Phê duyệt 2 khu vực để nhận chìm chất nạo vét ngoài biển Thừa Thiên Huế

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Ngày 10.4, tin từ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - Phan Quý Phương, tỉnh này vừa có Quyết định số 622/QĐ-UBND Phê duyệt khu vực để nhận chìm chất nạo vét ngoài biển thuộc phạm vi quản lý tỉnh.

Theo quyết định này, 2 khu vực được phê duyệt để nhận chìm chất nạo vét ngoài biển nằm tại vùng biển xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế.

Khu vực 1 có diện tích 400 hecta, độ sâu từ 29m đến 34m tính từ mức "0" hệ cao độ quốc gia. Khu vực 2 có diện tích 400 hecta, độ sâu từ 30m đến 35m tính từ mức "0" hệ cao độ quốc gia.

Về quy mô, mỗi khu vực có sức chứa 3,4 triệu mét khối. Theo kết quả đánh giá, tính toán, với khối lượng nhận chìm 3,4 triệu m3/khu vực thì sẽ không gây ảnh hưởng đến điều kiện môi trường sinh thái tại khu vực cửa sông, bãi tắm và các khu vực lân cận khác. Sức chứa tối đa của mỗi khu vực có thể tiếp nhận khoảng 10 triệu mét khối.

Về công suất, khối lượng nhận chìm tối đa trong một ngày là 14.400m3. Phương tiện chuyên chở là thiết bị sà lan vận chuyển chất nạo vét có trọng tải tối đa khoảng 2.000 tấn.

Thời gian tiến hành nhận chìm phù hợp nhất từ tháng 4 đến tháng 8 (do điều kiện động lực trong giai đoạn này nhỏ, phù hợp cho các tàu thực hiện nạo vét và vận chuyển vật chất nạo vét đến vị trí nhận chìm).

Bản đồ khu vực biển sử dụng để nhận chìm chất nạo vét ngoài biển thuộc phạm vi quản lý tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bản đồ khu vực biển sử dụng để nhận chìm chất nạo vét ngoài biển thuộc phạm vi quản lý tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong trường hợp, nếu tổng khối lượng nhận chìm chất nạo vét tại mỗi khu vực vượt quá 3,4 triệu mét khối, hoặc khối lượng nhận chìm trong một ngày lớn hơn 14.400 m3 trên mỗi khu vực, hoặc các thiết bị sà lan vận chuyển chất nạo vét có trọng tải lớn hơn 2.000 tấn, thì cần nghiên cứu chi tiết hơn mức độ khuếch tán vật chất nhận chìm và biến đổi địa hình đáy khu vực nhận chìm để có giải pháp nhằm bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học ở khu vực nhận chìm cũng như các khu vực lân cận.

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhận chìm chất nạo vét tại các khu vực nêu trên phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép nhận chìm ở biển theo đúng quy định và chỉ được thực hiện nhận chìm khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015 và các quy định có liên quan khác.

Tuân thủ, chấp hành nghiêm các quy định pháp luật có liên quan khi thực hiện việc nhận chìm chất nạo vét ngoài biển; nhận chìm đúng vị trí, chủng loại, khối lượng được cấp có thẩm quyền cho phép; chịu trách nhiệm nếu để xảy ra sự cố, vi phạm pháp luật trong hoạt động nạo vét, nhận chìm theo quy định của pháp luật.

Sở Tài nguyên Môi trường Thừa Thiên Huế có trách nhiệm thẩm định, trình UBND tỉnh cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, trả lại giấy phép nhận chìm ở biển thuộc thẩm quyền cấp của UBND tỉnh.

Hàng năm xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác quan trắc và giám sát môi trường tại các khu vực nhận chìm chất nạo vét ngoài biển theo nhiệm vụ được giao.

Sau 5 năm, tổ chức khảo sát và đánh giá lại môi trường, đa dạng sinh học, phát tán, lan truyền vật chất ở khu vực nhận chìm để làm cơ sở tham mưu UBND tỉnh trong việc cấp giấy phép nhận chìm cho các dự án tiếp theo.

Các Sở Giao thông Vận tải Thừa Thiên Huế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Ban Quản lý Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh, Cảng vụ Hàng hải tỉnh, UBND các huyện, thành phố có biển và các đơn vị có liên quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành; tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động nhận chìm và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật; chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động nhận chìm chất nạo vét ngoài biển thuộc phạm vi quản lý.

PHÚC ĐẠT
TIN LIÊN QUAN

Bắc Ninh làm rõ vụ khai thác đất trái phép sau phản ánh của Báo Lao Động

Trần Tuấn |

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có công văn gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và UBND huyện Yên Phong yêu cầu làm rõ nội dung Báo Lao Động phản ánh việc khai thác đất trái phép tại dự án Cải tạo, nâng cấp kênh tiêu Ngòi Tó.

Thanh Hóa: Bác đề xuất nhấn chìm 6,9 triệu m3 bùn nạo vét xuống biển

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Mới đây, Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (ở Thanh Hóa) đã có đề xuất nhấn chìm 6,9 triệu m3 bùn nạo vét xuống biển, tuy nhiên, tỉnh Thanh Hóa không đồng ý với đề xuất này.

Đà Nẵng: Chở bùn ra biển nhận chìm, không ảnh hưởng đến môi trường

Thanh Chung |

Đà Nẵng - Người dân lo ngại việc hút bùn ở Âu thuyền Thọ Quang, đi nhận chìm ở biển sẽ ảnh hưởng về môi trường biển. Trong khi đó, Giám đốc Sở TN&MT Đà Nẵng khẳng định việc nhận chìm này hoàn toàn không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái biển.

Khởi động Chương trình “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” 2023

Thanh Thuỷ |

Năm 2023, chương trình sẽ tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia từ nay đến 15.05. Sau khi chấm điểm và hiệp y với các đơn vị liên quan, lễ vinh danh “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động” dự kiến tổ chức vào tháng 8.2023.

Tân Hiệp Phát: Từ hợp đồng giả cách đến trốn thuế, chiếm đoạt tài sản

Linh Anh |

Hợp đồng giả cách được hiểu là hợp đồng mà các bên thực hiện nhằm mục đích che giấu đi một hợp đồng khác và thông qua hợp đồng đó để trục lợi, chiếm đoạt tài sản. Vụ việc của Tân Hiệp Phát là một ví dụ điển hình.

Bác đề xuất gia hạn báo cáo tài chính của Novaland, Hải Phát, Louis Capital

ĐÌNH TRƯỜNG |

Ngày 11.4, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết đã bác đề nghị gia hạn công bố báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp như: Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát; Louis Capital và Novaland.

Góc độ pháp lý việc giáo viên đăng ảnh học sinh lên TikTok

KHÁNH AN |

Nhiều giáo viên tự ý đăng tải hình ảnh học sinh lên TikTok nhằm mục đích câu view, câu like. Dưới góc độ pháp lý, luật sư cho rằng, những hành vi này vi phạm vào quyền được bảo vệ thông tin cá nhân của trẻ, có thể bị phạt tiền và buộc gỡ toàn bộ các hình ảnh khỏi mạng xã hội.

Vụ bị trừ lương do hàng lỗi: Công ty hoàn trả tiền lương cho công nhân

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Vụ hàng trăm công nhân Công ty TNHH Saitex International (Khu công nghiệp Amata, TP Biên Hoà) ngừng việc tập thể do bị công ty trừ tiền lương với lý do hàng bị lỗi, chiều 11.4, Công ty đã ra thông báo thu hồi yêu cầu bồi thường hàng lỗi từ 15-25% và sẽ hoàn lại tiền đã trừ trước đó cho người lao động.

Bắc Ninh làm rõ vụ khai thác đất trái phép sau phản ánh của Báo Lao Động

Trần Tuấn |

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có công văn gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và UBND huyện Yên Phong yêu cầu làm rõ nội dung Báo Lao Động phản ánh việc khai thác đất trái phép tại dự án Cải tạo, nâng cấp kênh tiêu Ngòi Tó.

Thanh Hóa: Bác đề xuất nhấn chìm 6,9 triệu m3 bùn nạo vét xuống biển

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Mới đây, Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (ở Thanh Hóa) đã có đề xuất nhấn chìm 6,9 triệu m3 bùn nạo vét xuống biển, tuy nhiên, tỉnh Thanh Hóa không đồng ý với đề xuất này.

Đà Nẵng: Chở bùn ra biển nhận chìm, không ảnh hưởng đến môi trường

Thanh Chung |

Đà Nẵng - Người dân lo ngại việc hút bùn ở Âu thuyền Thọ Quang, đi nhận chìm ở biển sẽ ảnh hưởng về môi trường biển. Trong khi đó, Giám đốc Sở TN&MT Đà Nẵng khẳng định việc nhận chìm này hoàn toàn không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái biển.