Đồng chí Ngọ Duy Hiểu – Đại biểu quốc hội, PCT Tổng LĐLĐ VN, Chủ tịch CĐ Viên chức VN:

Chăm lo, bảo vệ người lao động với tư duy mới, cách làm mới

Hải Anh thực hiện |

Đại hội XII Công đoàn Việt Nam xác định việc nâng cao hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ đại diện cho NLĐ, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ là một trong những nội dung đột phá, nhiệm vụ cần tập trung và ưu tiên hàng đầu. Cùng với đó, việc phát động và triển khai các phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng phải đổi mới mạnh mẽ theo hướng thiết thực, hiệu quả để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Chủ tịch Công đoàn Viên chức Việt Nam - về vấn đề này.

- Xin đồng chí cho biết ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ NLĐ của tổ chức CĐ trong giai đoạn hiện nay?

Chức năng đại diện cho NLĐ, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ là chức năng cơ bản, cốt lõi của tổ chức CĐ Việt Nam được Điều 10 Hiến pháp, Điều 1 Luật CĐ và Lời Nói đầu của Điều lệ CĐ Việt Nam ghi nhận. Việc thực hiện tốt chức năng này giúp tổ chức CĐ Việt Nam nói được tiếng nói, tiếp nhận và chuyển tải được tâm tư, nguyện vọng của NLĐ đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; quan tâm, chăm lo đến việc làm và đời sống của NLĐ; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ khi bị xâm phạm hoặc có nguy cơ bị xâm phạm.

Thực hiện có hiệu quả chức năng này giúp CĐ Việt Nam trở nên hấp dẫn, có sức thuyết phục, từ đó thu hút, tập hợp, tuyên truyền, vận động đoàn viên, NLĐ; củng cố niềm tin của từng đoàn viên, người lao động đối với tổ chức CĐ; là cầu nối vững chắc giữa Đảng với CNVCLĐ, góp phần xây dựng GCCN Việt Nam lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

- Với ý nghĩa, tầm quan trọng như vậy, trong nhiệm kỳ 2018-2023, CĐ Việt Nam có những định hướng lớn nào để thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ NLĐ, thưa đồng chí?

Đại hội XII CĐ Việt Nam đã xác định việc thực hiện chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ NLĐ là một trong những đột phá, nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên hàng đầu, cần thực hiện với tư duy mới, cách làm hiệu quả.

Về mục tiêu chung, các cấp CĐ phải tập trung các nguồn lực để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả việc thực hiện chức năng này.

Về các nhiệm vụ chủ yếu, có một số nhiệm vụ cần tập trung triển khai thực hiện, đó là: Đổi mới nhận thức về hoạt động đại diện, chăm lo, bảo vệ theo hướng thường xuyên, toàn diện, kịp thời, hướng tới số đông, tạo điểm khác biệt về quyền được thụ hưởng của NLĐ là đoàn viên CĐ, là chất kết dính để thu hút, tập hợp, giữ chân đoàn viên, NLĐ;

Tập trung thông tin, tuyên truyền về quyền được đại diện, chăm lo, bảo vệ của đoàn viên, NLĐ; về nội dung, hình thức đại diện, chăm lo, bảo vệ, về các chương trình, kế hoạch, mô hình và thiết chế cụ thể để đoàn viên, NLĐ biết và tiếp cận; Đẩy mạnh, đảm bảo tính thực chất, nâng cao hiệu quả Chương trình Phúc lợi đoàn viên CĐ. Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu quả các mô hình chăm lo lợi ích thiết thực cho đoàn viên CĐ, trước hết là các đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn, đoàn viên có nhiều đóng góp cho tổ chức CĐ và doanh nghiệp.

Phát triển mạnh Chương trình “Tết sum vầy”, “Mái ấm CĐ”, Quỹ xã hội từ thiện “Tấm lòng vàng lao động”; nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức tài chính vi mô, Quỹ trợ vốn, các chương trình vay vốn quốc gia; Chủ động giải quyết và phối hợp giải quyết các nhu cầu bức thiết của đoàn viên, NLĐ về nhà ở, nhà trẻ, trường học, bệnh viện, siêu thị, nơi vui chơi giải trí, chăm sóc con công nhân, an ninh trật tự nơi ở và nơi làm việc.

Đẩy mạnh chương trình xây dựng thiết chế CĐ; Tích cực tham gia vào việc tuyên truyền, vận động, hỗ trợ đào tạo nghề, thay đổi nghề nghiệp khi cần và phát triển việc làm bền vững cho NLĐ; Tổ chức rộng rãi các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, tổ chức tham quan, du lịch, các chương trình nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kỹ năng, sáng kiến, đoàn kết CNLĐ; Đổi mới và nâng cao chất lượng tham gia xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến NLĐ và tổ chức CĐ, coi đây là phương thức bảo vệ NLĐ từ xa, trên diện rộng và hiệu quả; huy động rộng rãi người trực tiếp sản xuất tham gia xây dựng chính sách, pháp luật; Thực hiện có hiệu quả công tác đối thoại, thương lượng tập thể tại các cấp CĐ; Tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tư vấn pháp luật CĐ; kiện toàn, nâng cao năng lực các trung tâm, văn phòng tư vấn pháp luật; đề xuất thành lập mới các trung tâm tư vấn và hỗ trợ NLĐ; đào tạo đội ngũ luật sư CĐ để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới;

Đẩy mạnh công tác tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát, phản biện xã hội, khẳng định rõ nét vai trò của tổ chức CĐ trong công tác này; Thực hiện có hiệu quả công tác an toàn, vệ sinh lao động, góp phần cải thiện điều kiện làm việc, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho NLĐ; Xây dựng đội ngũ cán bộ CĐ các cấp làm công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi của NLĐ đủ mạnh, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

- Đồng chí có nhận xét gì về việc phát động và tổ chức các phong trào thi đua và công tác khen thưởng trong tổ chức CĐ những năm qua?

Những năm qua, các cấp CĐ, tập trung là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có những trăn trở, đề ra nhiều giải pháp đổi mới phát động, tổ chức các phong trào thi đua và công tác khen thưởng trong tổ chức CĐ, bước đầu thu được những kết quả. Tuy nhiên, so với yêu cầu, kết quả đạt được còn khiêm tốn, nhiều vấn đề lớn trong nhận thức và bất cập trong thực tiễn vẫn còn đó, cần có một “cuộc cách mạng” về công tác thi đua - khen thưởng trong toàn hệ thống.

Về nhận thức, nhiều cán bộ CĐ và các cấp CĐ chưa nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò, ý nghĩa của công tác thi đua - khen thưởng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nghị quyết của Đảng và pháp luật Nhà nước, quy định của tổ chức CĐ Việt Nam. Tư duy phiến diện, hình thức, đối phó, làm cho có, làm cho xong, không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả còn nhiều. Tiêu chí thi đua thiếu cụ thể, không minh bạch, khó áp dụng.

Trong triển khai thực hiện, tình trạng “đánh trống, bỏ dùi”, “phát nhưng không động”, thiếu kiểm tra, đôn đốc, đánh giá thiếu khách quan, cào bằng, nể nang,  xin - cho, “ưu tiên”, “đặc thù”, “luân phiên” ở nhiều nơi đang triệt tiêu động lực của các phong trào thi đua. Khen thưởng không đúng đối tượng, không đúng thành tích diễn ra không cá biệt. Đáng quan tâm nhất là tư duy làm cho có mà không quan tâm đến hiệu quả, chất lượng, không có kết quả, sản phẩm của phong trào thi đua và tư duy luân phiên trong khen thưởng. Việc khen thưởng tập trung nhiều vào lãnh đạo, NLĐ gián tiếp, cán bộ khối văn phòng, còn quá ít người lao động trực tiếp được khen thưởng, là vấn đề chậm được khắc phục.

- Vậy theo đồng chí, làm thế nào để khắc phục được tình trạng trên trong công tác thi đua - khen thưởng nhiệm kỳ 2018  -  2023?

Trước hết, phải đổi mới nhận thức về tổ chức phong trào thi đua theo hướng bài bản, chặt chẽ, thực chất, có sức lan tỏa, thu hút số đông NLĐ tham gia, rõ kết quả - sản phẩm, mạnh về hiệu ứng, đóng góp thiết thực vào sự phát triển của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, sự lớn mạnh và uy tín của tổ chức CĐ.

Thứ hai, trong từng đối tượng NLĐ cụ thể, lựa chọn và tập trung triển khai các phong trào thi đua cho phù hợp. Không dàn hàng ngang, không triển khai tràn lan, có trọng tâm, trọng điểm.

Thứ ba, phối hợp với các cơ quan chức năng nghiên cứu, phát triển phong trào thi đua liên kết ở các công trình trọng điểm, tạo dấu ấn của công nhân lao động Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thứ tư, nghiên cứu lượng hóa, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá thi đua cụ thể, khoa học, chặt chẽ, áp dụng linh hoạt cho từng đối tượng, đảm bảo khách quan, công bằng, ghi nhận và đánh giá đúng các tập thể, cá nhân có nhiều nỗ lực, sáng tạo, đổi mới, dù đó là tập thể nhỏ hay người lao động phổ thông. Yêu cầu chung là không bỏ sót những điển hình thực sự xuất sắc, tiêu biểu. Chấm dứt tình trạng nể nang,  xin - cho, hay luân phiên trong công tác khen thưởng.

Thứ năm, tăng cường công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết, phát hiện, khen thưởng và nhân rộng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến. Quan tâm khen thưởng NLĐ sản xuất trực tiếp, người tạo ra các sản phẩm cụ thể, những tập thể, cá nhân thực sự vượt khó vươn lên.

- Là lãnh đạo của tổ chức CĐ Việt Nam, mỗi khi Tết đến xuân về, đồng chí quan tâm đến điều gì nhất?

Tôi mong mọi CNVCLĐ và gia đình họ đều có Tết, đều được thưởng Tết xứng đáng, được người sử dụng lao động và tổ chức CĐ chăm lo chu đáo. Sau nghỉ Tết mọi người lại khẩn trương trở lại với công việc và bắt tay làm việc hăng say ngay từ những ngày đầu, tháng đầu. Tôi cũng mong những NLĐ phải trực Tết hoàn thành tốt nhiệm vụ, được cơ quan, doanh nghiệp và tổ chức CĐ chăm lo tốt nhất.

- Xin cảm ơn đồng chí.

Hải Anh thực hiện
TIN LIÊN QUAN

Dấu ấn sâu đậm về Nguyễn Đức Cảnh trên quê hương Diêm Điền

Nguyễn Huyên |

Từng trang sử nơi đây đều ghi lại những dấu ấn sâu đậm về Nguyễn Đức Cảnh - một trong 7 đảng viên đầu tiên của Đảng, là một trong những người sáng lập, một lãnh tụ xuất sắc của phong trào công nhân Việt Nam.

Hơn 2.700 NLĐ tại Đồng Nai vẫn sản xuất trong đợt nghỉ Tết 2019

HÀ ANH CHIẾN |

Do nhu cầu sản xuất kinh doanh, toàn tỉnh Đồng Nai có 31 đơn vị, doanh nghiệp thỏa thuận với người lao động làm việc trong đợt nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 với tổng cộng hơn 2.700 người.

Người lao động với mong ước có nhiều sức khỏe lo cho gia đình

LÊ TUYẾT |

Mong ước có nhiều sức khỏe để làm việc, lo cho con cái ăn học; ước công ty tăng lương đều đặn để có thể đủ tiền trang trải cho cuộc sống… là những chia sẻ của anh chị em công nhân trong những ngày đầu năm mới.

Tổng LĐLĐ Việt Nam dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

TRUNG DU |

Sáng ngày 18.1, Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến dâng hương kính viếng, tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại TP Hải Phòng và tại quê nhà đồng chí ở tỉnh Thái Bình.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Lái buôn quất cảnh: Tết năm nay không có bánh chưng

Thiều Trang |

Thẫn thờ nhìn bầu trời Hà Nội mang sắc xám, anh Trần Duy Toàn - lái buôn quất cảnh thở dài: "Năm nay gia đình tôi không có bánh chưng".

Đoàn tàu metro số 1 TPHCM chạy thử nghiệm với hệ thống bảo vệ tàu tự động

Phương Ngân |

TPHCM - Ngày 18.1, ông Nguyễn Quốc Hiển - Phó Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM đã trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị và chạy thử nghiệm 1 đoạn trên cao với hệ thống bảo vệ tàu tự động (ATP) của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Lịch nghỉ Tết của 19 trung tâm đăng kiểm xe trên địa bàn Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội thông báo lịch nghỉ Tết của 19 trung tâm đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn thành phố. Đáng chú ý, nhiều trung tâm đăng kiểm ở Hà Nội nghỉ Tết muộn để phục vụ người dân.

Dấu ấn sâu đậm về Nguyễn Đức Cảnh trên quê hương Diêm Điền

Nguyễn Huyên |

Từng trang sử nơi đây đều ghi lại những dấu ấn sâu đậm về Nguyễn Đức Cảnh - một trong 7 đảng viên đầu tiên của Đảng, là một trong những người sáng lập, một lãnh tụ xuất sắc của phong trào công nhân Việt Nam.

Hơn 2.700 NLĐ tại Đồng Nai vẫn sản xuất trong đợt nghỉ Tết 2019

HÀ ANH CHIẾN |

Do nhu cầu sản xuất kinh doanh, toàn tỉnh Đồng Nai có 31 đơn vị, doanh nghiệp thỏa thuận với người lao động làm việc trong đợt nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 với tổng cộng hơn 2.700 người.

Người lao động với mong ước có nhiều sức khỏe lo cho gia đình

LÊ TUYẾT |

Mong ước có nhiều sức khỏe để làm việc, lo cho con cái ăn học; ước công ty tăng lương đều đặn để có thể đủ tiền trang trải cho cuộc sống… là những chia sẻ của anh chị em công nhân trong những ngày đầu năm mới.