Bị lừa 15.000 tỉ đồng vì đầu tư iFan: 32.000 người đòi lại tiền thế nào?

Cường Ngô |

Xung quanh vụ  lừa đảo bằng tiền ảo iFan khiến 32.000 người, thiệt hại 15.000 tỉ đồng là các câu hỏi về quyền lợi của người tham gia, trách nhiệm quản lý của cơ quan nhà nước, xu hướng đầu tư tiền ảo tại Việt Nam?

Chúng tôi đã có trao đổi với luật sư Trương Anh Tú - Chủ tịch TAT Law firm về vấn đề này.

Theo luật sư Tú, quy định của Ngân hàng Nhà nước việc sản xuất, lưu thông các loại tiền ảo làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm tại Việt Nam, hoàn toàn chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh các vấn đề liên quan đến tiền ảo. Vì vậy việc huy động vốn bằng tiền ảo cũng là hành vi bị cấm theo quy định.

Vụ việc xảy ra tại TPHCM vừa qua, trên góc độ dân sự: Những người tham gia góp vốn có thể đòi lại tiền của mình thông qua việc khởi kiện tại tòa án, yêu cầu tuyên hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật theo quy định tại Điều 123 (BLDS 2015).

Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng sẽ khó xử lý khi hợp đồng hai bên ký kết lại “lách luật” không đưa việc đầu tư “tiền ảo” vào hợp đồng, mà thay đổi bằng một đối tượng khác phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Lúc này, nhà đầu tư có thể kiện yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trả tiền thưởng theo hợp đồng hai bên đã ký kết.

Mặc dù vậy, trên thực tế, với hàng nghìn nạn nhân như trong vụ án này thì việc những người tham gia góp vốn có thể đòi lại tiền đã góp của mình sẽ rất khó khăn.

Nhiều nhà đầu tư bị lừa 15.000 tỷ đồng.
Nhiều nhà đầu tư bị lừa 15.000 tỉ đồng.

Theo luật sư, qua các vụ lừa đảo trong hoạt động kinh doanh đa cấp đã bị phát hiện ở Việt Nam, chúng ta đều hiểu rằng, các vụ án về kinh doanh đa cấp ở Việt Nam đều có đặc điểm chung là nạn nhân thông thường cũng chính là người có hành vi đồng phạm.

Họ bị lôi kéo vào đường dây đa cấp, chính họ lại lôi kéo người khác vào đường dây này. Vụ huy động vốn bằng tiền ảo này cũng thế, đối chiếu quy định của pháp luật thì hành vi của họ có dấu hiệu của tội phạm. Tuy nhiên, rất khó để xử lý những trường hợp này, bởi số lượng thành phần này rất đông và bản thân họ cũng là nạn nhân, bị thiệt hại.

Đối với các vụ án liên quan đến việc huy động vốn trái phép, cơ quan điều tra sẽ căn cứ vào các tình tiết vụ án, nếu hành vi có dấu hiệu phạm tội, tùy từng trường hợp cơ quan điều tra sẽ tiến hành khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với các đối tượng trong công ty về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", “Tội sử dụng mạng máy tính, mạng thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”. Khung xử phạt sẽ tùy thuộc vào tính chất mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội.

Luật sư Trương Anh Tú phân tích, trên thực tế, một doanh nghiệp, tổ chức hoạt động chịu sự điều chỉnh, quản lý của rất nhiều cơ quan Nhà nước có thẩm quyền từ UBND đến các cơ quan chuyên môn, cơ quan thanh tra… Chính vì vậy, nếu xét trách nhiệm cơ quan quản lý thì đó là tổng thể trách nhiệm của rất nhiều cơ quan.

"Chúng ta có thể xây dựng khung pháp lý để điều chỉnh chung cho các hoạt động như game online hay các hoạt động công nghệ thông tin nhưng không thể thừa nhận pháp lý đối với tiền ảo.

Chỉ có duy nhất “đồng Việt Nam” được thừa nhận và lưu thông với chức năng là công cụ thanh toán tại Việt Nam, kể cả trên đời sống thực tế và hay trên hoạt động công nghệ thông tin", luật sư nêu quan điểm, đồng thời cho hay,  các loại “tiền ảo” như bitcoin mang danh “tiền ảo” nhưng đều phải dùng tiền để chuyển đổi, mua bán,  rất dễ xảy ra các vụ việc lừa đảo, qua mắt người tiêu dùng.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Nữ đại gia mất 16 tỉ đồng vì đầu tư iFan: "Tất cả vì lòng tham mà mờ mắt"

Cường Ngô |

Trao đổi với PV Lao Động sáng 11.4, nhiều nạn nhân của vụ lừa đảo 15.000 tỉ đồng thừa nhận họ bị hoa mắt trước lãi suất khủng mà những người đứng đầu hứa trả cho họ.

iFan bị tố lừa đảo 15.000 tỷ như thế nào?

Ngô Phong |

Sáng 8.4, nhiều người dân đã tới trước trụ sở Cty cổ phần Modern Tech tại phố Nguyễn Huệ ở Q1, TP.HCM để tố cáo công ty này và các đối tác lừa đảo chiếm đoạt hơn 15 ngàn tỷ đồng, thông qua hình thức huy động vốn để kinh doanh tiền ảo. Dự án iFan bắt đầu gọi vốn từ năm 2017. Phần lớn người tham gia đều mất trắng số tiền đầu tư.

“Vỡ” đường đây đầu tư đa cấp tiền ảo Ifan lên đến hàng nghìn tỷ đồng: “Chết “ vì tham lời cao

Bảo Chương |

Như báo Lao Động đã đưa tin vào ngày 8.4, hàng chục người mang theo băng rôn đến trụ sở của Cty Moderrn Tech với nội dung tố cáo các thành viên lãnh đạo công ty này đã lừa gạt nhiều người tham gia đầu tư tiền ảo theo mô hình đa cấp do công ty này kêu gọi lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê ăn Tết, có chặng xe về miền Tây hết vé

Chân Phúc |

Lượng khách tăng đột biến tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) trong sáng ngày 19.1. Một số chặng từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây đã rơi vào tình trạng hết vé.

Interactive: Bạn có hiểu đúng về cách bày mâm ngũ quả 3 miền?

Nhóm PV |

Bày mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Tùy theo vùng miền, mâm ngũ quả lại được bài trí với nhiều loại quả khác nhau. Vậy mâm ngũ quả mỗi miền gồm những quả gì và ý nghĩa của nó là gì, cách chưng ra sao? Tham gia chương trình truyền hình tương tác của Báo Lao Động bằng cách theo dõi câu hỏi, bấm vào phương án trả lời mà bạn cho là đúng ngay trên màn hình video tương tác dưới đây.

Người lao động Việt Nam ở nước ngoài: Luôn khắc khoải nỗi nhớ Tết quê nhà

Vương Trần |

Tết Nguyên đán Quý Mão đến nhưng ở nơi xa xứ, nhiều lao động Việt Nam vẫn đang ngược xuôi, mưu sinh với công việc. Xa quê, nơi xứ người, nhiều lao động không khỏi bồi hồi, nhớ hương vị Tết quê.

Nữ đại gia mất 16 tỉ đồng vì đầu tư iFan: "Tất cả vì lòng tham mà mờ mắt"

Cường Ngô |

Trao đổi với PV Lao Động sáng 11.4, nhiều nạn nhân của vụ lừa đảo 15.000 tỉ đồng thừa nhận họ bị hoa mắt trước lãi suất khủng mà những người đứng đầu hứa trả cho họ.

iFan bị tố lừa đảo 15.000 tỷ như thế nào?

Ngô Phong |

Sáng 8.4, nhiều người dân đã tới trước trụ sở Cty cổ phần Modern Tech tại phố Nguyễn Huệ ở Q1, TP.HCM để tố cáo công ty này và các đối tác lừa đảo chiếm đoạt hơn 15 ngàn tỷ đồng, thông qua hình thức huy động vốn để kinh doanh tiền ảo. Dự án iFan bắt đầu gọi vốn từ năm 2017. Phần lớn người tham gia đều mất trắng số tiền đầu tư.

“Vỡ” đường đây đầu tư đa cấp tiền ảo Ifan lên đến hàng nghìn tỷ đồng: “Chết “ vì tham lời cao

Bảo Chương |

Như báo Lao Động đã đưa tin vào ngày 8.4, hàng chục người mang theo băng rôn đến trụ sở của Cty Moderrn Tech với nội dung tố cáo các thành viên lãnh đạo công ty này đã lừa gạt nhiều người tham gia đầu tư tiền ảo theo mô hình đa cấp do công ty này kêu gọi lên đến hàng nghìn tỷ đồng.