Bộ Công an đề xuất mới về thứ tự chấp hành báo hiệu đường bộ

Quang Việt |

Tại Dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, Bộ Công an đưa ra đề xuất về thứ tự chấp hành báo hiệu đường bộ đối với người điều khiển phương tiện.

Dự án Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình Quốc hội khóa XV xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 7.

Tại Điều 12 Dự thảo Luật quy định về báo hiệu đường bộ, gồm: Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; đèn tín hiệu giao thông; biển báo hiệu đường bộ gồm: biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn, biển phụ;

Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường; cọc tiêu, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H; thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.

Theo đề xuất mới, người tham gia giao thông phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới như sau: Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; Tín hiệu đèn giao thông; Biển báo hiệu; Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường; Cọc tiêu, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H; Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.

Cũng theo dự thảo, hiệu lệnh của người điều khiển giao thông được quy định cụ thể: Tay bên phải giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở tất cả các hướng dừng lại;

Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi;

Tay bên phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.

Về tín hiệu đèn giao thông: Tín hiệu đèn màu xanh là được đi; trường hợp người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang đi ở lòng đường, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường;

Tín hiệu đèn màu vàng phải dừng lại trước vạch dừng; trường hợp đang đi trên vạch dừng hoặc đã đi qua vạch dừng mà tín hiệu đèn vàng thì được đi tiếp; trường hợp tín hiệu đèn màu vàng nhấp nháy, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được đi nhưng phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường hoặc các phương tiện khác theo quy định; Tín hiệu đèn màu đỏ là cấm đi.

Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ để hỗ trợ cảnh báo nguy hiểm cho người tham gia giao thông đường bộ.

Dự thảo Luật còn nêu rõ, khi ở một vị trí vừa có biển báo hiệu đặt cố định vừa có biển báo hiệu tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau, người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu tạm thời.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ, trừ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết quy định này.

Quang Việt
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất các hành vi bị cấm trong Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

PHẠM ĐÔNG |

Dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an soạn thảo đã đề xuất quy định chi tiết các hành vi bị nghiêm cấm trong giao thông đường bộ.

Bộ Công an nêu 6 lý do cần xây dựng Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Bảo Nguyên |

Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã được Quốc hội Khóa XV cho ý kiến, thảo luận ở tổ và ở hội trường và dự kiến sẽ trình thông qua tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5.2024). Việc xây dựng, ban hành Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, với mục tiêu quan trọng là bảo đảm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân.

Quốc hội thảo luận Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

PHẠM ĐÔNG |

Tiếp tục kỳ họp thứ 6, trong phiên làm việc hôm nay (24.11), các đại biểu Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cơ chế “lưỡng tính” là cải cách có tính đột phá cho báo chí

Theo Vietnamnet |

Cải cách có tính đột phá về cơ chế cho báo chí là chấp nhận cho các cơ quan báo chí có 2 cơ chế hoạt động song song: vừa như đơn vị sự nghiệp, vừa như doanh nghiệp.

Chợ báo giấy giữa lòng Thủ đô tất bật mỗi sáng tinh mơ

Việt Anh - Hoàng Xuyến |

Suốt hàng chục năm qua, dù là ngày nắng hay mưa, cứ mỗi sáng tinh mơ, dọc vỉa hè phố Đinh Lễ lại nhộn nhịp cảnh người người phân loại, đưa những đầu báo giấy đến các cơ quan công sở của Thủ đô.

Người dân bức xúc vì doanh nghiệp nổ mìn khai thác đá gây ô nhiễm môi trường

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Hàng chục hộ dân tại thôn Quyết Thắng (xã Xích Thổ, huyện Nho Quan) bức xúc và đã nhiều lần kiến nghị với chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý dứt điểm tình trạng nổ mìn khai thác đá của Công ty Nam Anh Tú, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân.

Hình ảnh Sông Hồng tròn một năm sau thời điểm khô cạn trơ đáy

Tô Công |

Với những diễn biến thay đổi của thời tiết, thủy văn thời gian qua, mực nước sông Hồng đoạn qua địa phận tỉnh Phú Thọ đã có nhiều khác biệt so với khoảng thời gian tròn 1 năm trước - thời điểm nước sông cạn kỷ lục.

Giới trẻ Hà Nội thức xuyên đêm để kịp đi uống cà phê lúc 4h sáng

Trần Phương Chi |

Để kịp có mặt tại quán cà phê từ 4h sáng, nhiều bạn trẻ thức xuyên đêm để thử cảm giác hẹn hò, tán gẫu và ngắm phố xá Hà Nội lúc mặt trời chưa mọc.

Đề xuất các hành vi bị cấm trong Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

PHẠM ĐÔNG |

Dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an soạn thảo đã đề xuất quy định chi tiết các hành vi bị nghiêm cấm trong giao thông đường bộ.

Bộ Công an nêu 6 lý do cần xây dựng Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Bảo Nguyên |

Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã được Quốc hội Khóa XV cho ý kiến, thảo luận ở tổ và ở hội trường và dự kiến sẽ trình thông qua tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5.2024). Việc xây dựng, ban hành Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, với mục tiêu quan trọng là bảo đảm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân.

Quốc hội thảo luận Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

PHẠM ĐÔNG |

Tiếp tục kỳ họp thứ 6, trong phiên làm việc hôm nay (24.11), các đại biểu Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.