Bộ Công an chỉ 4 cách tránh sập bẫy lừa đảo của tội phạm công nghệ cao

Việt Dũng |

Ngoài các hình thức lừa đảo gọi điện thoại lừa đảo trước đây, hiện ghi nhận thêm thủ đoạn "con đang cấp cứu, chuyển tiền gấp". Bộ Công an đã chỉ cách để người dân tránh sập bẫy.

Tội phạm lừa đảo diễn biến phức tạp

Hôm 14.3, Công an quận Nam Từ Liêm, Hà nội tiếp nhận đơn trình báo của chị V.T.H (45 tuổi, trú tại Hoàng Mai) về việc khi chị đang làm việc tại công ty ở KCN Từ Liêm thì nhận được điện thoại từ số 0707.118.406 tự xưng là giáo viên nhà trường đến số điện thoại cá nhân của chị.

Kẻ này thông báo con chị là cháu L.G.B đang học lớp 10A1 trường chuyên Khoa học Tự nhiên bị ngã từ tầng 3 của trường. Người này cho biết con đang cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức trong tình trạng nguy kịch.

Sau đó chị được nối máy đến đối tượng tự xưng là bác sĩ yêu cầu chị chuyển tiền để làm thủ tục nhập viện và phẫu thuật gấp.

Chị H đã 2 lần chuyển tiền với tổng số tiền là 200 triệu vào tài khoản do đối tượng yêu cầu. Sau khi chuyển tiền, chị H đã liên lạc với nhà trường thì mới biết mình bị lừa đảo nên đã đến cơ quan Công an trình báo.

Một trường hợp khác trình báo với Công an quận Nam Từ Liêm là anh L.X.H (43 tuổi, quận Tây Hồ), bị lừa đảo, chiếm đoạt 40 triệu đồng với thủ đoạn tương tự.

Qua một số vụ việc ghi nhận được, ngày 15.3, Bộ Công an nhận định, tội phạm sử dụng công nghệ cao để hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản có nhiều diễn biến phức tạp.

Chúng sử dụng với nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi, có xu hướng đan xen, kết hợp giữa nhiều hình thức lừa đảo khác nhau, gây thiệt hại lớn về tài sản và bức xúc trong nhân dân.

Lực lượng Công an đã phát hiện hành vi phạm tội của các đối tượng là chủ động gọi điện thoại trực tiếp cho các bị hại để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

4 thủ đoạn, 4 khuyến cáo

Bộ Công an đã chỉ ra 4 hình thức lừa đảo và chỉ cách phòng tránh sập bẫy của chúng.

Cụ thể, chúng mạo danh là giáo viên, nhân viên y tế nhà trường hoặc nhân viên y tế bệnh viện liên hệ trực tiếp với phụ huynh học sinh báo tin về việc học sinh, người nhà bị tai nạn, đang nhập viện cấp cứu, yêu cầu phải nhanh chóng chuyển tiền để đóng viện phí, cấp cứu bệnh nhân, từ đó chiếm đoạt tài sản.

Chúng giả danh cán bộ của các cơ quan như Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, Hải quan, Cảnh sát giao thông… bịa đặt thông tin người được gọi liên quan đến một vụ việc đang bị điều tra, dùng lời lẽ đe dọa, khiến người được gọi hoang mang, buộc phải chuyển tiền hoặc gửi các thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP… Từ đó chiếm đoạt tài sản của bị hại.

Chúng giả danh người của các công ty, doanh nghiệp, ngành nghề (như bưu điện, xổ số, du lịch, giải trí…) gọi điện, nhắn tin cho người dân thông báo rằng họ trúng thưởng phần quà, chương trình khuyến mãi có giá trị cao hoặc đang có bưu phẩm từ nước ngoài gửi về;

Yêu cầu muốn nhận phần thưởng đó phải mua một sản phẩm hoặc chuyển trước một khoản tiền; hoặc điền các thông tin cá nhân vào các đường link website giả mạo do các đối tượng gửi đến, từ đó chiếm đoạt tài khoản ngân hàng, chiếm đoạt tài sản của các bị hại.

Chúng mạo danh là nhân viên chăm sóc khách hàng của các nhà mạng, ngân hàng, ví điện tử để hỗ trợ giải quyết các sự cố cho khách hàng hoặc hướng dẫn bị hại cách nâng cấp sim 4G - 5G, đóng cước phí thuê bao điện thoại...

Khi lấy được lòng tin của bị hại và bị hại làm theo hướng dẫn của đối tượng, chúng sẽ yêu cầu bị hại cung cấp dãy số OTP được gửi đến điện thoại của bị hại, cung cấp tài khoản ngân hàng... từ đó chiếm đoạt tài sản.

Trước tình hình trên, lực lượng Công an khuyến cáo người dân chủ động nâng cao cảnh giác và tuyên truyền với người thân, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp về các phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng lừa đảo để phòng tránh.

Không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, số chứng minh thư (căn cước công dân), địa chỉ nhà ở, số tài khoản ngân hàng, mã OTP trên điện thoại cá nhân... cho bất kỳ ai không quen biết hoặc khi chưa biết rõ nhân thân, lai lịch.

Khi nhận các cuộc điện thoại có dấu hiệu nêu trên, người dân cần bình tĩnh, không lo sợ, nhanh chóng liên hệ với người thân, bạn bè, giáo viên chủ nhiệm của con em, người thân để được tư vấn.

Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời thông báo cho Cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc tra cứu địa chỉ tố giác tội phạm trên Chuyên mục “Hướng dẫn tố giác tội phạm” của Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an (địa chỉ http://bocongan.gov.vn hoặc http://mps.gov.vn) để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Thứ trưởng Bộ Công an nói về tình trạng lừa phụ huynh “con đang cấp cứu"

PHẠM ĐÔNG |

Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ thông tin, Bộ Công an đã phát hiện, điều tra và làm công tác phòng ngừa tình trạng lừa đảo "con cấp cứu, chuyển tiền gấp".

Công an Hà Nội tiếp nhận 2 vụ lừa đảo "con đang cấp cứu, chuyển tiền gấp"

KHÁNH AN |

Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đang thụ lý điều tra 2 vụ lừa đảo phụ huynh chuyển tiền gấp vì con bị cấp cứu.

Bẫy lừa đảo “con đang cấp cứu”: Phụ huynh cần bình tĩnh xác minh thông tin

THÙY TRANG |

Sau thông tin một số phụ huynh học sinh tại Đà Nẵng nhận được cuộc gọi của các đối tượng thông báo con đang cấp cứu, cần chuyển tiền gấp để điều trị nhằm lừa đảo chiếm đoạt tiền, các trường đã đồng loạt gửi cảnh báo. Phụ huynh được khuyến cáo ghi âm cuộc gọi, yêu cầu cung cấp hình ảnh của con và báo công an khi phát hiện có nghi vấn.

Trước ngày khoá sim, thời điểm nở rộ các cuộc gọi lừa đảo

Anh Vũ |

Lợi dụng thông tin các thuê bao chưa trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư có thể bị khoá sim một chiều từ ngày 31.3, nhiều đối tượng đã giả mạo Cục Viễn thông để gọi điện thoại lừa đảo hòng chiếm đoạt thông tin, tài sản của người dùng.

Người mua nhà ngán lãi vay, nhiều dự án tung chiêu kích cầu

Gia Miêu |

Nhiều chủ đầu tư bất động sản đang tung ra các chính sách thanh toán linh hoạt, hỗ trợ lãi suất, chiết khấu lớn cho khách hàng… nhằm đưa người có nhu cầu thật quay trở lại với thị trường trong bối cảnh lãi vay mua nhà đang neo cao.

Kinh nghiệm chặn nội dung xấu, độc trên TikTok ở Singapore, Trung Quốc

Thanh Hà |

Singapore có bộ quy tắc Internet mới yêu cầu các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok và Twitter chặn nội dung độc hại, trong khi Trung Quốc có những quy định nghiêm ngặt về nội dung chia sẻ, số giờ truy cập.

Ghép thận từ người chết não: Tôi luôn cầu nguyện và cảm ơn người hiến tạng

NGUYỄN LY |

TPHCM - Từ ca ghép thận đầu tiên cách đây 30 năm, Bệnh viện Chợ Rẫy đã ghép được trên 1.100 ca có tỉ lệ thành công cao, tương đương với các nước trên thế giới.

Hình ảnh “Làng Vũ Đại ngày ấy” sống mòn ở Hãng phim truyện Việt Nam

Hào Hoa (Ảnh: Nguyễn Thành Bình) |

“Làng Vũ Đại ngày ấy” là tên bộ phim kinh điển do đạo diễn – NSND Phạm Văn Khoa thực hiện, Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất. Ở “Làng Vũ Đại ngày ấy” sự xơ xác, bế tắc đã biến số phận mỗi con người trở nên sống mòn.

Thứ trưởng Bộ Công an nói về tình trạng lừa phụ huynh “con đang cấp cứu"

PHẠM ĐÔNG |

Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ thông tin, Bộ Công an đã phát hiện, điều tra và làm công tác phòng ngừa tình trạng lừa đảo "con cấp cứu, chuyển tiền gấp".

Công an Hà Nội tiếp nhận 2 vụ lừa đảo "con đang cấp cứu, chuyển tiền gấp"

KHÁNH AN |

Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đang thụ lý điều tra 2 vụ lừa đảo phụ huynh chuyển tiền gấp vì con bị cấp cứu.

Bẫy lừa đảo “con đang cấp cứu”: Phụ huynh cần bình tĩnh xác minh thông tin

THÙY TRANG |

Sau thông tin một số phụ huynh học sinh tại Đà Nẵng nhận được cuộc gọi của các đối tượng thông báo con đang cấp cứu, cần chuyển tiền gấp để điều trị nhằm lừa đảo chiếm đoạt tiền, các trường đã đồng loạt gửi cảnh báo. Phụ huynh được khuyến cáo ghi âm cuộc gọi, yêu cầu cung cấp hình ảnh của con và báo công an khi phát hiện có nghi vấn.