Công an điều tra vụ phá rừng làm đường dây điện cao thế ở Quảng Nam

Hoàng Bin |

Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam vừa hủy bỏ quyết định xử phạt hành chính và chuyển hồ sơ vụ phá rừng phòng hộ Tây Giang cho công an điều tra.

Chuyển hồ sơ cho công an điều tra

Liên quan đến vụ hơn 1,7 ha rừng phòng hộ tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam bị xâm hại nghiêm trọng, trả lời Báo Lao Động, ông Nguyễn Văn Lượm – Chủ tịch UBND huyện Tây Giang cho biết, hành vi xâm phạm, hủy hoại rừng bắt đầu từ khi Ban Quản lý (BQL) dự án thủy điện Tr’Hy thi công đường dây điện cao thế 110kV năm 2019, nhưng địa phương và đơn vị bảo vệ rừng chậm phát hiện, ngăn chặn.

Vụ phá rừng phòng hộ Tây Giang, Quảng Nam bộc lộ nhiều bất cập trong công tác quản lý rừng. Ảnh: BQL rừng Tây Giang.
Vụ phá rừng phòng hộ Tây Giang, Quảng Nam bộc lộ nhiều bất cập trong công tác quản lý rừng. Ảnh: BQL rừng Tây Giang.

“Sau khi có thông tin thì UBND huyện đã có chỉ đạo dừng ngay các hoạt động thi công, giao cho các ngành công an, kiểm lâm, viện kiểm sát huyện tiến hành kiểm tra, xác minh, kiểm đếm số cây rừng bị đốn hạ để làm cơ sở xử lý theo quy định”, ông Lượm nói.

Thống kê sơ bộ, đã có hơn 400 cây rừng tự nhiên đã bị triệt hạ, thiệt hại hàng trăm mét khối gỗ. Huyện đang tập trung xử lý, khắc phục hậu quả.

Nhiều cây rừng gỗ lớn có đường kính trên 40cm tại rừng phòng hộ tây Giang đã bị đốn hạ trái phép khi thi công đường dây dẫn điện 110kV. Ảnh N.H.
Nhiều cây rừng gỗ lớn có đường kính trên 40cm tại rừng phòng hộ Tây Giang đã bị đốn hạ trái phép khi thi công đường dây dẫn điện 110kV. Ảnh N.H

Theo ông Nguyễn Văn Sinh, Giám đốc BQL rừng phòng hộ Tây Giang, để xảy ra vụ phá rừng này, trách nhiệm thuộc về BQL rừng, Hạt kiểm lâm huyện và UBND các xã nơi xảy ra vụ việc (3 xã Atiêng, Dang, Lăng - PV). BQL rừng phòng hộ Tây Giang đã phối hợp với Hạt kiểm lâm huyện xác lập hồ sơ vi phạm và kiểm lâm đã ra quyết định xử phạt hành chính.

Nguồn tin Lao Động cho biết, chính kiểm lâm là đơn vị phát hiện vụ phá rừng này. Ban đầu, kiểm lâm đã xử phạt hành chính. Tuy nhiên, qua mở rộng điều tra, nhận thấy diện tích rừng bị phá quy mô lớn, tính chất phức tạp nên Hạt kiểm lâm huyện Tây Giang đã hủy quyết định xử phạt hành chính, lập hồ sơ, chuyển cho cơ quan Công an điều tra vụ việc.

Có hay không việc tiếp tay cho hành vi phá rừng?

Dự án thủy điện Tr'Hy có công suất 30 MW, được khởi công năm 2008, đến nay đã hoàn thành phần cơ bản nhưng chưa được đưa vào vận hành, phát điện.

Nguyên nhân là do chủ đầu tư đang chờ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương chuyển đổi hơn 2.000m2 rừng tự nhiên sang đất khác để thi công đường dây truyền tải điện 110kV (giai đoạn 2), đấu nối vào hệ thống lưới điện quốc gia.

Công trình thủy điện Tr'Hy chậm tiến độ nhiều năm và chưa được hòa vào hệ thống lưới điện quốc gia. Ảnh: N.H.
Sau hơn 15 năm, công trình thủy điện Tr'Hy tại Quảng Nam vẫn chưa được hòa vào hệ thống lưới điện quốc gia. Ảnh: N.H.

Tuy chưa được cấp phép nhưng đơn vị thi công đã tự ý phá rừng phòng hộ Tây Giang (trước đó, đơn vị này cũng đã đốn hạ nhiều cây rừng tại tại xã Mà Cooih, huyện Đông Giang) để mở đường, dựng trụ điện, gây ra vụ phá rừng lớn nhất tại Quảng Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Ông Đinh Quốc Quyền – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần tài chính và phát triển năng lượng (chủ đầu tư dự án thủy điện Tr’Hy) thừa nhận sai phạm trong việc phá rừng phòng hộ thi công đường dây dẫn điện cao thế và cam kết với địa phương sẽ nghiêm túc khắc phục hậu quả, sớm hoàn trả lại diện tích rừng đã bị đốn hạ.

Tuy nhiên, qua vụ việc phá rừng ở Tây Giang và Đông Giang cho thấy nhiều điểm bất thường. Như khu vực xảy ra phá rừng để thi công đường dây 110kV nằm gần cạnh vị trí lực lượng bảo vệ rừng đóng chân và diễn ra trong thời gian dài, nhưng chủ rừng và người dân được giao khoán không phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, dù mỗi năm, Quảng Nam chi đến hơn 200 tỉ đồng để thuê khoán bảo vệ 0,5 triệu ha rừng trên toàn tỉnh.

Hoàng Bin
TIN LIÊN QUAN

Phá rừng phòng hộ để làm đường dây điện cao thế tại Quảng Nam

Hoàng Bin |

Khoảng 1,7ha rừng phòng hộ tại huyện Tây Giang, Quảng Nam đã bị xâm hại nghiêm trọng khi thi công đường dây điện cao thế, nhưng chính quyền và đơn vị bảo vệ rừng không hề hay biết.

Nguyên nhân khiến phá rừng khu vực biên giới Ia Mơr ở Gia Lai diễn biến phức tạp

THANH TUẤN |

Diện tích rừng rộng lớn, địa hình phức tạp, các đối tượng khai thác gỗ manh động, liều lĩnh dễ dàng xâm nhập và tẩu tán hiện vật khỏi hiện trường. Trong khi đó, lực lượng bảo vệ rừng mỏng, thiếu công cụ hỗ trợ, khiến rừng khu vực biên giới Ia Mơr thường bị xâm hại.

Bám các "điểm nóng", ngăn chặn việc phá rừng vào dịp Tết

HƯNG THƠ |

Các chủ rừng ở tỉnh Quảng Trị cắt cử lực lượng chốt chặn, tuần tra ở các điểm nóng để ngăn việc phá rừng, xâm hại rừng dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Kỷ luật nhiều cá nhân vụ thu lại tiền nghỉ mát ở Cục Quản lý thị trường Bắc Giang

NHÓM PV |

Một loạt cá nhân tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang đã bị Tổng cục Quản lý thị trường ra quyết định kỷ luật do liên quan đến vụ công chức, người lao động bị thu lại tiền hỗ trợ tham quan, nghỉ mát.

Vận động viên bắn súng đắp chăn chống rét tập luyện

HOÀNG HUÊ |

Các vận động viên đội tuyển bắn súng, taekwondo Việt Nam phải đắp chăn và mặc áo ấm trong lúc tập luyện để chống chọi với thời tiết giá rét ở miền Bắc.

Truy bắt kẻ xông vào tiệm trò chơi bắn cá, rút dao đe doạ và cướp tiền

Duy Tuấn |

Bình Thuận - Công an TP Phan Thiết đang truy tìm đối tượng xông vào một tiệm trò chơi bắn cá, cướp giật điện thoại rồi dùng dao đe doạ nữ nhân viên và cướp số tiền gần 25 triệu đồng rồi tẩu thoát.

Ukraina tiếp tục mất thêm lãnh thổ ở Donbass vào tay Nga

Song Minh |

Quân đội Ukraina hôm 27.2 cho biết đã rút khỏi hai ngôi làng ở Donbass, mất thêm lãnh thổ do sự hỗ trợ từ các đồng minh phương Tây không còn nhiều.

Hơn 7.000 người dân phường Yên Hoà, Dịch Vọng chuyển về phường Quan Hoa

KHÁNH AN |

Theo dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 của UBND quận Cầu Giấy, Hà Nội, khoảng 7.308 người dân phường Yên Hoà, Dịch Vọng được chuyển về phường Quan Hoa.

Phá rừng phòng hộ để làm đường dây điện cao thế tại Quảng Nam

Hoàng Bin |

Khoảng 1,7ha rừng phòng hộ tại huyện Tây Giang, Quảng Nam đã bị xâm hại nghiêm trọng khi thi công đường dây điện cao thế, nhưng chính quyền và đơn vị bảo vệ rừng không hề hay biết.

Nguyên nhân khiến phá rừng khu vực biên giới Ia Mơr ở Gia Lai diễn biến phức tạp

THANH TUẤN |

Diện tích rừng rộng lớn, địa hình phức tạp, các đối tượng khai thác gỗ manh động, liều lĩnh dễ dàng xâm nhập và tẩu tán hiện vật khỏi hiện trường. Trong khi đó, lực lượng bảo vệ rừng mỏng, thiếu công cụ hỗ trợ, khiến rừng khu vực biên giới Ia Mơr thường bị xâm hại.

Bám các "điểm nóng", ngăn chặn việc phá rừng vào dịp Tết

HƯNG THƠ |

Các chủ rừng ở tỉnh Quảng Trị cắt cử lực lượng chốt chặn, tuần tra ở các điểm nóng để ngăn việc phá rừng, xâm hại rừng dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.