Kỳ án đòi công ty Nhà nước bồi thường 90 tỉ đồng ở Hà Nội

Anh Tuấn |

Công ty TNHH MTV Cơ khí Hà Nội (Hameco) là đơn vị thuộc sở hữu của Nhà nước đang phải đối mặt với khoản tiền bồi thường lên đến hơn 90 tỉ đồng sau bản án của Tòa án nhân dân (TAND) TP.Hà Nội. Kéo theo đó, hơn 500 hộ gia đình cán bộ nhân viên của công ty này chịu ảnh hưởng vì nguy cơ mất việc làm.

Nhiều vấn đề cần làm rõ

Theo hồ sơ vụ việc, thửa đất số 586 tờ bản đồ số 3, tổng diện tích là 5 sào, 4 thước, tương đương 1.903m2 tại thôn Thượng Đình (Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội) do ông Cao Đắc Lãng quản lý, sử dụng thửa đất. Sau khi ông Lãng và con trai trưởng là ông Cao Đắc Mưu mất, phần đất này đã giao lại cho ông Cao Đức Chiêu - cháu đích tôn quản lý sử dụng.

Năm 1955, khi Chính phủ có chủ trương xây dựng nhà máy trung quy mô ở thôn Thượng Đình, họ Cao đã chuyển nhượng thửa đất trên cho Chính phủ theo "Giấy nhượng đất cho Chính phủ" ngày 23.12.1955. Trong đó, có nội dung tự nguyện được nhận đền bù: Hoa màu (7.000 đồng) và số đất ruộng tương đương.

Thời điểm 1957 cho đến nay, Hameco tiếp nhận đất, giải quyết việc đền bù cho ông Chiêu. Theo đó, toàn bộ hồ sơ, bảng kê, sổ theo dõi của công ty thể hiện công ty thực hiện đề bù cho các hộ dân, trong đó có phần bồi thường còn lại đối với gia đình ông Lãng.

Công ty Hameco. Ảnh: T.L
Công ty Hameco. Ảnh: T.L

Đó là lý do, TAND TP.Hà Nội cho rằng, có căn cứ xác định thửa đất số 586 tờ bản đồ số 3 là đất thổ cư của họ Cao. Cho nên cần căn cứ vào kết quả định giá của Hội đồng định giá đối với giá trị quyền sử dụng đất theo giá thực tế tại địa phương là 70.000.000 đồng/m2 để làm căn cứ tính tiền bồi thường.

Đồng thời chấp thuận yêu cầu của ông Cao Đắc Chiêu số tiền đền bù hoa màu được xác định tại giấy nhượng đất cho Chính phủ năm 1955 là 7.000 đồng quy đổi ra giá trị hiện tại theo phương pháp quy ra thóc và nhân với giá thóc 8.600 đồng/kg trên thị trường hiện nay là phù hợp với quy định tại Điều 48, Điều 49 Luật Đất đai năm 1987.

Chính vì vậy, bản án phúc thẩm do Toà án Nhân dân TP.Hà Nội tuyên, buộc Hameco phải trả cho ông Cao Đắc Chiêu số tiền giá trị quyền sử dụng đất là hơn 90 tỉ đồng và hơn 267 triệu đồng tiền đền bù hoa màu trên đất.

Đề nghị xem xét thủ tục giám đốc thẩm

Sau khi bản án được tuyên, ngày 23.6.2022, đại diện Hameco là ông Nguyễn Ngọc Hùng - Tổng Giám đốc công ty - đã có đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm lên Chánh án Toà án Nhân dân cấp cao đối với bản án phúc thẩm số 140 của TAND TP.Hà Nội.

Còn luật sư Bùi Quang Hưng - đại diện pháp lý cho Hameco - cho biết, công ty thuộc sở hữu 100% vốn Nhà nước và được Nhà nước bàn giao đất theo Quyết định 2774 ngày 5.11.1955 để xây dựng nhà máy.

Dù vậy, từ năm 1979 đến nay, ông Chiêu liên tục gửi đơn tới công ty đòi tiền đền bù hoa màu và đất liên quan đến thửa 586, diện tích 1.903m2. Ông Chiêu cho rằng, họ Cao đã nhượng cho Chính phủ để xây dựng khu tập thể công ty.

Tuy nhiên, đến năm 2000, Sở Địa chính nhà đất Hà Nội (nay là Xí nghiệp Quản lý và Phát triển Nhà Thanh Xuân) đã quản lý khu tập thể Hameco theo Quyết định số 325 ngày 7.7.2000. Đó là lý do, ông Hưng cho rằng, "công ty không có trách nhiệm phải đền bù cho ông Chiêu" và cũng không phải là bị đơn trong vụ án dân sự này.

Giấy nhượng đất cho Chính phủ. Ảnh: C.N
Giấy nhượng đất cho Chính phủ. Ảnh: C.N

"Việc nhượng đất là nhượng cho Chính phủ, Hameco chỉ là đơn vị được Nhà nước giao quyền sử dụng đất để xây dựng nhà máy sản xuất kinh doanh và đến năm 2000, toàn bộ diện tích đất trên thửa đất đã chuyển cho UBND TP.Hà Nội quản lý" - ông Hưng cho hay.

Cũng theo đại diện Hameco, thửa đất xây dựng khu tập thể của công ty do Sở Địa chính nhà đất Hà Nội quản lý. UBND TP.Hà Nội là cơ quan quản lý đất đai và người trực tiếp sử dụng đất hiện nay là các hộ dân đã mua nhà theo Nghị định 61 của Chính phủ. Chính vì vậy, ông Hùng cho rằng, "nếu có yêu cầu đền bù thì những chủ thể quản lý sử dụng đất này mới là chủ thể bị khởi kiện, không phải công ty".

Luật sư Bùi Quang Hưng cho rằng, hồ sơ ông Cao Đắc Chiêu lấy làm căn cứ chỉ duy nhất một văn bản "Giấy nhượng đất cho Chính phủ" không có tính pháp lý. Bởi, văn bản trên không có bản gốc và xác nhận của bất cứ Cơ quan Nhà nước vào năm 1955.

Bên cạnh đó, ngày 3.10.2012, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định số 4396 đã kết luận yêu cầu đòi tiền đền bù của ông Chiêu là không có cơ sở, Quyết định 4396 có hiệu lực thi hành, các văn bản của UBND thành phố chỉ đạo trái với văn bản này đều bị bãi bỏ, ông Cao Đắc Chiêu chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Đến ngày 11.8.2014, UBND Thành phố Hà Nội tiếp tục ban hành quyết định số 5933 trả lời khiếu nại của ông Cao Đắc Chiêu. Theo đó, nội dung khiếu nại của ông Cao Đắc Chiêu không có tình tiết mới so với các nội dung Thanh tra Thành phố kết luận. UBND Thành phố cho biết, chấm dứt việc tiếp nhận, xem xét giải quyết đơn của ông Cao Đắc Chiêu khiếu nại liên quan đến nội dung này.

Bộ Công Thương đề nghị xem xét vụ án công khai, minh bạch

Liên quan đến vụ việc này, đại diện Bộ Công Thương cho biết, Bộ cũng đã có văn bản đề nghị Toà án Nhân dân TP.Hà Nội đề nghị phối hợp giải quyết vụ kiện “đòi tiền hoa màu và đền bù đất”.

Theo Bộ Công Thương, tại bản án số 72 của TAND quận Thanh Xuân yêu cầu Công ty Cơ khí Hà Nội có trách nhiệm đền bù hơn 90 tỉ đồng. Tuy nhiên, bộ này cho rằng hiện nay, phần diện tích đất là đối tượng của vụ án đã được công ty bàn giao lại cho Sở Địa chính Hà Nội.

Bên cạnh đó, cần phải xét đến Quyết định 4396 của UBND TP.Hà Nội về việc giải quyết đơn của ông Nguyễn Đắc Chiêu để vụ án đưa ra xét xử đảm bảo công khai, minh bạch, theo đúng quy định của pháp luật.

Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Có được bồi thường khi đồ dùng hỏng sau sự cố tăng điện áp?

Quang Việt |

Tại một số khu vực Hà Nội đã xảy ra sự cố điện áp tăng vọt, khiến nhiều gia đình bị cháy, chập thiết bị điện, trường hợp này người dân có được bồi thường?

Không bồi thường cho người không đủ bằng chứng thiệt hại do sự cố Formosa

TRẦN TUẤN |

HÀ TĨNH - 6 năm sau sự cố môi trường biển do Công ty Formosa Hà Tĩnh xả thải, vẫn còn một số công dân khiếu nại kéo dài đòi bồi thường, hỗ trợ. Tuy nhiên, qua nhiều vụ khiếu nại, các ngành chức năng Hà Tĩnh xác định không đủ căn cứ để đền bù thiệt hại.

Vì sao 1.400 m2 đất sản xuất nông nghiệp không được bồi thường?

QUANG ĐẠI |

Hà Tĩnh - Cho rằng 1.400 m2 đất người dân sản xuất nông nghiệp từ 1993 đến nay là đất “bãi bồi ven sông” chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nên UBND huyện Hương Khê không bồi thường khi thu hồi thực hiện dự án.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Có được bồi thường khi đồ dùng hỏng sau sự cố tăng điện áp?

Quang Việt |

Tại một số khu vực Hà Nội đã xảy ra sự cố điện áp tăng vọt, khiến nhiều gia đình bị cháy, chập thiết bị điện, trường hợp này người dân có được bồi thường?

Không bồi thường cho người không đủ bằng chứng thiệt hại do sự cố Formosa

TRẦN TUẤN |

HÀ TĨNH - 6 năm sau sự cố môi trường biển do Công ty Formosa Hà Tĩnh xả thải, vẫn còn một số công dân khiếu nại kéo dài đòi bồi thường, hỗ trợ. Tuy nhiên, qua nhiều vụ khiếu nại, các ngành chức năng Hà Tĩnh xác định không đủ căn cứ để đền bù thiệt hại.

Vì sao 1.400 m2 đất sản xuất nông nghiệp không được bồi thường?

QUANG ĐẠI |

Hà Tĩnh - Cho rằng 1.400 m2 đất người dân sản xuất nông nghiệp từ 1993 đến nay là đất “bãi bồi ven sông” chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nên UBND huyện Hương Khê không bồi thường khi thu hồi thực hiện dự án.