Mất cơ hội về quê ăn Tết sau nhiều năm xa xứ vì tin tuyển dụng bán hàng online

HUYÊN NGUYỄN |

Với đa dạng chiêu thức, ngày càng nhiều người bị “sập bẫy” lừa đảo một cách đau đớn. Dịp lễ Tết là thời điểm những kẻ gian lợi dụng tâm lí người dân, học sinh, sinh viên, công nhân muốn làm thời vụ hay nhu cầu mua sắm, tri ân khách hàng… để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Ôm "trái đắng"

Tết này, dự định về quê sum vầy của gia đình chị Nguyễn Thị Luận – công nhân một công ty tại Khu Chế xuất Tân Thuận (Quận 7, TPHCM) tan biến.

Rời quê hương miền Bắc, hai vợ chồng vào TPHCM lập nghiệp. Sau nhiều năm không có điều kiện để về quê nên từ đầu năm 2022, chị Luận cùng chồng bắt đầu dành dụm, tiết kiệm chi tiêu với mục đích sẽ về quê đón Tết Quý Mão.

Mong muốn kiếm thêm thu nhập nên khi đọc được tin tuyển cộng tác viên bán hàng online, chị Luận tìm hiểu ngay.

Chị được yêu cầu tạm ứng thanh toán qua tài khoản các đơn hàng để đặt hàng; sau đó nhận lại tiền tạm ứng và tiền công kèm theo lãi đơn hàng và tiền thưởng.

Những lần đầu làm nhiệm vụ, tiền chuyển về rất đúng hạn, thu nhập tốt nhưng đến lần thứ 5 trở đi, khi số tiền thanh toán lớn hơn thì các chiêu thức lừa đảo chính thức được giăng ra.

“Các đối tượng yêu cầu phải hoàn thành đơn hàng lớn trong thời gian nhất định nếu không sẽ bị phạt hoặc bị mất trắng. Khi em đã nộp vào hệ thống tới 50 triệu đồng và không còn khả năng vay mượn thì mới vỡ lẽ mình bị lừa. Vậy là mọi kế hoạch, dự định tan biến. Không chỉ vậy, gia đình còn lục đục vì em mất tiền “ngu””, chị Luận than vãn.

Không chỉ dính lừa đảo 1 lần, Bạch Hà (19 tuổi, quê Đắk Lắk) đang là sinh viên đại học tại TPHCM cũng buồn rầu khi 2 lần vướng phải đa cấp. Là sinh viên năm nhất, Bạch Hà cũng mong muốn kiếm thêm thu nhập để phụ giúp bố mẹ trang trải chi phí học tập thế nhưng dù đã hết sức cẩn thận cũng vẫn “sa lầy”.

Sau khi đến phỏng vấn, Bạch Hà nhận ra đã bị chặn tài khoản liên lạc trước đó.
Sau khi đến phỏng vấn, Bạch Hà nhận ra đã bị chặn tài khoản liên lạc trước đó.

“Lần đầu, em gặp lừa đảo là khi xin việc làm bán thời gian tại cửa hàng. Đọc thông tin tuyển dụng trên mạng xã hội, em đến nộp hồ sơ thì được yêu cầu nộp lệ phí xét tuyển là 30.000 đồng và tạm ứng chi phí đồng phục là 650.000 đồng. Dù đã cảnh giác nhưng em vẫn bị “dụ” lần thứ hai là làm nhiệm vụ đơn hàng online và mất gần 2 triệu đồng”, Hà kể.

Còn ông Nguyễn Văn Vĩ (52 tuổi, Quỳnh Phụ, Thái Bình) cũng bất ngờ khi ngày 3.1 mới đây, cả hai vợ chồng cùng nhận được cuộc gọi nhận hàng đã đặt là một chiếc điện thoại và được yêu cầu trả tiền.

“Cả hai vợ chồng tôi cùng nhận được cuộc điện thoại giống nhau nên ban đầu tưởng các con đặt. Tuy nhiên, tôi đã đọc báo và biết được nhiều chiêu thức lừa đảo nên cố gắng liên hệ con cái để xác nhận không có ai đặt hàng và từ chối nhận”, ông Vĩ kể.

Cảnh giác lừa đảo đa dạng, tinh vi

TS Lê Nguyễn Quốc Khang – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Mở TPHCM cảnh báo, hiện nay với thời đại công nghệ thông tin phát triển cũng kéo theo nhiều hình thức lừa đảo trên không gian mạng. Nhà trường đã nhận được không ít phản ánh của sinh viên về vấn đề này.

“Các em sinh viên, những người có nhu cầu tìm kiếm việc làm nên tìm hiểu qua các kênh chính thống về thông tin việc làm để đảm bảo hơn, an tâm hơn, hạn chế rủi ro.

Tại nhà trường, sinh viên có thể tìm việc, nhờ tư vấn thông qua Phòng Công tác sinh viên, Trung tâm kết nối việc làm hoặc tham gia ngày hội việc làm do nhà trường tổ chức và có ký kết với các doanh nghiệp uy tín”, ông Khang cho hay.

Dịp lễ Tết là thời điểm những kẻ gian lợi dụng tâm lý người dân muốn kiếm thêm thu nhập để có một cái Tết ấm no. Một số chiêu thức lừa đảo như thông báo bạn đã trúng thưởng khi mua sắm trực tuyến và cần nộp tiền thuế để nhận giải thưởng tri ân khách hàng hoặc yêu cầu kích vào liên kết giả mạo, cung cấp thông tin cá nhân, thông tin thẻ tín dụng/tài khoản Internet Banking (bao gồm cả tên đăng nhập, mật khẩu và OTP).

Hình thức khác là cuộc gọi nâng cấp miễn phí SIM 4G hoặc 5G, những cuộc gọi, lời mời hoặc đường link, tin nhắn giả mạo ngân hàng, cơ quan điều tra, công an… với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản.

Thậm chí, nhiều đối tượng còn giả mạo cả những trang web, fanpage của các hãng tàu hỏa, máy bay, xe bus... để bán vé giả.

Cục Cảnh sát hình sự (C02) Bộ Công an cũng đưa ra cảnh báo, thời gian qua, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn biến phức tạp, với thủ đoạn tinh vi, xảy ra tại nhiều địa phương, trên nhiều lĩnh vực và đặc biệt là lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng có chiều hướng gia tăng.

Thống kê hằng năm, toàn quốc xảy ra khoảng 2.000 vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Chỉ tính từ đầu năm 2022 đến nay, Bộ Công an đã khởi tố gần 500 vụ án và hơn 1.000 bị can liên quan các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao, bằng con số của cả năm 2020, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2021.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Cảnh báo hiện tượng mạo danh quân nhân để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Các đối tượng mạo danh quân nhân để liên hệ chủ nhà hàng ở Quảng Ngãi đặt hàng suất ăn với số lượng lớn, sau đó lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

App công nhân để ngăn lừa đảo

Quang Chính |

“App công nhân” mang tên Hướng Công của LĐLĐ thành phố Hải Phòng là một giải pháp tốt để bảo vệ công nhân lao động và cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo qua app điện thoại.

Tránh "sập bẫy" lừa đảo tìm việc làm thêm cận Tết bằng cách nào?

LƯƠNG HẠNH |

Sinh viên là đối tượng dễ bị lừa đảo khi tìm kiếm các công việc tại nhà làm thêm dịp cận Tết. Chuyên gia bày cách để đối tượng này có thể tránh "sập bẫy" lừa đảo.

Báo nước ngoài gợi ý 10 điểm du lịch tuyệt nhất Việt Nam ngoài Hà Nội

Mộc Anh |

"Việt Nam còn nhiều điều thú vị hơn thủ đô Hà Nội để khách du lịch tò mò, trải nghiệm những điều bất ngờ của phương Đông" - Chuyên trang du lịch The Travel chia sẻ.

Hà Nội: Nguyên nhân đường trăm tỉ thông xe nhưng vẫn tối om

HỮU CHÁNH - HOA LỆ |

Hệ thống chiếu sáng ở đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài khi trời tối chỉ được bật rải rác khiến người dân di chuyển gặp nhiều khó khăn.

Đại tá Trần Văn Toản làm Phó Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an

DUY TUẤN |

Đại tá Trần Văn Toản, Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận, được điều động đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an.

Công an làm việc với một bị hại liên quan đến vụ án bà Nguyễn Phương Hằng

Anh Tú |

TPHCM - Ngày 20.3, Công an TP Hồ Chí Minh đã mời bà Đinh Thị Lan (sinh năm 1976, ngụ quận Gò Vấp) liên quan vụ án bà Nguyễn Phương Hằng (sinh năm 1971, Tổng Giám đốc Công ty CP Đại Nam, Bình Dương).

Hòa Bình: Tai nạn lao động tại mỏ đá, 1 công nhân tử vong

Minh Chuyên |

Một vụ tai nạn lao động vừa xảy ra tại mỏ đá trên địa bàn huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình, khiến 1 công nhân tử vong.

Cảnh báo hiện tượng mạo danh quân nhân để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Các đối tượng mạo danh quân nhân để liên hệ chủ nhà hàng ở Quảng Ngãi đặt hàng suất ăn với số lượng lớn, sau đó lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

App công nhân để ngăn lừa đảo

Quang Chính |

“App công nhân” mang tên Hướng Công của LĐLĐ thành phố Hải Phòng là một giải pháp tốt để bảo vệ công nhân lao động và cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo qua app điện thoại.

Tránh "sập bẫy" lừa đảo tìm việc làm thêm cận Tết bằng cách nào?

LƯƠNG HẠNH |

Sinh viên là đối tượng dễ bị lừa đảo khi tìm kiếm các công việc tại nhà làm thêm dịp cận Tết. Chuyên gia bày cách để đối tượng này có thể tránh "sập bẫy" lừa đảo.