Khó khăn trong chăm sóc động vật hoang dã tại Vườn Quốc gia Vũ Quang

TRẦN TUẤN |

Số lượng động vật hoang dã do người dân và cơ quan chức năng giao nộp lớn trong khi điều kiện về cơ sở vật chất như chuồng trại, thức ăn, đội ngũ nhân viên chăm sóc của Vườn Quốc gia (VQG) Vũ Quang (Hà Tĩnh) còn thiếu, hạn chế năng lực đã ảnh hưởng đến công tác chăm sóc trước khi tái thả về tự nhiên.

VQG Vũ Quang hiện đang nuôi nhốt, chăm sóc hơn 50 cá thể động vật hoang dã, trong đó chủ yếu là khỉ, vượn và rùa. Các chuồng nuôi là những lồng sắt với diện tích khá chật hẹp nằm dọc phía sau dãy nhà làm việc của cán bộ VQG Vũ Quang

Chị Lê Thị Bảo Ngọc (28 tuổi) là nhân viên của Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế VQG Vũ Quang - cho biết: “Việc chăm sóc động vật hoang dã ban đầu tôi rất mơ hồ vì không có chuyên môn nên phải lên mạng tìm hiểu, sau đó được đi tập huấn rồi rút kinh nghiệm qua thực tiễn là chủ yếu”.

Chị Trần Thị Hồng (39 tuổi) mới nhận công tác tại Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế VQG Vũ Quang từ đầu năm 2024 đến nay. Theo chị Hồng, chị cũng không có chuyên môn chăm sóc động vật hoang dã mà tự học hỏi kinh nghiệm từ các anh chị trong cơ quan để thực hiện nhiệm vụ này.

Ông Nguyễn Việt Hùng - Trưởng Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế VQG Vũ Quang - cho biết, nhờ đẩy mạnh tuyên truyền nên từ năm 2018 bắt đầu có một số người dân tự nguyện giao nộp động vật hoang dã để VQG Vũ Quang thả về tự nhiên.

Khi tiếp nhận, một số cá thể bị thương do dính bẫy hoặc qua nuôi nhốt lâu ngày chưa thể thả về tự nhiên ngay mà phải chăm sóc, tập dần cho chúng dần lấy lại bản năng hoang dã, khi đủ điều kiện mới tái thả về tự nhiên.

Cũng từ năm 2018, công tác tiếp nhận, chăm sóc động vật hoang dã tại VQG Vũ Quang được giao cho 7 cán bộ, nhân viên Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế thực hiện kiêm nhiệm.

Theo ông Hùng, để có thể thực hiện được công việc chăm sóc động vật hoang dã, cán bộ, nhân viên của phòng được đi học tập kinh nghiệm, tập huấn về chuyên môn và tham vấn với một số chuyên gia ở các trung tâm cứu hộ động vật lớn trong nước.

Khi tiếp nhận một số động vật thuộc loài linh trưởng bị thương, do không đủ năng lực chăm sóc nên VQG Vũ Quang phải chuyển cho một số trung tâm cứu hộ động vật trong nước chăm sóc lâu dài.

“Hiện nay tại Vườn Quốc gia Vũ Quang công tác chăm sóc động vật hoang dã gặp nhiều khó khăn do cơ sở vật chất còn thiếu, kinh phí lấy từ nguồn chi thường xuyên của cơ quan còn hạn hẹp, cán bộ, nhân viên chăm sóc động vật về chuyên môn còn hạn chế.

Bởi vậy, chúng tôi rất mong đề án thành lập trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Vườn Quốc gia Vũ Quang sớm được chấp thuận, phê duyệt để công tác chăm sóc động vật hoang dã được thực hiện tốt hơn” - ông Hùng chia sẻ.

Theo số liệu từ VQG Vũ Quang, từ năm 2019 đến nay, đơn vị đã tiếp nhận, chăm sóc tổng gần 1.500 động vật hoang dã do người dân và cơ quan chức năng bàn giao. Trong quá trình chăm sóc có 53 cá thể bị chết, có 8 cá thể phải chuyển cho trung tâm cứu hộ động vật trong nước chăm sóc, còn lại tái thả về tự nhiên.

TRẦN TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Mong mỏi của những người thương yêu động vật hoang dã vô bờ

HẢI YẾN |

Dẫu nhiều lần bị khỉ cào, cấu, cắn phải nhập viện nhưng công việc chăm sóc những cá thể khỉ nói riêng, động vật hoang dã nói chung để tái thả về tự nhiên vẫn được cán bộ, nhân viên Vườn Quốc gia (VQG) Vũ Quang (Hà Tĩnh) thực hiện tâm huyết, đầy trách nhiệm.

Kêu gọi hành động vì động vật hoang dã

TRẦN TUẤN |

Sáng 22.5, tại Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã diễn ra sự kiện “Hành động vì động vật hoang dã”.

Bảo vệ động vật hoang dã, cần xử nghiêm cả người ăn thịt thú rừng

Hoàng Lâm |

Khảo sát về tiêu thụ thịt động vật hoang dã do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên cho thấy, khoảng 90% thú rừng bị săn bẫy trái phép tại Việt Nam được tiêu thụ qua kênh nhà hàng, quán nhậu ở khu vực thành thị và số lần tiêu dùng thịt động vật hoang dã trung bình lên tới 7 lần/năm/khách hàng.

Chi 1.909 tỉ đồng tài chính Công đoàn chăm lo cho người lao động khó khăn ở Bình Dương

ĐÌNH TRỌNG |

Từ năm 2018-2023, Công đoàn tỉnh Bình Dương đã chi 1.909 tỉ đồng để chăm lo cho người lao động khó khăn. Sự hỗ trợ kịp thời của tổ chức công đoàn đã giúp người lao động vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, gắn bó với Bình Dương. Qua đó, doanh nghiệp cũng ổn định nguồn lao động, thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vẫn im lặng vụ 2 biển báo đối nghịch kề nhau

Đền Phú - Trần Tuấn |

Hà Nội - Sau hơn 1 tháng phóng viên Báo Lao Động có bài phản ánh và gửi giấy giới thiệu gửi đến Sở Giao thông Vận tải Hà Nội để tìm hiểu lý do 2 biển báo đối nghịch nằm cạnh nhau trên phố Văn Miếu, đến nay, vẫn chưa có câu trả lời từ Sở này.

TP Hồ Chí Minh cần 6,4 triệu tỉ đồng vốn đầu tư giai đoạn 2021-2030

Đức Mạnh |

Theo Dự thảo Báo cáo Quy hoạch, TP Hồ Chí Minh sẽ ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước để đẩy mạnh thực hiện các công trình, dự án hiện đang chậm tiến độ. Có kế hoạch chi tiết triển khai danh mục các công trình trọng điểm, mang tính động lực đảm bảo tính đồng bộ.

Công an Đồng Nai triệt phá đường dây ma túy lớn, thu giữ 7 bánh heroin

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Ngày 12.6, UBND tỉnh Đồng Nai khen thưởng đột xuất cho 6 đơn vị của Công an tỉnh Đồng Nai có thành tích xuất sắc trong đấu tranh triệt phá đường dây vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy hoạt động liên tỉnh, thu giữ 7 bánh heroin, 1.000 viên ma túy tổng hợp, nhiều gói ma túy tổng hợp, 2 khẩu súng và nhiều tang vật liên quan khác.

Loạt thủy điện Tuyên Quang xả lũ, xóm bè chênh vênh bên dòng nước xiết

Nguyễn Tùng |

Các thủy điện tại Tuyên Quang đồng loạt xả lũ khiến mực nước trên sông Lô, sông Gâm lên cao, nhiều năm nay người dân xóm bè mới sống cảnh chênh vênh bên dòng nước xiết.

Mong mỏi của những người thương yêu động vật hoang dã vô bờ

HẢI YẾN |

Dẫu nhiều lần bị khỉ cào, cấu, cắn phải nhập viện nhưng công việc chăm sóc những cá thể khỉ nói riêng, động vật hoang dã nói chung để tái thả về tự nhiên vẫn được cán bộ, nhân viên Vườn Quốc gia (VQG) Vũ Quang (Hà Tĩnh) thực hiện tâm huyết, đầy trách nhiệm.

Kêu gọi hành động vì động vật hoang dã

TRẦN TUẤN |

Sáng 22.5, tại Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã diễn ra sự kiện “Hành động vì động vật hoang dã”.

Bảo vệ động vật hoang dã, cần xử nghiêm cả người ăn thịt thú rừng

Hoàng Lâm |

Khảo sát về tiêu thụ thịt động vật hoang dã do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên cho thấy, khoảng 90% thú rừng bị săn bẫy trái phép tại Việt Nam được tiêu thụ qua kênh nhà hàng, quán nhậu ở khu vực thành thị và số lần tiêu dùng thịt động vật hoang dã trung bình lên tới 7 lần/năm/khách hàng.