Chậm di dời cơ sở ô nhiễm vì doanh nghiệp, người lao động.. ngại đi xa

Nguyễn Hà - Cường Ngô |

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội có phần trả lời chất vấn của đại biểu trong kỳ họp 11 HĐND thành phố Hà Nội, trong đó nêu lý do vì sao chậm di dời các cơ sở ô nhiễm ra khỏi nội đô.

Sáng 5.12 tiếp tục kỳ họp 11 HĐND thành phố Hà Nội, các đại biểu thực hiện việc chất vấn trong 3 nhóm vấn đề: Tình hình và kết quả công tác quản lý quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn trên địa bàn thành phố; công tác an ninh trật tự, an toàn xã hội; Việc thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với các trường ngoài công lập.

Chất vấn về công tác quản lý quy hoạch đô thị, đại biểu Đoàn Việt Cường đặt câu hỏi tới giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường về việc di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường không phù hợp với quy hoạch ra khỏi nội đô theo Quyết định 130 của Thủ tướng Chính phủ hiện nay còn chậm, đâu là nguyên nhân, trách nhiệm của Sở thời gian quan, giải pháp đẩy nhanh tiến độ trong thời gian tới?

Việc di dời các cơ sở công nghiệp trong nội đô còn gặp nhiều khó khăn. Ảnh: PHẠM ĐÔNG
Việc di dời các cơ sở công nghiệp trong nội đô còn gặp nhiều khó khăn. Ảnh: PHẠM ĐÔNG

Trả lời về việc di dời các cơ sở sản xuất không phù hợp với quy hoạch hoặc gây ô nhiễm môi trường ra khỏi nội thành, Giám đốc Sở Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Trọng Đông cho biết, Thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thành phố đã ban hành quyết định số 74/2003 về việc di dời. Đến nay thành phố đã xử lý triệt để 25 cơ sở ô nhiễm môi trường, di dời 67 cơ sở sản xuất ra các khu, cụm công nghiệp ngoại thành hoặc tỉnh lân cận.

Thành phố đã chỉ đạo Sở và các đơn vị liên quan rà soát, xây dựng danh mục các cơ sở tiếp tục phải di dời báo cáo Thành uỷ, thành phố, và kỳ họp tới sẽ báo cáo danh mục này.

Nói về những khó khăn trong quá trình di dời các cơ sở ô nhiễm ra khỏi nội đô, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, nguyên nhân là do tâm lý các cơ sở cũng ngại di dời vì người lao động ngại đi xa; năng lực tài chính của các đơn vị để đảm bảo sản xuất, xây dựng mới cũng còn khó khăn. Trong khi đó, Nhà nước chưa có nguồn kinh phí hỗ trợ đơn vị di dời.

Hiện trường vụ hoả hoạn tại Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông (Hà Nội). Ảnh: PV
Hiện trường vụ hoả hoạn tại Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông (Hà Nội). Ảnh: PV

Theo ông Đông, thời gian tới, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các đơn vị liên quan sẽ tiếp tục rà soát hơn 100 cơ sở sản xuất. Cơ bản các đơn vị cũng thống nhất di dời. Đề nghị thành phố bố trí kinh phí xây dựng các khu, cụm công nghiệp; Chính phủ và các bộ, ngành trung ương cần sớm ban hành chính sách hỗ trợ các đơn vị phải di dời.

Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trên địa bàn 12 quận, có 186 địa điểm hiện đang là các cơ sở sản xuất phải di dời. Trong đó có nhiều nhà máy có quy mô rất lớn, nằm ở khu “đất vàng” của thủ đô. Trong số các cơ sở này, Sở Tài nguyên và Môi trường đã xác định 26 doanh nghiệp có cơ sở sản xuất gây ô nhiễm.

Nguyễn Hà - Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Cần cưỡng chế để phát triển công trình công cộng

Q.Hiệu |

UBND TP.Hà Nội đã xác định lộ trình đến năm 2020 sẽ di dời 117 cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi nội thành, nhưng đến nay, số cơ sở di dời mới chỉ... đếm đầu ngón tay. Hậu quả là ô nhiễm, ùn tắc giao thông xảy ra triền miên...

Cấp bách di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi nội thành

PHẠM ĐÔNG |

Ô nhiễm không khí ở Hà Nội đang là mối đe doạ lớn đối với sức khoẻ người dân. Liên tiếp những ngày qua, chỉ số chất lượng không khí AQI tại Hà Nội ở mức báo động! Để giải quyết tình trạng này, Hà Nội cần thực hiện “một núi” công việc làm sạch môi trường...

Hà Nội bao giờ mới di dời được các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi nội đô?

Thành Trung |

Vụ cháy Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông vừa qua làm dấy lên câu hỏi, vì sao sau bao nhiêu năm qua, Hà Nội vẫn chưa di dời được các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi nội đô?

Lì xì mùa Tết hết cả tháng lương

Phương Minh |

"Để chuẩn bị tiền lì xì một mùa Tết đi tong cả tháng lương của tôi, thậm chí phải hơn khi tiền lì xì cũng leo thang theo giá cả" - chị Phạm Ngọc Anh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ khi được hỏi về việc lì xì đầu năm.

Hàng nghìn người lỉnh kỉnh đồ đạc xuống Ga Thanh Hóa để về quê đón Tết

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão - 2023, tại nhà Ga Thanh Hóa đã đón hàng nghìn người về quê ăn Tết. Tại đây, nhiều người lỉnh kỉnh đồ đạc, “tay xách nách mang” hối hả ra xe người thân chờ sẵn để về đón Tết đoàn viên cùng gia đình.

Người dân chen chân trong siêu thị ngày cận Tết mua hàng giảm giá, bình ổn

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Với nhiều chương trình bình ổn giá, khuyến mãi, giảm giá, các siêu thị đang thu hút lượng lớn người dân đến tham quan, mua sắm Tết.

Ông Kissinger đổi lập trường, nêu kế hoạch Ukraina mới nhất

Song Minh |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thay đổi lập trường, ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Tiểu thương chợ hoa lớn nhất Hà Nội than ế ẩm ngày giáp Tết

MINH HÀ - DƯƠNG ANH |

Theo các tiểu thương bán hoa tại chợ Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), năm nay giá hoa vẫn giữ mức ổn định, tăng cao nhất vào các ngày 29 và 30 Tết. Tuy nhiên, hàng hóa vẫn còn tiêu thụ chậm, chỉ bằng 50% so với mọi năm.

Cần cưỡng chế để phát triển công trình công cộng

Q.Hiệu |

UBND TP.Hà Nội đã xác định lộ trình đến năm 2020 sẽ di dời 117 cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi nội thành, nhưng đến nay, số cơ sở di dời mới chỉ... đếm đầu ngón tay. Hậu quả là ô nhiễm, ùn tắc giao thông xảy ra triền miên...

Cấp bách di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi nội thành

PHẠM ĐÔNG |

Ô nhiễm không khí ở Hà Nội đang là mối đe doạ lớn đối với sức khoẻ người dân. Liên tiếp những ngày qua, chỉ số chất lượng không khí AQI tại Hà Nội ở mức báo động! Để giải quyết tình trạng này, Hà Nội cần thực hiện “một núi” công việc làm sạch môi trường...

Hà Nội bao giờ mới di dời được các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi nội đô?

Thành Trung |

Vụ cháy Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông vừa qua làm dấy lên câu hỏi, vì sao sau bao nhiêu năm qua, Hà Nội vẫn chưa di dời được các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi nội đô?