Cuộc chiến bảo vệ hoang thú và bài toán níu chân người giữ rừng

Nhóm Phóng viên |

Trong những năm vừa qua, lực lượng kiểm lâm và cán bộ Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên đã phát hiện, tháo gỡ khoảng 5.000 bẫy các loại và thu giữ bình quân hơn 10 khẩu súng mỗi năm. Đây là những mối đe doạ trực tiếp đến sự sống của muông thú trong rừng.

Rừng như một “cái kho” lớn, không có cửa

Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên trải dài trên địa phận 3 tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước có tổng diện tích hiện đang quản lý là hơn 82.000ha.

Là một 1 trong 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới của Việt Nam được tổ chức UNESCO công nhận, Vườn được đánh giá cao về tiềm năng đa dạng sinh học với hàng nghìn loài động, thực vật bậc cao, quý hiếm. Là một trong những điểm đến hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước.

Mỗi năm Vườn tiếp khoảng 100 nghìn lượt khách đến tham quan, du lịch trải nghiệm, là nơi duy nhất ở Việt Nam mà du khách có thể dễ dàng quan sát và tiếp cận với nhiều loài động vật hoang dã như bò tót, nai, chim công và đôi khi có cả voi. Có thể nói rừng được ví như một cái “kho” lớn chứa nhiều tài nguyên quý giá.

Thế nhưng, cũng chính vì đa dạng sinh học thuộc hàng bậc nhất như vậy, nên VQG Cát Tiên đối mặt với những thách thức lớn trong việc giữ rừng.

Chính sự đa dạng sinh học, VQG Cát Tiên được mệnh danh là “ngôi nhà của muôn thú”. Ảnh: Bình Đặng
Chính sự đa dạng sinh học, VQG Cát Tiên được mệnh danh là “ngôi nhà của muông thú”. Lực lượng kiểm lâm phải thường xuyên tuần tra, bảo vệ rừng. Ảnh: Bình Đặng

Chia sẻ với phóng viên Lao Động về vấn đề này, ông Phạm Xuân Thịnh, Giám đốc VQG Cát Tiên cho biết: Tình trạng săn bắn, giết hại động vật hoang dã vẫn còn diễn ra khá nhức nhối tại khu vực VQG Cát Tiên và các khu vực lân cận.

Đơn cử, trong những năm vừa qua, lực lượng kiểm lâm và cán bộ VQG Cát Tiên trong quá trình đi tuần tra rừng đã phát hiện và tháo gỡ khoảng 5.000 bẫy các loại mỗi năm; thu giữ bình quân hơn 10 khẩu súng mỗi năm (chưa kể những khẩu súng mà người dân tự nguyện giao nộp). Mỗi năm lực lượng kiểm lâm của Vườn cũng đã trực tiếp xử lý khoảng 70-80 vụ vi phạm các quy định pháp luật về công tác quản lý bảo vệ rừng.

Nói về khó khăn của lực lượng bảo vệ rừng nơi đây, ông Thịnh cho biết: Vì diện tích của Vườn lớn, chu vi gần 400km, địa hình khá bằng phẳng, mật độ dân cư ở xung quanh khá cao, người dân có thể dễ dàng vào rừng bằng bất kỳ hướng nào.

Bên cạnh đời sống khó khăn thì thói quen sống dựa vào rừng, săn bắn thu nhặt lâm sản của một bộ phận dân cư vẫn còn phổ biến. Ngoài xã hội thì nhu cầu tiêu thụ thịt động vật hoang dã ngoài xã hội còn khá lớn, có cầu sẽ có cung, việc người dân vào rừng săn bắn và cung cấp cho các đối tượng buôn bán bất hợp pháp còn là vấn đề nhức nhối.

Thợ săn đã giăng đủ các loại bẫy dây, bẫy sập... trong rừng, bất cứ con vật nào đi qua đều có thể dính vào, không thể thoát ra được. Ảnh: PV Lao Động
Thợ săn đã giăng đủ các loại bẫy dây, bẫy sập... trong rừng, bất cứ con vật nào đi qua đều có thể dính vào, không thể thoát ra được. Ảnh: PV Lao Động

Cần có giải pháp tìm kiếm, thu hút thế hệ “người giữ rừng” kế cận

Phân tích về những khó khăn trong công tác bảo vệ rừng, ông Thịnh trăn trở nhất là vấn đề nhân lực. “Lực lượng kiểm lâm mỏng, cán bộ kiểm lâm ngày càng lớn tuổi nên gặp khó khăn không ít trong việc tuần tra rừng đặc biệt là những chuyến đi rừng dài ngày”- ông nói.

Theo thống kê, thời điểm hiện nay VQG Cát Tiên có hơn 140 cán bộ kiểm lâm, làm việc theo chế độ đặc thù là 22 ngày liên tục và được nghỉ bù 8 ngày, như vậy số lượng người thường trực tại các Trạm Kiểm lâm là khoảng 100 cán bộ kiểm lâm, bình quân họ phải đi bộ tuần rừng khoảng 7.000 cây số một tháng.

“Thế nhưng, một phần không nhỏ cán bộ kiểm lâm đã lớn tuổi vì thế, việc đi rừng dài ngày, ngủ đêm ở trong rừng bắt đầu hạn chế. Đây là một thách thức lớn của chúng tôi”- ông Thịnh phân tích.

Cũng theo ông Thịnh, do chế độ chính sách của nhà nước trong việc thu hút người lao động làm việc trong điều kiện khó khăn còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế nên việc tuyển dụng các lực lượng lao động trẻ, thay thế cho lực lượng kiểm lâm lớn tuổi hiện nay đang là một bài toán khó giải.

Lực lượng kiểm lâm ở VQG Cát Tiên đi tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: Vườn Quốc gia Cát Tiên cung cấp
Lực lượng kiểm lâm ở VQG Cát Tiên đi tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: Vườn Quốc gia Cát Tiên cung cấp

Bàn về giải pháp làm thế nào giảm tình trạng săn bắt, buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã, ông Thịnh cho rằng cần tập trung ưu tiên cho ba việc sau đây:

Một là đẩy mạnh tuyên truyền trên thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức trong việc tiêu thụ động vật hoang dã phải là ưu tiên hàng đầu. Nhiều người có tiền vẫn còn coi bữa ăn có thịt thú rừng là một bữa ăn “sang chảnh”, là “đẳng cấp”.

Hoạt động tuyên truyền sẽ giúp cho họ dần dần hiểu được cái sự "ngon miệng" trong tưởng tượng của họ đang làm cho nhiều loại động vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng, đang làm cho lực lượng kiểm lâm, những người giữ rừng càng vất vả hơn. Hơn thế nữa, chính nhu cầu sử dụng động vật hoang dã của nhóm người này, đã đẩy cộng đồng đến nguy cơ lây nhiễm các dịch bệnh từ động vật hoang dã.

Hai là tiếp tục tăng nguồn lực đầu tư cho khu vực nông thôn, giải quyết việc làm nâng cao sinh kế cho người dân, thì áp lực vào rừng sẽ dần dần giảm đi.

Ba là việc điều tra xử lý các đường dây buôn bán, tiêu thụ thịt thú rừng ngoài thị trường một cách đồng bộ góp phần giảm cầu thì cung sẽ giảm theo.

Bốn là cần đảm bảo, chế độ chính sách cho người giữ rừng tốt, như vậy ắt sẽ thu hút được lực lượng lao động trẻ đến với rừng.

Lực lượng kiểm lâm ở VQG Cát Tiên thực hiện nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ rừng. Ảnh: Bình Đặng
Lực lượng kiểm lâm ở VQG Cát Tiên thực hiện nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ rừng. Ảnh: Bình Đặng

Báo Lao Động vừa đăng tải loạt phóng sự điều tra “Máu thú rừng vẫn chảy”. Theo tìm hiểu của nhóm phóng viên, trong suốt thời gian qua, nhiều đối tượng thuộc địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk đã ngang nhiên săn bắt, thu mua, buôn bán, vận chuyển trái phép nhiều loại động vật hoang dã.

Siêu lợi nhuận kiếm được từ các thực khách nhậu thịt thú rừng, sự tinh vi và hiện đại của công nghệ săn bắt… đã khiến nhiều loài thú rơi vào một cuộc truy sát trên diện rộng. Những cuộc bủa vây không lối thoát khiến các loài thú quý, hiếm, được bảo vệ trong “Sách đỏ” có nguy cơ rơi vào bờ vực của sự tuyệt chủng.

Tuyến bài của Lao Động muốn góp tiếng nói tâm huyết để bảo vệ các loài thú quý hiếm; vạch trần các hành vi sai phạm để giữ gìn được các loài động vật hoang dã, trước khi quá muộn.

Nhóm Phóng viên
TIN LIÊN QUAN

Máu thú rừng vẫn chảy - Tiếp lửa cho các "vệ sĩ" của rừng

Nhóm phóng viên điều tra |

Chúng tôi đi theo lực lượng bảo vệ rừng, chứng kiến cảnh thú hoang mắc bẫy, tràn lan trong rừng là các loại bẫy dây. Để bảo vệ động vật hoang dã, rất cần sự chung tay của cả xã hội.

Máu thú rừng vẫn chảy - Những cuộc “truy sát” dưới tán rừng

Nhóm phóng viên điều tra |

Từng toán thợ săn mang theo bẫy, súng, chó săn lùng sục nhiều ngày trong các cánh rừng hoang rậm để bắt, giết, rồi mang đủ loại thú quý hiếm bán cho tư thương. Thú rừng bị “xẻ thịt”, “lên mâm”, tỏa đi khắp cả nước. Câu hỏi đặt ra là: Điều gì đã và đang diễn ra trong các cánh rừng bị “truy sát” tận diệt kia?

Choáng váng chiêu trò "phù phép" thú rừng thành thú nuôi

Nhóm phóng viên |

Thợ săn nhẫn tâm vào rừng bẫy, bắn, bắt thú rừng về giết mổ; vậy ai đã thu mua và phân phối mặt hàng cấm này về phố thị rồi đi khắp cả nước? Sau nhiều ngày điều tra, phóng viên Lao Động đã lần tìm ra những đường dây, đó là các chủ “vựa”, các chủ nhà hàng, những đối tượng chuyên nghề với đủ mánh lới, chiêu trò "phù phép" thú rừng thành thú nuôi nhằm mua bán, tàng trữ, vận chuyển thịt thú rừng.

Những mánh lới mua bán, vận chuyển thịt thú rừng thu siêu lợi nhuận

Nhóm phóng viên |

Tại thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk), khảo sát của phóng viên Lao Động trong khu vực nội thành và ngoại thành cho thấy tình trạng các nhà hàng buôn bán thịt thú rừng cực kỳ phổ biến, từ quán nhậu bình dân đến nhà hàng sang trọng.

Doanh nghiệp thủy sản đầu tiên báo lỗ Quý I

Minh Ánh - Duy Anh |

Liên tiếp trải qua những năm khó khăn, bước sang quý I/2024, Thủy sản Mekong tiếp tục báo lỗ với hoạt động kinh doanh ảm đạm.

Góc pháp lý vụ thanh niên bị cho là cướp taxi ở Hà Nội sau xô xát vì tài xế đi đường không đúng ý

Việt Dũng |

Việc Hoàng Khương Duy hành hung tài xế taxi do mâu thuẫn từ việc đi không đúng ý mình, rồi lái chiếc ôtô khỏi hiện trường, dưới góc pháp lý, các luật sư cho rằng, cơ quan chức năng cần làm rõ thanh niên này có hay không hành vi chiếm đoạt tài sản.

Luật sư của cựu Chủ tịch Vimedimex nộp hơn 80 bộ tài liệu, chứng cứ

Việt Dũng |

Trước phiên tòa mở lại hôm nay (17.4), luật sư của cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn dược phẩm Vimedimex - Nguyễn Thị Loan đã nộp nhiều tài liệu được cho là liên quan đến vụ án.

Cập nhật giá vàng sáng 17.4: Đột ngột bật tăng, hướng về đỉnh kỷ lục

KHƯƠNG DUY (T/H) |

Cập nhật giá vàng sáng 17.4: Tính đến 2h30, giá vàng SJC trong nước ở ngưỡng 81,7 - 83,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra); giá vàng nhẫn quanh ngưỡng 75,1-77 triệu đồng/lượng chiều mua vào - bán ra. Giá vàng thế giới tăng mạnh, áp sát đỉnh 2.400 USD/ounce.

Máu thú rừng vẫn chảy - Tiếp lửa cho các "vệ sĩ" của rừng

Nhóm phóng viên điều tra |

Chúng tôi đi theo lực lượng bảo vệ rừng, chứng kiến cảnh thú hoang mắc bẫy, tràn lan trong rừng là các loại bẫy dây. Để bảo vệ động vật hoang dã, rất cần sự chung tay của cả xã hội.

Máu thú rừng vẫn chảy - Những cuộc “truy sát” dưới tán rừng

Nhóm phóng viên điều tra |

Từng toán thợ săn mang theo bẫy, súng, chó săn lùng sục nhiều ngày trong các cánh rừng hoang rậm để bắt, giết, rồi mang đủ loại thú quý hiếm bán cho tư thương. Thú rừng bị “xẻ thịt”, “lên mâm”, tỏa đi khắp cả nước. Câu hỏi đặt ra là: Điều gì đã và đang diễn ra trong các cánh rừng bị “truy sát” tận diệt kia?

Choáng váng chiêu trò "phù phép" thú rừng thành thú nuôi

Nhóm phóng viên |

Thợ săn nhẫn tâm vào rừng bẫy, bắn, bắt thú rừng về giết mổ; vậy ai đã thu mua và phân phối mặt hàng cấm này về phố thị rồi đi khắp cả nước? Sau nhiều ngày điều tra, phóng viên Lao Động đã lần tìm ra những đường dây, đó là các chủ “vựa”, các chủ nhà hàng, những đối tượng chuyên nghề với đủ mánh lới, chiêu trò "phù phép" thú rừng thành thú nuôi nhằm mua bán, tàng trữ, vận chuyển thịt thú rừng.

Những mánh lới mua bán, vận chuyển thịt thú rừng thu siêu lợi nhuận

Nhóm phóng viên |

Tại thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk), khảo sát của phóng viên Lao Động trong khu vực nội thành và ngoại thành cho thấy tình trạng các nhà hàng buôn bán thịt thú rừng cực kỳ phổ biến, từ quán nhậu bình dân đến nhà hàng sang trọng.