Người phụ nữ suốt 14 năm nhặt hàng vạn xác thai nhi rồi bảo quản, chôn cất

Hương Lê |

Ngoài 50 tuổi, ngày làm quạt, thăm đồng, tối lẳng lặng đi nhặt xác thai nhi, cô Maria Đỗ Thị Cúc (xã Công Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) vẫn đau đáu với ước nguyện tìm được nơi an nghỉ cuối cùng cho những thai nhi xấu số. 

14 năm và hơn 40.700 xác thai nhi được chôn cất

Nằm bên cạnh khu chợ cóc tấp nập người qua lại, nhà cô Cúc nép vào con ngõ, trong sân nhà là hàng chục cái tiểu nhỏ xếp chồng lên nhau ngay ngắn, được phủ bạt cẩn thận tránh mưa tránh nắng.

Vừa vào đến sân, ngay lập tức cô dẫn phóng viên xuống gian nhà dưới, nơi có nhiều thùng xốp trắng được xếp gọn gàng. Đặc biệt trong góc nhà còn có một chiếc tủ bảo ôn, trên nắp tủ đặt tượng chúa Jesu và bát hương.

Hóa ra đó là nơi hàng chục bào thai nhi đang được bảo quản, chờ ngày đưa về nơi an nghỉ cuối cùng. 

Ảnh: Mai Hương
Cô Cúc dành một gian nhà làm nơi bảo quản thi hài những sinh linh bé nhỏ. Ảnh: Mai Hương

Bên cạnh đó còn có chiếc tủ sắt chứa đồ dùng của trẻ sơ sinh như khăn xô, áo quần mà cô Cúc đã chuẩn bị sẵn cho các em.

Cô kể, trước khi làm công việc này, cô có 6 người con, nhưng hai người con đầu không may đã ra đi. Cứ vậy, cô và chồng sống chật vật qua ngày, lúc thì bán rau, lúc thì chăn nuôi.

Tới một ngày, khi đi nhặt ve chai trên đê, cô vô tình chạm vào một cái túi rác thì thấy máu rỉ.

“Tôi mở bọc nylon đó thì thấy 7 xác thai nhi không còn đầy đủ bộ phận. Tôi bàng hoàng, hỏi sợ không, đau xót không, nếu nói không là nói dối. 

Ảnh: Mai Hương
Trong tủ luôn có sẵn đồ dùng của trẻ sơ sinh. Ảnh: Mai Hương

Khi ấy tôi đã dùng 38.000 đồng cuối cùng của mình để mua khăn trắng về nhà khâm liệm rồi chôn cất cẩn thận", cô Cúc chia sẻ.

Bén duyên, hành trình đi tìm các em bắt đầu từ đó. Ngày nào cũng thế, cô Cúc rong ruổi trên chiếc xe máy cũ đi khắp các khu vực lân cận như phòng khám, bãi rác ở Hà Nam hay Hưng Yên để thu nhặt xác thai nhi về chôn cất.

Cô Cúc cho biết, ngày ấy ở những dốc đê quanh Hà Nam, Hưng Yên chưa bị cấm vứt rác thì có rất nhiều thai nhi xấu số bị bỏ lại ở đó.

“Có những ngày, tôi nhặt được hơn chục em, từ 3 tháng tới 7-8 tháng, hình thành đầy đủ bộ phận rồi, thương lắm cô chú ạ”.

Ảnh: Mai Hương
Kí ức về những lần đi nhặt xác thai nhi được cô kể qua từng bức ảnh. Ảnh: Mai Hương

Những ngày đầu chưa có kinh nghiệm, cô Cúc đặt các em trong hộp nhựa, sau đó một năm thì bắt đầu mua tiểu chôn cất.

Cứ hai tuần là cô sẽ đem các em đến nghĩa trang vườn thánh Phú Đa để chôn cất. Nơi đó có một góc nhỏ là những ngôi mộ tập thể, trên tấm bia có ghi “Maria Đỗ Thị Cúc”, đây là nơi an nghỉ của hơn 40.700 bào thai nhi xấu số bị ruồng bỏ. 

Ảnh: Mai Hương
Một phần mộ thai nhi tập thể tại vườn thánh Phú Đa. Ảnh: Mai Hương

Người “khùng” chỉ biết lo chuyện bao đồng

Hơn 14 năm kể từ khi bắt đầu hành trình đi tìm sinh linh xấu số thì cũng là từng ấy năm, người ta gọi cô là “khùng”. Với nhiều người, công việc cô làm là gàn, dở, là “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”.

Riêng gia đình cô thì lại ủng hộ việc làm này. Cụ Tạ Thị Quyền, 90 tuổi, mẹ đẻ của cô Cúc luôn luôn ủng hộ việc làm của con gái: “Gia đình tôi khi biết chuyện thì không một ai trách móc, ngăn cấm. Mọi người ủng hộ nó, bởi chúng tôi biết, đây là việc tốt nhưng không phải ai cũng làm được”.

Ảnh: Mai Hương
Vườn thánh Phú Đa là nơi an nghỉ của hơn 40.000 thai nhi xấu số bị ruồng bỏ. Ảnh: Mai Hương

Bỏ ngoài tai những lời gièm pha, đều đặn những năm qua, không quản mưa nắng, cô Cúc vẫn hai ngày một lần tới các cơ sở y tế, bệnh viện sản nhi từ Hà Nam, Hưng Yên để “xin” xác thai nhi bị vứt bỏ về chôn cất.

Bác sĩ Giáp Bằng Mạnh - Trưởng khoa sản bệnh viện Nhi Hưng Yên chia sẻ: “Xét về lĩnh vực y tế, việc xin xác thai nhi cần phải hạn chế, vì có liên quan tới vấn đề xử lý rác thải.

Nhưng tôi nghĩ việc làm của cô Cúc là một hành động nhân văn. Nếu không có những người như cô Cúc thì những bào thai bị nạo phá sẽ xử lý thành rác thải y tế. Nhưng giờ đây, các em bé ấy may mắn đã được chôn cất và an táng”.

14 năm qua, cô Cúc đã khuyên ngăn gần 100 bà mẹ mang thai ngoài ý muốn giữ lại đứa trẻ.

Ảnh: Mai Hương
Lần lượt từ trái qua là Hồng Ân, Quốc Khánh. Ảnh: Mai Hương

Hiện tại, trong gia đình cô có 10 người, ngoài 2 vợ chồng, mẹ già và 4 người con đẻ, cô Cúc còn nhận nuôi ba đứa trẻ: Bảo Khánh, Bảo Quốc và Hồng Ân.

Được biết, hai em Bảo Khánh, Bảo Quốc là cặp song sinh được cô nhận nuôi từ khi còn nằm lồng kính. Khi sinh ra, mỗi em chỉ nặng hơn 1kg.

Còn em Hồng Ân là một trường hợp đau lòng hơn. Một lần đi qua cầu Yên Lệnh, cô thấy một vật màu trắng bên đường, mở ra thì là một đứa trẻ dây rốn vẫn còn nguyên, được quấn trong tấm tã. Cô đưa em tới bác sĩ chăm sóc và nuôi em tới bây giờ. 

Ảnh: Mai Hương
Ngoài làm đồng, nhặt ve chai, cô Cúc còn nhận đan quạt kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Mai Hương

Những ngày sau đó, hình ảnh Hồng Ân được đăng tải trên mạng xã hội. Thế nhưng, những người tìm đến đều không ai chứng minh được quan hệ với cháu. Lòng chẳng nỡ, cô Cúc quyết định nhận bé làm con.

Đối với cô Cúc, ước muốn lớn nhất chính là lo được nơi yên nghỉ bình an cho những sinh linh xấu số.

Hương Lê
TIN LIÊN QUAN

Cách để tăng kết nối giữa mẹ và thai nhi

Thanh Thanh (Theo Boldsky) |

Trang Boldsky chỉ cách để tăng kết nối giữa mẹ và thai nhi.

Chuyên gia chia sẻ cách giúp trẻ vượt qua lỗi lầm khi trót bỏ rơi thai nhi

Thảo Phương |

Chuyên gia tâm lý cho rằng, dù lựa chọn từ bỏ thiên chức hay tiếp tục mang theo "gánh nặng vô hình", những “người mẹ nhí” đều có quyền hy vọng vào tương lai.

Bức tử thai nhi: Những cơn ác mộng không tên của bác sĩ sản khoa

Thảo Phương |

Tự hào với thiên chức lương y khi được tận tay đón những sinh linh bé bỏng, nhưng các bác sĩ sản khoa lại luôn canh cánh một cơn ác mộng không ai hay.

Ông Trump bị truy tố - lần đầu tiên với một cựu tổng thống Mỹ

Song Minh |

Ông Donald Trump bị đại bồi thẩm đoàn Manhattan truy tố, trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên đối mặt cáo buộc hình sự.

Hà Nội: Hoa loa kèn vào mùa, nông dân thu hoạch 30 triệu đồng/sào

Thu Hiền |

Đi dọc trên cánh đồng hoa loa kèn tại xã Hạ Mỗ (huyện Đan Phượng, Hà Nội), không khó để bắt gặp hình ảnh người nông dân đang tất bật thu hoạch hoa mang về đổ buôn hay bán lẻ.

Góc nhìn thể thao 104: Những vấn đề đầu tiên của ông Philippe Troussier

NHÓM PV |

Huấn luyện viên Philippe Troussier còn nhiều việc phải làm với U23 Việt Nam trong quá trình chuẩn bị cho SEA Games 32. Góc nhìn thể thao số 104 cùng với bình luận viên Quang Tùng sẽ có những đánh giá về sự khởi đầu khó khăn của ông thầy người Pháp.

Kiểm soát chặt thịt heo giết mổ thủ công từ các tỉnh đưa về TP Hồ Chí Minh

Huân Cao |

Khi chuyển sang giết mổ công nghiệp và ngưng hoạt động giết mổ thủ công từ ngày 1.4, chính quyền TP Hồ Chí Minh sẽ có cơ chế để kiểm soát chặt nguồn thịt heo giết mổ thủ công ở các tỉnh lân cận vận chuyển về thành phố tiêu thụ.

Sốt xuất huyết nặng tăng gấp 5 lần, Cần Thơ khẩn cấp cảnh báo

Phong Linh |

Ngành Y tế TP Cần Thơ thông tin, tình trạng sốt xuất huyết tại địa phương ngày càng phức tạp, khuyến cáo bậc phụ huynh không được chủ quan trong việc phòng bệnh cho trẻ.

Cách để tăng kết nối giữa mẹ và thai nhi

Thanh Thanh (Theo Boldsky) |

Trang Boldsky chỉ cách để tăng kết nối giữa mẹ và thai nhi.

Chuyên gia chia sẻ cách giúp trẻ vượt qua lỗi lầm khi trót bỏ rơi thai nhi

Thảo Phương |

Chuyên gia tâm lý cho rằng, dù lựa chọn từ bỏ thiên chức hay tiếp tục mang theo "gánh nặng vô hình", những “người mẹ nhí” đều có quyền hy vọng vào tương lai.

Bức tử thai nhi: Những cơn ác mộng không tên của bác sĩ sản khoa

Thảo Phương |

Tự hào với thiên chức lương y khi được tận tay đón những sinh linh bé bỏng, nhưng các bác sĩ sản khoa lại luôn canh cánh một cơn ác mộng không ai hay.