Chuyện về tình nguyện viên 20 năm đồng hành cùng vận động viên khuyết tật

AN NGUYÊN |

Anh Châu Thành Toàn đã có 20 năm gắn bó với thể thao người khuyết tật. Sự quan tâm dành cho các vận động viên thể thao người khuyết tật dù nhỏ nhưng truyền đi thông điệp đầy ý nghĩa.

"Kỷ lục gia" thiện nguyện

Một buổi sáng bên lề giải vô địch điền kinh và bơi người khuyết tật toàn quốc 2022, chúng tôi được gặp và trò chuyện với một “người đặc biệt”. Anh Châu Thành Toàn - một trong những “kỷ lục gia” Việt Nam về thiện nguyện tiếp tục theo chân và đồng hành với các vận động viên thể thao người khuyết tật Việt Nam ở các giải đấu. Anh hiện là một cán bộ y tế làm việc tại TPHCM.

"Có rất nhiều kỷ niệm mà tôi không thể nhớ hết. Cứ mỗi một mùa giải, mỗi năm đồng hành với các vận động viên đều là những ký ức mà tôi không bao giờ quên. Năm ngoái, giải đấu không tổ chức vì dịch bệnh, thay vào đó, chúng tôi đi chống dịch và giúp đỡ cho những mảnh đời khuyết tật khác, khi là bao gạo, mì tôm, khi là phương tiện di chuyển..." - anh Châu Thành Toàn bắt đầu câu chuyện.

Anh Châu Thành Toàn có 20 năm gắn bó với thể thao người khuyết tật. Ảnh: Minh Dân
Anh Châu Thành Toàn có 20 năm gắn bó với thể thao người khuyết tật. Ảnh: Minh Dân

Anh Châu Thành Toàn tự nhận mình không phải một người đặc biệt hay xuất chúng, đến với việc làm từ thiện và giúp đỡ những mảnh đời khó khăn một cách hoàn toàn tự nhiên. Năm 2007, chàng trai sinh năm 1983 thành lập nhóm thiện nguyện SV07 sau một thời gian tham gia các hoạt động của đoàn trường, của thành phố với tư cách cá nhân.

Với nhiều năm cống hiến, anh Toàn được Trung tâm kỷ lục Guinness Việt Nam trao bằng xác lập Top kỷ lục Guinness Việt Nam về thiện nguyện. Anh cũng là tình nguyện viên cấp quốc gia và được trao kỷ niệm chương về nhân đạo.

Cách mà SV07 hay trưởng nhóm Châu Thành Toàn tìm kiếm nguồn kinh phí làm từ thiện cũng có nhiều nét khác biệt. Đó có thể là hoạt động hát ở quán nhậu, vỗ tay thuê tại gameshow, bỏ thêm tiền túi và cả việc tập hợp sức mạnh từ cộng đồng, mạnh thường quân. Công việc ở phòng khám Trung tâm Y tế quận 1, TPHCM cho anh Toàn nhiều cơ hội gặp gỡ những mảnh đời khó khăn và kết nối họ đến với các mạnh thường quân.

 
Được đồng hành và giúp đỡ các vận động viên khuyết tật là niềm vui của anh Toàn. Ảnh: Minh Dân

Gắn chặt cùng thể thao người khuyết tật Việt Nam

Hoạt động cùng người khuyết tật và các vận động viên thể thao người khuyết tật như một phần gắn với cuộc sống của anh Châu Thành Toàn. Đây không phải một công việc dễ dàng, bởi người bình thường, khoẻ mạnh tập thể thao đã khó, người khuyết tật còn đòi một ý chí và sự nỗ lực gặp nhiều lần để có thể thi đấu thể thao.

“20 năm trọn vẹn 1 con đường dành cho thể thao người khuyết tật. Với tôi, đó là một chặng đường dài nhưng rất trân quý. Mỗi anh chị vận động viên là một kỷ niệm, một bài học về nghị lực dành cho bản thân mình. Chính những cảm xúc đó là động lực để tôi luôn cống hiến hết mình cho công việc tình nguyện này” - anh Toàn tâm sự.

Kể lại câu chuyện về giải đấu lần này, anh trầm ngâm: “Tôi luôn phải nghĩ cách làm sao để có thể giúp đỡ cho các vận động viên khuyết tật. Tôi đã dành ra những ngày nghỉ phép cuối cùng của năm để đồng hành tại giải vô địch điền kinh và bơi người khuyết tật 2022.

Trước ngày ra Hà Nội, tôi chuẩn bị rất nhiều thứ. Tôi cũng mang một chút quà để dành tặng cho các anh chị. Từ số tiền 4 triệu đồng từ một mạnh thường quân cũng là anh trai của tôi, chúng tôi lì xì cho mỗi vận động viên 100.000 đồng như một món quà tinh thần động viên họ thi đấu”.

Anh Châu Thành Toàn tại giải vô địch điền kinh người khuyết tật toàn quốc 2022. Ảnh: Minh Dân
Anh Châu Thành Toàn tại giải vô địch điền kinh người khuyết tật toàn quốc 2022. Ảnh: Minh Dân

Khó khăn là vậy anh Châu Thành Toàn vẫn miệt mài với công việc tập huấn cho các tình nguyện viên tại giải đấu, hỗ trợ, giúp đỡ các vận động viên trong sinh hoạt và thi đấu, chuẩn bị hậu cần… kết nối các mạnh thường quân.

Hai tấm bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vì đóng góp cho nền thể thao khuyết tật Việt Nam, chứng nhận cống hiến trong hoạt động thể thao người khuyết tật Việt Nam giai đoạn 2013 - 2018 không phải đích đến của anh Châu Thành Toàn, nhưng đó là sự ghi nhận xứng đáng cho những cống hiến thầm lặng của anh trong nhiều năm qua.

Với anh Toàn, món quà lớn nhất là được chứng kiến các vận động viên nỗ lực trên sân đấu và mang về những tấm huy chương quy giá.

“Hạnh phúc thay khi tay cầm tấm huy chương

20 năm cho cả 1 hành trình

Dài… rất dài để yêu thương

Vì đó là tôi, con đường tôi đã chọn

Rồi hoa sẽ nở trên bước đường thiện nguyện

Nắng sẽ lên bao mầm xanh sự sống

Mang thanh xuân cho tất cả mọi người

Để cuộc đời niềm vui tại đây”.

AN NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Giải thể thao quốc tế tại Tuần Châu bị hủy trước giờ khai mạc

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Sau khoảng 3 giờ chờ đợi, hàng trăm vận động viên, trong đó rất nhiều vận động viên người nước ngoài, đang tập trung để chuẩn bị thi đấu tại Tuần Châu, TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh nhận được thông báo giải bị hủy.   

Trần Thị Tú vượt nghịch cảnh

HOÀNG HUÊ - AN NGUYÊN |

Tại ASEAN Para Games 2022, vận động viên khuyết tật Trần Thị Tú giành được Huy chương Vàng môn ném đĩa, Huy chương Đồng môn ném lao. Với cô, tình yêu và điểm tựa từ gia đình là nguồn động lực to lớn.

Khoảnh khắc ấn tượng tại giải điền kinh người khuyết tật toàn quốc 2022

MINH DÂN - AN NGUYÊN |

Các vận động viên đã trải qua những ngày thi đấu sôi nổi và cùng nhau ghi lại những khoảng khắc ấn tượng, đáng nhớ tại giải vô địch điền kinh người khuyết tật toàn quốc 2022.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Giải thể thao quốc tế tại Tuần Châu bị hủy trước giờ khai mạc

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Sau khoảng 3 giờ chờ đợi, hàng trăm vận động viên, trong đó rất nhiều vận động viên người nước ngoài, đang tập trung để chuẩn bị thi đấu tại Tuần Châu, TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh nhận được thông báo giải bị hủy.   

Trần Thị Tú vượt nghịch cảnh

HOÀNG HUÊ - AN NGUYÊN |

Tại ASEAN Para Games 2022, vận động viên khuyết tật Trần Thị Tú giành được Huy chương Vàng môn ném đĩa, Huy chương Đồng môn ném lao. Với cô, tình yêu và điểm tựa từ gia đình là nguồn động lực to lớn.

Khoảnh khắc ấn tượng tại giải điền kinh người khuyết tật toàn quốc 2022

MINH DÂN - AN NGUYÊN |

Các vận động viên đã trải qua những ngày thi đấu sôi nổi và cùng nhau ghi lại những khoảng khắc ấn tượng, đáng nhớ tại giải vô địch điền kinh người khuyết tật toàn quốc 2022.