“Giải mã” lợn trong tranh dân gian

Sơn Trường |

Hai dòng tranh dân gian nổi tiếng là Đông Hồ (Bắc Ninh) và Kim Hoàng (Hà Nội) đều chọn hình tượng con lợn để thể hiện sự no đủ, sung túc. Đặc biệt những tranh này thường được treo dịp Tết để cầu mong một năm êm ấm.

Điều đáng nói là một dòng tranh dân gian nổi tiếng là Hàng Trống (Hà Nội) lại hoàn toàn vắng bóng hình ảnh con lợn. Các nhà nghiên cứu cho rằng, điều này bắt nguồn từ việc tranh Hàng Trống là tranh phố thị, còn tranh Đông Hồ, Kim Hoàng là tranh của làng quê.

Hình ảnh lợn trong tranh Đông Hồ quá nổi tiếng. Được giới nghiên cứu nghệ thuật đánh giá là “đẹp nhất”, tượng trưng rõ rệt nhất cho sự ấm no, sung túc.

Tranh lợn dân gian Đông Hồ. Ảnh: T.L
Tranh lợn dân gian Đông Hồ. Ảnh: T.L

Hai bức “Lợn ăn cây ráy” và “Lợn nái” được chọn nhiều để treo Tết bởi đều có cái nhìn mang tính trang trí cao, hình tượng được chắt lọc và điển hình hóa. Hình các con vật được viền bởi những nét khắc chắc, khoẻ mà mềm mại, không chỉ đẹp mà còn đúng về đặc điểm hình thể. Con lợn nào cũng có xoáy âm dương được trang trí trên mình để thể hiện sự sinh sôi, phát triển.

Điều đặc biệt trong kỹ thuật làm tranh là bức “Lợn ăn cây ráy” in ba bản màu một bản nét, tranh “Lợn nái” nhiều màu hơn, có đến bốn bản màu. Màu trắng là màu đặc trưng nhất của tranh Đông Hồ được làm từ vỏ điệp, sắc trắng có ánh lấp lánh rất quý. Màu vàng từ hoa hoè hay hạt dành dành, màu đỏ vang từ gỗ cây vang, đỏ son từ đất son, xanh lá cây là gỉ đồng, xanh chàm từ lá chàm và đen là than rơm nếp.

Trong khi đó, lợn trong tranh Kim Hoàng lại có những điểm khác biệt. Đây là dòng tranh tưởng chừng đã thất truyền gần 100 năm khi trận lụt năm 1905 đã cuốn trôi hầu hết những bản in khắc gỗ của làng Kim Hoàng (thuộc Vân Canh, huyện Hoài Đức ngoại thành Hà Nội).

Tranh lợn dân gian Kim Hoàng. Ảnh: T.L
Tranh lợn dân gian Kim Hoàng. Ảnh: T.L

Gần đây đã có nhiều nỗ lực để khôi phục lại dòng tranh này và một cuộc triển lãm đã được mở vào tháng 11.2018 để người dân có dịp hiểu thêm về tranh Kim Hoàng.

Tranh lợn Kim Hoàng được in trên nền đỏ của giấy điều, hình ảnh con lợn được in bằng mảng đen với các nét vẽ thêm vào bằng màu trắng, cái đẹp của sự tương phản giữa đỏ - đen - trắng làm cho tranh có vẻ khúc chiết, cô đọng, mang tính tượng trưng.

Các chuyên gia đánh giá  nếu: “Tranh lợn Đông Hồ được ca ngợi bởi nhịp điệu của hình, các đường lượn của nét khắc, với dáng chắc khỏe, chắt lọc của con vật trong một cái thế vững chãi. Con lợn trong tranh Kim Hoàng khác hẳn, nó có vẻ tạo hình phóng túng hơn và ít chiều theo sự mô phỏng tự nhiên hơn”.

Hình tượng con lợn được cách điệu nhiều hơn, với nét vẽ tay phóng khoáng; cái mũi với hai lỗ mũi đã biến mất, thay vào đó là một hình dáng như một họa tiết mây trong vốn cổ. Cái tai chỉ là một họa tiết hình xoắn ốc với các nét phẩy bút song song hướng về phía sau, khác hẳn với các chi tiết về cấu tạo như tranh lợn Đông Hồ.

Về kỹ thuật làm tranh, tranh Kim Hoàng được in và vẽ làm ba bước.

Bước một, họ in nét đen lên giấy hồng điều bằng một màu đen nhạt nhằm mục đích đánh dấu hình để tô màu. Bước hai, theo bản hình đã in trên giấy, các nghệ nhân dựa vào đó mà tự do chấm phá màu sắc theo cảm xúc riêng. Bởi vậy, phóng khoáng và diện mạo riêng, dù cùng được in ra từ một bản khắc. Bước ba, sau khi đã tô màu xong phải in lại bản nét nhằm cho bản nét sắc xảo, màu đen tuyền không bị lộ màu, công đoạn này gọi là “in đồ”.

 

Để phát triển tranh Kim Hoàng, các nghệ nhân đã tìm cách ứng dụng những họa tiết tranh Kim Hoàng trên các chất liệu khác nhau, như bộ lịch Xuân Kỷ Hợi, bao lì xì…

Sẽ không ngạc nhiên là Tết Kỷ Hợi này những chú lợn Đông Hồ, Kim Hoàng sẽ được trưng bày trong nhiều gia đình với ước vọng có một năm đủ đầy, ấm no…

Sơn Trường
TIN LIÊN QUAN

Kỳ công thiết kế lợn Đông Hồ đầy tinh xảo trên bàn thờ ngày Tết

CUNG HUYỀN - TẠ QUANG |

Hình ảnh lợn Đông Hồ với xoáy âm dương đã quen thuộc với biết bao thế hệ người Việt. Còn gì ý nghĩa hơn khi người nghệ nhân hiện đại hóa hình ảnh dân gian vào cuộc sống đương đại, các mẫu nến thờ cúng bỗng chốc có hồn hơn sinh động đến lạ kì.

Ngắm cách làm tranh Đông Hồ trên đất cải lương

NHẬT HỒ |

Chiều tối 21.1 Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao Thông tin và Du lịch Bạc Liêu khai mạc triển lãm tranh dân gian Việt Nam. Điều khá thú vị là người xem được trải nghiệm cách làm tranh Đông Hồ, một nét văn hóa đẹp của cha ông ta ngày xưa.

Xem lại loạt hài Tết từng "gây bão" của cố đạo diễn Phạm Đông Hồng

Linh Chi |

Vốn được mệnh danh là "ông trùm làng hài đất Bắc", những tác phẩm của cố đạo diễn Phạm Đông Hồng luôn mang những nét rất riêng biệt. Những tác phẩm hài Tết của vị đạo diễn đậm chất dân gian này luôn hài hước nhưng vẫn chứa đựng sự trào phúng, sâu sắc.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Kỳ công thiết kế lợn Đông Hồ đầy tinh xảo trên bàn thờ ngày Tết

CUNG HUYỀN - TẠ QUANG |

Hình ảnh lợn Đông Hồ với xoáy âm dương đã quen thuộc với biết bao thế hệ người Việt. Còn gì ý nghĩa hơn khi người nghệ nhân hiện đại hóa hình ảnh dân gian vào cuộc sống đương đại, các mẫu nến thờ cúng bỗng chốc có hồn hơn sinh động đến lạ kì.

Ngắm cách làm tranh Đông Hồ trên đất cải lương

NHẬT HỒ |

Chiều tối 21.1 Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao Thông tin và Du lịch Bạc Liêu khai mạc triển lãm tranh dân gian Việt Nam. Điều khá thú vị là người xem được trải nghiệm cách làm tranh Đông Hồ, một nét văn hóa đẹp của cha ông ta ngày xưa.

Xem lại loạt hài Tết từng "gây bão" của cố đạo diễn Phạm Đông Hồng

Linh Chi |

Vốn được mệnh danh là "ông trùm làng hài đất Bắc", những tác phẩm của cố đạo diễn Phạm Đông Hồng luôn mang những nét rất riêng biệt. Những tác phẩm hài Tết của vị đạo diễn đậm chất dân gian này luôn hài hước nhưng vẫn chứa đựng sự trào phúng, sâu sắc.