết nối với Cục Cảnh sát giao thông. Tổng đài viên tự xưng mình làm ở Cục Quản lý giao thông và đề nghị cung cấp số biên bản.

"Nếu chưa nhận được số biên bản, yêu cầu cung cấp tên, tuổi, địa chỉ, số chứng minh nhân dân… để tổng đài kiểm tra", giọng nam nhân viên nói.

Tin thật, anh T đã cung cấp tên, tuổi, chứng minh nhân dân thì được biết anh gây tai nạn rồi bỏ chạy, và cơ quan chức năng đang điều tra.

Anh phân bua với tổng đài rằng mình không có mặt ở Đà Nẵng trong khoảng thời gian như phiếu phạt. Họ đưa ra đủ lý do rằng có thể tôi làm rơi giấy tờ xong bị giả mạo hoặc ai đó làm giấy tờ giả để thuê xe.

Sau gần 30 phút trao đổi, anh T cương quyết từ chối nhận lỗi và tổng đài viên đã dập máy.

Hai trường hợp chị H và anh T may mắn hơn anh P (24 tuổi, ở tỉnh Hà Nam, tạm trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội).

Theo anh P trình báo tại Công an quận Cầu Giấy, vừa qua anh nhận được điện thoại của một đối tượng tự xưng là công an. Người này thông báo anh P vi phạm giao thông.

Đối tượng còn nói anh có liên quan đến việc mua bán tài khoản ngân hàng để rửa tiền. Để xác định anh P không liên quan đến các vụ việc trên, đối tượng yêu cầu anh P phải chứng minh tài chính bằng cách chuyển 50 triệu đồng vào tài khoản do đối tượng cung cấp.

Sau khi chuyển khoản, anh P phát hiện mình bị lừa đảo và đến Công an phường Quan Hoa (quận Cầu Giấy) trình báo.

Trước tình trạng trên, Bộ Công an đã thông báo thủ đoạn của nhóm đối tượng lừa đảo trên. Thủ đoạn chung của chúng là thông báo hành vi vi phạm giao thông hoặc gây tai nạn giao thông với thời gian, địa điểm... cụ thể của người dân. Tuy nhiên, đã quá thời hạn xử lý nên đề nghị người vi phạm cung cấp số biên bản.

Nếu tài xế nói "chưa nhận được biên bản", kẻ xấu lại yêu cầu người vi phạm cung cấp một loạt thông tin như: tên, tuổi, địa chỉ, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân, số hộ chiếu, số tài khoản ngân hàng... để lực lượng chức năng cung cấp số biên bản, hành vi vi phạm, hình thức xử lý, số tiền xử phạt.

Nhiều chủ xe khi được nghe thông báo này, rất hoang mang, lo sợ nên đã sập bẫy, mất tiền. Các đối tượng này yêu cầu người nghe máy chuyển tiền vào tài khoản định sẵn; hoặc cung cấp mã OTP để chuyển tiền vào tài khoản lừa đảo với vỏ bọc xác minh, điều tra, xử lý "phạt nguội".

Đồng thời, kẻ lừa đảo yêu cầu nạn nhân giữ bí mật với gia đình, kể cả nhân viên ngân hàng về mục đích chuyển tiền để chiếm đoạt. Đặc biệt khi gọi lại số điện thoại kia thì đều không liên lạc được.

Khuyến cáo của cơ quan công an

Cục Cảnh sát giao thông cho biết, thông báo nộp phạt rồi hỏi tên tuổi, địa chỉ... là chiêu thức lừa đảo. Ảnh: Cục CSGT
Cục Cảnh sát giao thông cho biết, thông báo nộp phạt rồi hỏi tên tuổi, địa chỉ... là chiêu thức lừa đảo. Ảnh: Cục CSGT

Đại tá Nguyễn Quang Nhật - Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an cho hay, chiêu thức lừa đảo trên không mới nhưng vẫn có nhiều người "nhẹ dạ, cả tin" bị mắc lừa.

Theo quy định, tất cả các trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông được phát hiện thông qua hệ thống giám sát hoặc các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, đều được lực lượng Cảnh sát giao thông gửi thông báo bằng văn bản tới chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện vi phạm đề nghị tới đơn vị phát hiện vi phạm để xử lý (phạt nguội).

Hoặc khi đi đăng kiểm phương tiện sẽ được cơ quan đăng kiểm thông tin về trường hợp vi phạm và đề nghị tới đơn vị Cảnh sát giao thông phát hiện vi phạm để xử lý.

Đại tá Nguyễn Quang Nhật nhấn mạnh: Cục Cảnh sát giao thông, các đơn vị Cảnh sát giao thông không gọi điện thoại thông báo vi phạm trật tự an toàn giao thông, không yêu cầu người vi phạm chuyển tiền nộp phạt vào bất kỳ tài khoản nào.

Công an TP.Hà Nội cũng có khuyến cáo, người dân cần cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về các thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu.

Để làm việc với người dân, cơ quan công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua công an địa phương và không yêu cầu người dân cung cấp tài khoản ngân hàng để phục vụ điều tra.

Người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP và chuyển tiền cho các đối tượng.

Luật sư Nguyễn Thị Hường - Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết, ngay sau khi nhận thấy bản thân có dấu hiệu bị lừa đảo và không thể liên lạc lại được với đối tượng lừa đảo, bị hại/người bị lừa đảo cần báo ngay cho cơ quan công an nơi mình cư trú (Công an xã, phường, thị trấn, đồn công an, trạm công an...) để được giải quyết kịp thời.

Quang Việt
TIN LIÊN QUAN

Cụ bà Hà Nội bị chiếm đoạt 1,2 tỉ sau khi nhận cuộc gọi điện thoại lạ

Quang Việt |

Mặc dù đã có nhiều cảnh báo về thủ đoạn giả danh Công an gọi điện thoại để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng vẫn còn có người sập bẫy của các đối tượng.

Cảnh báo lừa đảo vi phạm phạt nguội về an toàn giao thông

TRẦN TUẤN |

Ngày 16.3, Công an thành phố Hà Tĩnh đã phát đi thông tin cảnh báo về tình trạng vờ nhắn tin thông báo bị phạt nguội về an toàn giao thông rồi khai thác thông tin cá nhân để lừa đảo.

Người phụ nữ ở Hà Nội bị lừa đảo 860 triệu sau cuộc gọi điện thoại lạ

Việt Dũng |

Một phụ nữ lớn tuổi ở quận Thanh Xuân, Hà Nội trở thành nạn nhân mới nhất của nhóm lừa đảo qua điện thoại khi chuyển cho chúng 860 triệu đồng.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Cụ bà Hà Nội bị chiếm đoạt 1,2 tỉ sau khi nhận cuộc gọi điện thoại lạ

Quang Việt |

Mặc dù đã có nhiều cảnh báo về thủ đoạn giả danh Công an gọi điện thoại để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng vẫn còn có người sập bẫy của các đối tượng.

Cảnh báo lừa đảo vi phạm phạt nguội về an toàn giao thông

TRẦN TUẤN |

Ngày 16.3, Công an thành phố Hà Tĩnh đã phát đi thông tin cảnh báo về tình trạng vờ nhắn tin thông báo bị phạt nguội về an toàn giao thông rồi khai thác thông tin cá nhân để lừa đảo.

Người phụ nữ ở Hà Nội bị lừa đảo 860 triệu sau cuộc gọi điện thoại lạ

Việt Dũng |

Một phụ nữ lớn tuổi ở quận Thanh Xuân, Hà Nội trở thành nạn nhân mới nhất của nhóm lừa đảo qua điện thoại khi chuyển cho chúng 860 triệu đồng.