Phát triển loài cây tạo sinh kế dưới tán rừng phòng hộ

HƯNG THƠ |

Tỉnh Quảng Trị đã và đang triển khai trồng loại cây trong rừng phòng hộ dễ sống, nhanh phát triển, lại tạo sinh kế cho người đồng bào thiểu số ở vùng biên giới.

Kiếm tiền hợp pháp trong rừng phòng hộ

Từ khoảng cuối tháng 7 đến tháng 9, cây trẩu trồng trên rẫy, trong rừng phòng hộ ở huyện miền núi Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) cho trái.

Sáng sớm, ông Hồ Văn Mừng (trú tại thôn Trằm, xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa) cùng cháu Hồ Lâm Hoàng (học sinh lớp 9) đi vào khu vực nương rẫy của gia đình. Ở đám rẫy rộng khoảng 1ha, từ lâu ông Mừng đã trồng keo tràm, bao quanh keo tràm, ông trồng loại cây chắn gió là trẩu. Keo tràm chưa thu hoạch, nhưng trẩu đã cho quả, bây giờ đến vụ thu hoạch, ông Mừng và cháu trai đến nhặt những quả già rụng đầy dưới gốc cây.

Ngoài việc nhặt trẩu ở rẫy, ông Mừng và đứa cháu còn đi vào khu vực rừng phòng hộ ở cạnh đó, để nhặt trái trẩu rụng. Số tiền bán được từ trái trẩu cũng kha khá, ông Mừng chia cho Hoàng một ít để mua sách vở, áo quần cho năm học mới.

Nhặt quả trẩu dưới tán rừng. Ảnh: H.Nguyên.
Nhặt quả trẩu dưới tán rừng. Ảnh: H.Nguyên.

Trên rẫy không trồng cây trẩu, nhưng năm nào chị Hồ Thị Cơ (trú tại thôn Trằm, xã Hướng Tân) cũng có thu nhập nhờ loại cây này. Đến vụ, chị thường vào rừng phòng hộ, nhặt những hái trẩu rụng dưới gốc và hái những trái trẩu già ở trên cây. Khu vực chị Cơ thu hái trẩu là các cánh rừng dọc tuyến đường Hồ Chí Minh, rồi tập kết về 1 địa điểm để tách vỏ lấy hạt. Với 20-25kg trái trẩu, tách ra được khoảng gần 10kg hạt, nếu bán tươi có giá 5000 đồng/1kg, phơi khô thì 10.000 đồng/kg.

Vào dịp này, không chỉ chị Cơ, ông Mừng và cháu Hoàng, mà có nhiều người dân vào rừng thu hái trẩu. Một ngày, mỗi người có thể kiếm được khoảng 100.000 đồng hoặc cao hơn từ việc bán trẩu.

Phát triển rừng nhanh, tạo sinh kế cho người dân

Tại huyện Hướng Hóa, chỉ riêng ở Ban quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa – Đakrông có 2.700ha cây trẩu trồng hỗn giao với cây thông, sao đen hoặc loại cây khác.

Trẩu được trồng khoảng từ năm 2002 và trồng thêm qua các năm. Trẩu được trồng bằng hạt, rất dễ sống và sinh trưởng nhanh. Vì vậy, ở những khu vực đất rừng trống, rừng nghèo hoặc sạt lở, thì Ban quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa – Đakrông cho trồng xen trẩu vào để phủ xanh, sau đó trồng thêm cây bản địa để thành rừng.

Người dân thu hái trẩu, rồi tách hạt để bán. Ảnh: H.Nguyên.
Người dân thu hái trẩu, rồi tách hạt để bán. Ảnh: H.Nguyên

Cây trẩu cũng cho gỗ, nhưng gỗ không chất lượng, nên các cánh rừng trẩu cạnh khu dân cư không bị đốn hạ. Đặc biệt, chỉ sau 4 năm trồng là trẩu cho quả, vừa làm tốt chức năng của rừng phòng hộ, vừa tạo sinh kế bền vững cho người dân.

Bà Nguyễn Hồng Phương – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) tỉnh Quảng Trị cho hay, đơn vị có tiến hành thống kê, tìm hiểu cho thấy các hộ dân sống gần vùng rừng phòng hộ mỗi năm thu hái, thu nhập từ 7 triệu đồng đến 10 triệu đồng, tùy hộ gia đình.

“Người dân ở cạnh khu vực rừng phòng hộ tại huyện Hướng Hóa ngoài việc khoán bảo vệ rừng, nếu chăm chỉ thu hái trẩu thì có thêm thu nhập” – bà Nguyễn Hồng Phương cho biết.

Thấy loại cây này mang lại nhiều giá trị, nên UBND tỉnh Quảng Trị đã có kế hoạch phát triển cây trẩu.

Bên cạnh đó, do người dân thu hái, rồi bán thô hạt trẩu cho các đại lý, nên giá rẻ và thu nhập không cao. Vì vậy, Sở NNPTNT tỉnh Quảng Trị đang kêu gọi doanh nghiệp nghiên cứu, phát triển nhà máy chế biến sâu dầu trẩu để mang lại thu nhập tốt hơn cho người dân.

HƯNG THƠ
TIN LIÊN QUAN

Làm giàu nhờ trồng rừng bằng cây bản địa

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Thời gian qua, việc xã hội hóa trồng rừng bằng cây bản địa giúp tỉnh Quảng Bình phủ xanh được nhiều đồi trọc, người dân giàu lên nhờ chính nơi mình sinh sống.

Nhiều lợi ích từ việc trồng rừng theo chứng chỉ quốc tế

PHAN TUẤN |

Đắk Lắk - Việc trồng rừng theo chứng chỉ quốc tế đã giúp cho các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam có mặt tại thị trường các nước Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản... với giá thành cao. Đáng phấn khởi hơn nữa, giải pháp trồng rừng này đã mang lại nguồn thu nhập cao hơn cho người dân, doanh nghiệp... tham gia trồng rừng.

20 năm vẫn cần mẫn trồng rừng, hiệu quả từ việc bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng

Phương Anh |

Sóc Trăng có diện tích rừng phòng hộ ven biển trên 6.788 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Cù Lao Dung, Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu. Trong những năm qua diện tích rừng không ngừng phát triển, vì vậy ngoài công tác quản lý của các ngành chức năng thì các tổ, nhóm quản lý rừng dựa vào cộng đồng cũng phát huy vai trò quan trọng trong việc trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng phòng hộ.

Bản tin công đoàn: Lộ trình cải cách tiền lương mới nhất

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn: Lộ trình cải cách tiền lương mới nhất; Sớm ban hành kế hoạch chăm lo Tết cho người lao động;...

Mưa nhỏ, người dân Nam Định tranh thủ dọn dẹp sau bão

Lương Hà |

Sáng 8.9, khu vực TP Nam Định mưa theo từng cơn, gió nhẹ, nhiều người dân tranh thủ dọn dẹp nhà cửa sau khi bão số 3 đi qua.

Cắt điện nhiều nơi tại Hà Nội ngày 8.9

VY VY |

Hà Nội - Lịch cắt điện ngày 8.9.2024 dự kiến diễn ra tại một số khu vực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, quận Cầu Giấy...

Độc lạ con trâu biết gật đầu chào khách ở Cần Thơ

Phong Linh |

Cần Thơ - Tại Hợp tác xã (HTX) Du lịch nông nghiệp Cồn Sơn (quận Bình Thủy) có con trâu biết gật đầu chào khách du lịch.

Hơn 11.000m2 đất ở Mỹ Đức, Hà Nội chuẩn bị đấu giá

KHÁNH AN |

11.660m2 đất tại khu lô 3 Đồng Chùa (thôn Kinh Đào, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) chuẩn bị đấu giá quyền sử dụng đất ở.

Làm giàu nhờ trồng rừng bằng cây bản địa

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Thời gian qua, việc xã hội hóa trồng rừng bằng cây bản địa giúp tỉnh Quảng Bình phủ xanh được nhiều đồi trọc, người dân giàu lên nhờ chính nơi mình sinh sống.

Nhiều lợi ích từ việc trồng rừng theo chứng chỉ quốc tế

PHAN TUẤN |

Đắk Lắk - Việc trồng rừng theo chứng chỉ quốc tế đã giúp cho các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam có mặt tại thị trường các nước Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản... với giá thành cao. Đáng phấn khởi hơn nữa, giải pháp trồng rừng này đã mang lại nguồn thu nhập cao hơn cho người dân, doanh nghiệp... tham gia trồng rừng.

20 năm vẫn cần mẫn trồng rừng, hiệu quả từ việc bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng

Phương Anh |

Sóc Trăng có diện tích rừng phòng hộ ven biển trên 6.788 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Cù Lao Dung, Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu. Trong những năm qua diện tích rừng không ngừng phát triển, vì vậy ngoài công tác quản lý của các ngành chức năng thì các tổ, nhóm quản lý rừng dựa vào cộng đồng cũng phát huy vai trò quan trọng trong việc trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng phòng hộ.