Về tận nơi cầu gãy, đường sụp, nhà tụt xuống mép kênh ở Kiên Giang

NGUYÊN ANH |

Tính đến ngày 25.3, nắng nóng, khô hạn đã làm cho hơn 1.500m lề lộ tại xã An Minh Bắc (huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang) bị sạt lở. Nhiều đoạn khoét sâu tới mặt đường và hơn 1.500m đất đang rạn nứt; sụp gãy hoàn toàn 160m đường giao thông nông thôn, 3 cây cầu, 1 Nhà văn hóa ấp và 2 nhà dân; sạt lở 100m lộ thuộc đường 965 và rạn nứt 15m mặt đường sâu 2m.

Ngày 26.3, phóng viên Báo Lao Động đã có mặt tại hiện trường vụ sạt lở đất, đường sụp, đứt gãy hoàn toàn ở khu vực Kênh 19, ấp An Thạnh, xã An Minh Bắc. Theo ghi nhận, chính quyền địa phương đã giăng dây cảnh báo khu vực nguy hiểm, để các vật dụng quanh khu vực sạt lở, sụp lún để người đi đường không di chuyển vào. Từ phía đầu đường lộ nhựa dẫn vào ấp, có biển cấm xe ô tô đi vào khu vực sạt lở.

Đường sụp, cầu gãy

Dọc theo con đường của Kênh 19, cứ cách vài chục mét lại thấy có những vết nứt trên mặt đường bê tông, phía mép kênh phần đất đã khô cằn, sạt lở rơi xuống kênh. Có những nơi nhô ra bộ rễ của những gốc cây to trồng ở sát phần lề lộ. Nhiều đoạn sạt lở khác cũng đã được giăng dây cảnh báo.

1 ngôi nhà người dân bị sạt lở rơi xuống mép kênh. Ảnh: Nguyên Anh
Một ngôi nhà người dân bị sạt lở rơi xuống mép kênh. Ảnh: Nguyên Anh

Tuyến đường Kênh 19 - ấp An Thạnh dài 1.800m, mặt đường, lề lộ chủ yếu là lấy đất dưới kênh để thực hiện. Theo UBND xã An Minh Bắc, do mới hoàn công, đất còn xốp, nắng nóng, khô hạn, nước dưới kênh cạn đã làm cho lề lộ dưới mé sông nứt hoàn toàn, một số đoạn đã sạt lở, 80m gãy sụp. Công trình hiện đang trong thời gian bảo hành, UBND xã đã trình Ban quản lý dự án huyện xử lý.

Khi di chuyển vào tuyến đường này, ngoài bất tiện ảnh hưởng đi lại, giao thương buôn bán, sản xuất khó khăn, người dân trên địa bàn còn lo lắng, hoang mang vì không biết đường khi nào bị sụp.

Rất may, những vụ việc xảy ra vào thời điểm đêm khuya hoặc vắng người nên không có thiệt hại nào về người. Tuy nhiên hiện tại, người dân trong khu vực này không thể vận chuyển hàng hóa, nông sản ra ngoài giao cho thương lái hoặc đem bán. Một số hộ cố gắng thồ lên xe máy “bò, lết” từ từ qua đoạn đường đất để né phần lộ sụp, di chuyển hàng hóa ra ngoài lộ chính.

Một cây cầu ở ấp Kênh 5 bị sụp gãy hoàn toàn, dưới lòng kênh cũng khô cạn nước. Ảnh: Nguyên Anh
Một cây cầu ở ấp Kênh 5 bị sụp gãy hoàn toàn, dưới lòng kênh cũng khô cạn nước. Ảnh: Nguyên Anh

Bà Võ Thị Lan (57 tuổi) cho biết, con đường mới đi chưa được bao lâu, dân chưa hết mừng thì bất ngờ xảy ra sự cố. “Đường đứt gãy, sụp hết. Không chở đồ ra bán được, tôi phải cố gắng tải mỗi lần 1 ít. Dù thường xuyên bị té ngã, nhưng phải ráng chở chứ không còn cách khác”.

Ông Trần Quốc Cương - Bí thư kiêm Trưởng ấp An Thạnh - cho biết: “Bà con ở đây chuyên trồng chuối và các loại củ. Đường đi bị ách tắc nên đối phó tạm thời bằng cách chở xe máy ra. Bình thường, 1 thiên chuối dùng xe chở hàng nhỏ chở 2 chuyến là hết. Còn giờ chở xe máy từ 10h sáng đến 5h chiều mới xong”.

Đặt an toàn lên hàng đầu

Theo bà Dương Thúy Hằng - Chủ tịch UBND xã An Minh Bắc, qua xác minh thực tế, sạt lở chủ yếu những tuyến kênh mới được nạo vét, những tuyến lấy đất để làm lộ. Tình hình thời tiết khô hạn kết hợp với nắng nóng kéo dài, người dân dự trữ nước tưới tiêu làm cho nước tại các kênh khô cạn là một trong những nguyên nhân gây ra sạt lở.

Một đoạn đường bị sụt xuống. Ảnh: Nguyên Anh
Hiện trường khu vực đường Kênh 19 bị sụp lún, đứt gãy hoàn toàn. Ảnh: Nguyên Anh

Khi sự việc xảy ra, UBND xã đã ban hành Công văn về việc phòng chống hạn mặn và đảm bảo an toàn hệ thống đường giao thông nhằm tuyên truyền biện pháp phòng chống hạn mặn, sạt lở trong mùa khô. Tuyên truyền, vận động nhân dân không xới đất trồng các loại rau, màu khu vực gần mé sông. Vận động nhân dân cưa, chặt, phát hoang những cây có bộ rễ lớn có khả năng gây sụp lở; không lấy đất 2 bên lề lộ để phục vụ cho sinh hoạt gia đình.

Làm rào chắn, gắn biển cấm các loại ô tô, xe tải không được lưu thông đối với những tuyến lộ có khả năng sạt lở và đang sạt lở. Đối với những đoạn đã sạt lở, xã đã chỉ đạo giăng dây, lắp biển báo, hệ thống chiếu sáng, phát sáng hoặc tận dụng những vật dụng sẵn có tại địa phương để nhân dân biết và lưu thông được an toàn.

"Trước tình hình sạt lở ngày càng diễn ra phức tạp, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại, đảm bảo việc lưu thông và tính mạng của nhân dân, UBND xã đã kiến nghị Thường trực Huyện ủy - UBND huyện chỉ đạo phòng chuyên môn hỗ trợ xã lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng đối với những tuyến đường bị gãy, những tuyến sạt lở trong vùng đệm và Tỉnh lộ 965 để đảm bảo an toàn cho việc lưu thông của người dân. Hướng dẫn UBND xã trình tự, thủ tục và cách xử lý đối với những công trình thực hiện trong năm 2023 bị sạt lở, gãy, sụp có được xác định là do ảnh hưởng của thiên tai hay đơn vị thi công phải tự khắc phục do những công trình này đang trong thời gian bảo hành, bảo trì", bà Hằng thông tin.

An Minh Bắc là xã nằm trong vùng đệm thuộc huyện U Minh Thượng. Xã có 26 tuyến kênh thủy lợi, 28 tuyến đường trục ấp, liên ấp dài 68km đã được bê tông hóa.

NGUYÊN ANH
TIN LIÊN QUAN

Cận cảnh cầu treo 24 tỉ đồng tại Nghệ An sụp đổ sau gần 10 năm sử dụng

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Cây cầu treo bắc qua sông Hiếu tại huyện miền núi Quỳ Châu trị giá 24 tỉ đồng bị đổ sập sau gần 10 năm sử dụng gây xôn xao dư luận.

Điều chỉnh chủ trương đầu tư 18 cống tuyến đê biển, ven biển Kiên Giang

NGUYÊN ANH |

Nhằm giảm thiểu ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu, nước biển dâng và từng bước kết hợp các cống đã đầu tư để khép kín, kiểm soát mặn toàn diện, vận hành đồng bộ toàn vùng ven biển phục vụ sản xuất, sinh kế người dân nên việc điều chỉnh dự án là cần thiết.

Kiên Giang đầu tư 500 tỉ đồng làm 2 dự án kè chống sạt lở bảo vệ 90.000 dân

NGUYÊN ANH |

Việc xây dựng tuyến kè là lá chắn phòng, chống sạt lở ven biển, tuyến đê biển, từng bước phục hồi rừng phòng hộ, góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo vệ ổn định khu dân cư, tạo điều kiện phát triển sinh kế, kinh tế cho diện tích khoảng 55.000 ha và khoảng 90.000 người dân các xã ven biển.

Nhiều hoạt động cho vay chưa phù hợp quy định với số tiền rất lớn

Cường Ngô |

Kiểm toán Nhà nước cho biết, thời gian qua có nhiều hoạt động cho vay chưa phù hợp quy định. Trong đó, Công ty cổ phần Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi cho công ty mẹ - Tổng Công ty Phát điện 1 vay 799,9 tỉ đồng từ năm 2014-2015; Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vay 350 tỉ đồng từ năm 2010-2021.

Mẹ bầu “bụng vượt mặt” đòi lương, chế độ thai sản từ công ty của ông Nguyễn Tử Quảng

Nhóm PV |

Công ty Cổ phần BKAV AI (Công ty BKAV AI) - người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Tử Quảng, tiếp tục bị tố nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội. Trong số người lao động bị công ty này nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội tiếp tục có lao động nữ, dự sinh cuối tháng 4.2023.

Sở Nông nghiệp Quảng Bình thông tin về nghi vấn lạc giả cung ứng cho dân

CÔNG SÁNG |

Người dân xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình nghi ngờ được cấp gần 20 tấn lạc giả. Ngày 28.3, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh xác nhận đã chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để điều tra.

Vì sao huấn luyện viên Park Hang-seo khó tái hợp tuyển Việt Nam?

HOÀNG HUÊ |

Cựu tuyển thủ Nguyễn Mạnh Dũng đưa ra nhiều lí do khiến Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) khó gọi huấn luyện viên Park Hang-seo trở lại dẫn dắt đội tuyển Việt Nam trong thời gian này.

Bắt tạm giam nguyên Bí thư tỉnh Quảng Ngãi Lê Viết Chữ liên quan đến Hậu "Pháo"

Việt Dũng |

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông Lê Viết Chữ, nguyên Bí thư tỉnh Quảng Ngãi - để điều tra về hành vi “Nhận hối lộ”.

Cận cảnh cầu treo 24 tỉ đồng tại Nghệ An sụp đổ sau gần 10 năm sử dụng

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Cây cầu treo bắc qua sông Hiếu tại huyện miền núi Quỳ Châu trị giá 24 tỉ đồng bị đổ sập sau gần 10 năm sử dụng gây xôn xao dư luận.

Điều chỉnh chủ trương đầu tư 18 cống tuyến đê biển, ven biển Kiên Giang

NGUYÊN ANH |

Nhằm giảm thiểu ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu, nước biển dâng và từng bước kết hợp các cống đã đầu tư để khép kín, kiểm soát mặn toàn diện, vận hành đồng bộ toàn vùng ven biển phục vụ sản xuất, sinh kế người dân nên việc điều chỉnh dự án là cần thiết.

Kiên Giang đầu tư 500 tỉ đồng làm 2 dự án kè chống sạt lở bảo vệ 90.000 dân

NGUYÊN ANH |

Việc xây dựng tuyến kè là lá chắn phòng, chống sạt lở ven biển, tuyến đê biển, từng bước phục hồi rừng phòng hộ, góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo vệ ổn định khu dân cư, tạo điều kiện phát triển sinh kế, kinh tế cho diện tích khoảng 55.000 ha và khoảng 90.000 người dân các xã ven biển.