Doanh nghiệp thủy sản đầu tiên báo lỗ Quý I

Minh Ánh - Duy Anh |

Liên tiếp trải qua những năm khó khăn, bước sang quý I/2024, Thủy sản Mekong tiếp tục báo lỗ với hoạt động kinh doanh ảm đạm.

Trong báo cáo tài chính quý 1 năm 2024 vừa được công bố, Công ty Cổ phần Thủy sản Mekong (mã: AAM, Cần Thơ) cho biết, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (CCDV) hết Quý I/2024 đạt hơn 34,5 tỉ đồng.

So với cùng kỳ năm 2023, doanh thu bán hàng, CCDV tăng thêm hơn 4 tỉ đồng, trong khi so với quý liền trước là Quý IV/2023 lại giảm hơn 3 tỉ đồng.

Quý I/2024, doanh nghiệp này ghi nhận mức giá vốn hàng bán giảm nhẹ so với Quý IV/2023 nhưng vẫn ở mức cao, gần 38 tỉ đồng.

Kinh doanh dưới giá vốn nên dù chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp không biến động nhiều, nhưng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Thủy sản Mekong hết quý I ghi nhận lỗ hơn 2 tỉ đồng.

Trong báo cáo tài chính quý cuối cùng của năm 2023, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Thủy sản Mekong cũng ảm đạm khi lỗ 1,8 tỉ đồng.

Xét trong 4 năm trở lại đây, kể từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này ghi nhận nhiều năm ảm đạm.

Riêng năm 2022, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty đạt xấp xỉ mức 12 tỉ đồng nhờ việc xuất khẩu sang các thị trường chủ lực như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, châu Âu… tăng trưởng ấn tượng. Tuy nhiên, đến hết năm 2023, lợi nhuận thuần của đơn vị này lại tiếp tục ghi nhận lỗ hơn 4,3 tỉ đồng.

Trong báo cáo thường niên năm 2023, lãnh đạo Thủy sản Mekong cho biết, nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh năm 2023 là do thị trường xuất khẩu vẫn tiếp tục gặp khó khăn, nhất là thị trường Nga, Ukraina, Brazil và Euro. Trong khi đó, thị trường Trung Quốc còn nhiều bất ổn, không thể tăng sản lượng xuất khẩu.

Ngoài ra, tình trạng cạnh tranh giữa các công ty cùng ngành vẫn còn gay gắt; chưa có nhiều khách hàng tiêu thụ với giá tốt và cơ cấu kích cỡ đều...

Đáng chú ý, giá nguyên liệu biến động liên tục và có nhiều lúc tăng nhanh trong khi giá xuất bán giảm, tồn kho tăng, có nguy cơ lỗ nặng...

Tính đến hết quý I/2024, tổng tài sản của Thủy sản Mekong là 210 tỉ đồng, trong đó tiền mặt là 64 triệu đồng; 27 tỉ đồng là tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng.

Trong quý này, Thủy sản Mekong không phát sinh các khoản nợ tài chính, nợ phải trả người bán là 6,1 tỉ đồng.

Vừa qua tại ĐHCĐ, HĐQT Thủy sản Mekong dự kiến doanh thu năm 2024 của Công ty ước đạt 160 tỉ đồng, giảm gần 9% so với năm 2023. Lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 1 tỉ đồng so với 10 tỉ đồng của 2023.

Minh Ánh - Duy Anh
TIN LIÊN QUAN

Giải pháp tài chính giúp doanh nghiệp lâm, thủy sản tăng tốc xuất khẩu

Nhóm PV |

Trước những khó khăn của doanh nghiệp, Chính phủ đã có nhiều chính sách đồng hành. Trong đó, gói tín dụng 15.000 tỉ đồng do Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước triển khai dành riêng cho ngành lâm sản, thủy sản đã gỡ nút thắt tài chính cho các doanh nghiệp. Chưa đầy 1 năm, gói tín dụng này đã giải ngân hoàn thành 100% mục tiêu của chương trình cho trên 6.000 lượt khách hàng vay vốn với lãi suất ưu đãi. Trong tương lai, doanh nghiệp cần thêm những "trợ lực" như thế để tiếp tục phục hồi và phát triển.

Tín dụng hỗ trợ lâm, thủy sản giữ vững vị thế ngành xuất khẩu tỉ USD

Nhóm PV |

Với lợi thế có ¾ diện tích là đồi núi, đường bờ biển dài, những năm qua ngành lâm - thủy sản nước ta đã có những bước phát triển ấn tượng. Tuy nhiên trong bối cảnh kinh tế thế giới đối diện nguy cơ suy thoái, doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu lâm, thủy sản vấp phải nhiều khó khăn, trong đó có việc thiếu vốn để đầu tư, sản xuất. Để ngành lâm - thủy sản giữ vững vị thế ngành xuất khẩu tỉ USD, bên cạnh nỗ lực của các doanh nghiệp, chủ trương tháo gỡ khó khăn, đồng hành của ngành ngân hàng sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hội thảo: Tín dụng hỗ trợ lâm, thủy sản giữ vững vị thế ngành xuất khẩu tỉ USD

Nhóm PV Đa phương tiện |

Nhằm mục tiêu đưa ra các giải pháp đẩy mạnh tín dụng cho lĩnh vực ưu tiên nông nghiệp, nông thôn nói chung và nhóm ngành lâm, thủy sản nói riêng, ngày 12.4, báo Lao Động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo “Tín dụng hỗ trợ lâm, thủy sản giữ vững vị thế ngành xuất khẩu tỉ USD”.

Nhiều dự án chợ ở Hà Nội "nằm trên giấy", dân phải buôn bán dưới lòng đường

Nhóm phóng viên |

Có mặt tại dự án chợ dân sinh Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội), phóng viên Báo Lao Động ghi nhận một nghịch cảnh, dự án đã giải phóng xong mặt bằng nhưng chỉ quây tôn, bỏ không hàng chục năm. Trong khi đó, tiểu thương, người dân vẫn ngày ngày buôn bán dưới lòng đường, tiềm ẩn tai nạn giao thông.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Dự kiến tháo dỡ Câu lạc bộ golf Đồi Cù Đà Lạt vào ngày mai

Mai Hương |

Việc tháo dỡ Câu lạc bộ golf Đồi Cù (TP Đà Lạt) dự kiến được thực hiện vào khoảng 9h ngày 11.6.

Khoảnh khắc công an lao mình xuống dòng nước lũ cứu người

Lam Thanh |

Hà Giang - Thấy một người dân bị dòng nước lũ cuốn đi, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường đã lao xuống kịp thời cứu nạn.

Giải pháp tài chính giúp doanh nghiệp lâm, thủy sản tăng tốc xuất khẩu

Nhóm PV |

Trước những khó khăn của doanh nghiệp, Chính phủ đã có nhiều chính sách đồng hành. Trong đó, gói tín dụng 15.000 tỉ đồng do Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước triển khai dành riêng cho ngành lâm sản, thủy sản đã gỡ nút thắt tài chính cho các doanh nghiệp. Chưa đầy 1 năm, gói tín dụng này đã giải ngân hoàn thành 100% mục tiêu của chương trình cho trên 6.000 lượt khách hàng vay vốn với lãi suất ưu đãi. Trong tương lai, doanh nghiệp cần thêm những "trợ lực" như thế để tiếp tục phục hồi và phát triển.

Tín dụng hỗ trợ lâm, thủy sản giữ vững vị thế ngành xuất khẩu tỉ USD

Nhóm PV |

Với lợi thế có ¾ diện tích là đồi núi, đường bờ biển dài, những năm qua ngành lâm - thủy sản nước ta đã có những bước phát triển ấn tượng. Tuy nhiên trong bối cảnh kinh tế thế giới đối diện nguy cơ suy thoái, doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu lâm, thủy sản vấp phải nhiều khó khăn, trong đó có việc thiếu vốn để đầu tư, sản xuất. Để ngành lâm - thủy sản giữ vững vị thế ngành xuất khẩu tỉ USD, bên cạnh nỗ lực của các doanh nghiệp, chủ trương tháo gỡ khó khăn, đồng hành của ngành ngân hàng sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hội thảo: Tín dụng hỗ trợ lâm, thủy sản giữ vững vị thế ngành xuất khẩu tỉ USD

Nhóm PV Đa phương tiện |

Nhằm mục tiêu đưa ra các giải pháp đẩy mạnh tín dụng cho lĩnh vực ưu tiên nông nghiệp, nông thôn nói chung và nhóm ngành lâm, thủy sản nói riêng, ngày 12.4, báo Lao Động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo “Tín dụng hỗ trợ lâm, thủy sản giữ vững vị thế ngành xuất khẩu tỉ USD”.