TPHCM

Đồ điện tử gia dụng “second hand“: Bị cấm nhưng vẫn "vô tư" nhập lậu

Trường Sơn |

Trong vòng 3 ngày, lực lượng chức năng TPHCM đã phát hiện 2 container chứa hàng trăm thiết bị điện tử, đồ gia dụng đã qua sử dụng nhập lậu vào Việt Nam bằng đường biển dưới cái mác là "rổ nhựa". Dù liên tục bị bắt nhưng với mức lợi nhuận khổng lồ khi biến hàng "bãi" thành hàng "xịn", các đầu nậu vẫn bất chấp vì mức lợi nhuận thu được quá lớn.

Hai lô hàng bạc tỉ đội lốt "rổ nhựa"

Để qua mặt các cơ quan chức năng, nhiều doanh nghiệp đã gian dối trong việc khai chủng loại hàng hóa nhập khẩu để tuồn các mặt hàng gia dụng, điện tử đã qua sử dụng về Việt Nam bán lại với mức chênh lệch rất lớn. Tiêu biểu như từ ngày 6 đến ngày 8.6, hai container hàng lậu đã bị Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn cùng các cơ quan hữu quan phát hiện, bắt giữ.

Video Hải quan cùng các lực lượng chức năng phát hiện bắt giữ container chứa hàng trăm thiết bị điện tử gia dụng "second hand" tại cảng Cát Lái chiều 8.6:

 

Theo đó, vào ngày 6.6, do nghi vấn container của Cty TNHH Thương mại Dịch vụ vận tải giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu Trọng Nguyễn (trụ sở tại TPHCM) nhập về từ Nhật Bản vào ngày 24.5, Chi cục Hải quan cửa khảu Cảng Sài Gòn đã phối hợp cùng các đơn vị hữu quan đưa container này đi soi chiếu và tiến hành kiểm tra thực tế.

Qua đó, phát hiện trong container này chứa hàng trăm thiết bị điện gia đụng, đồ điện tử đã qua sử dụng, gồm 47 tủ lạnh, 80 bộ điều hòa không khí, 50 máy rửa chén, 70 nồi cơm điện. Theo các đơn vị chức năng thì tất cả số hàng này đều đã qua sử dụng, thuộc diện cấm nhập khẩu.

Hàng chục bộ máy điều hòa không khí trong container hàng lậu mới bị phát hiện chiều 8.6 tại cảng Cát Lái. Ảnh: Trường Sơn

Tiếp sau đó, vào chiều ngày 8.6, thêm 1 container nghi vấn nữa do Cty TNHH Thương mại Dịch vụ vận tải giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu Trí Nguyễn, trụ sở tại quận Tân Bình khai báo là mặt hàng rổ nhựa, nhập từ Nhật Bản về Việt Nam qua cảng Cát Lái. Tiến hành kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện có hàng trăm thiết bị gia dụng như máy lạnh, máy giặt, bộ điều hòa không khí, tủ lạnh, thậm chí cả máy ảnh đã qua sử dụng.

Số nồi cơm điện, tủ lạnh, máy giặt đã qua sử dụng nhập lậu này vốn là "hàng bãi" tại các nước phát triển nhưng khi được nhập về Việt nam, chúng được bán một cách lén lút với giá trị cao gấp nhiều lần. Ảnh: Trường Sơn

Theo Chi cục Hải quan cửa khẩu Sài Gòn Khu vực 1, thời gian qua, đơn vị đã liên tiếp phát hiện nhiều thủ đoạn buôn lậu với hình thức tương tự, chủ yếu là mặt hàng điện lạnh, điện tử, xe máy đã qua sử dụng. Để qua mặt các cơ quan chức năng, các Cty pháp nhân thường khai là rổ nhựa để được phân luồng xanh. Tuy nhiên, khi phát hiện nghi vấn, Hải quan đã phối hợp cùng các lực lượng đưa các container vào diện giám sát trọng điểm và tiến hành soi chiếu để ngăn chặn việc thẩm lậu số hàng này vào thị trường nội địa.

Các loại hàng "second hand" này sẽ về đâu?

Theo một lãnh đạo lực lượng quản lý thị trường một quận vùng ven TPHCM, đơn vị ông liên tục phát hiện, bắt giữ và xử phạt các đơn vị, cá nhân kinh doanh các mặt hàng gia dụng đã qua sử dụng này. Trong số các mặt hàng bị thu giữ, đa phần là hàng điện lạnh như máy điều hòa không khí, tử lạnh và nồi cơm điện... Các mặt hàng này thường được bày bán trong các cửa hàng điện máy nhỏ phục vụ cho các đối tượng thu nhập thấp như công nhân, sinh viên. Tuy nhiên, cũng có trường hợp cơ quan quản lý thị trường phát hiện nhiều đơn vị kinh doanh lớn lén lút bán các mặt hàng bị cấm này cho người tiêu dùng.

Hàng đã qua sử dụng bị lực lượng chức năng bắt giữ. Ảnh: Trường Sơn
Các tủ lạnh "side by side" loại lớn này được bán với giá hàng chục triệu đồng trên thị trường nếu qua được sự kiểm soát của các cơ quan chức năng. Ảnh: Trường Sơn

Theo các cơ quan chức năng thì việc xử phạt các trường hợp mua bán hàng điện tử gia dụng đã qua sử dụng nhập lậu gặp nhiều khó khăn vì mức phạt hiện nay chưa đủ sức răn đe người nhập lậu cũng như người buôn bán. Theo Nghị định 185/NĐCP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì mức phạt cao nhất cho hành vi bán hàng cấm chỉ dừng ở mức 40-50 triệu đồng cho pháp nhân nếu giá trị lô hàng trên 100 triệu đồng, với cá nhân thì mức phạt sẽ thấp hơn, nếu lô hàng  không chạm đến mức bị truy tố hình sự.

Với mức lợi nhuận rất lớn từ việc kinh doanh, nhập khẩu mặt hàng trên thì đây là mức phạt như "ném đá ao bèo", các đầu nậu sẵn sàng để cơ quan quản lý thị trường tịch thu, xử phạt vì chỉ cần lọt được 1 lô hàng thì đã có trong tay hàng tỉ đồng lợi nhuận.

Trường Sơn
TIN LIÊN QUAN

Có gì bên trong container hàng cấm đội lốt “rổ nhựa Nhật Bản“?

Trường Sơn |

Hôm nay (8.6) Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 vừa kiểm tra một container của một Cty có trụ sở tại quận Tân Bình nhập về từ Nhật Bản qua cảng Cát Lái. Trên hồ sơ, lô hàng này được khai là rổ nhựa nhập khẩu. Nghi vấn hàng lậu Hải quan đã chuyển sang giám sát trọng điểm, soi chiếu. Sau khi tháo niêm phong, lực lượng chức năng phát hiện có hàng trăm thiết bị điện tử đã qua sử dụng như máy giặt, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, thậm chí cả máy ảnh... thuộc diện cấm nhập khẩu.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Có gì bên trong container hàng cấm đội lốt “rổ nhựa Nhật Bản“?

Trường Sơn |

Hôm nay (8.6) Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 vừa kiểm tra một container của một Cty có trụ sở tại quận Tân Bình nhập về từ Nhật Bản qua cảng Cát Lái. Trên hồ sơ, lô hàng này được khai là rổ nhựa nhập khẩu. Nghi vấn hàng lậu Hải quan đã chuyển sang giám sát trọng điểm, soi chiếu. Sau khi tháo niêm phong, lực lượng chức năng phát hiện có hàng trăm thiết bị điện tử đã qua sử dụng như máy giặt, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, thậm chí cả máy ảnh... thuộc diện cấm nhập khẩu.