“Gieo chữ" tìm được duyên dưới chân núi Ngọc Linh

Lộc Bình |

Để những thế hệ con em người đồng bào dưới chân núi Ngọc Linh mai sau thoát nghèo khó, nhiều thầy cô dưới xuôi vẫn kiên trì bám bản, vận động bà con đưa con em đến trường học chữ. Cũng tại mái trường heo hút này, những câu chuyện tình đẹp đã kết duyên các thầy cô bám bản với nhau càng làm người đời thêm yêu và trân trọng công việc mà họ đang gắn bó…

Gieo chữ trên non

Nhân đợt công tác ghé thăm người dân vùng khó khăn dưới chân núi Ngọc Linh mới đây, chúng tôi có mặt tại trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Măng Ri (xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum). Thấp thoáng giữa núi rừng là những ngôi nhà nằm chênh vênh của người đồng bào địa phương đang nhóm lửa sưởi ấm... Con đường vào trường Măng Ri dù còn xa xôi, cách trở so với các thôn bản nhưng vừa được địa phương sửa sang, cải tạo nên bớt vất vả đối với học sinh đến trường.

Trên chuyến hành trình, một cán bộ tại xã Măng Ri cho biết, là xã có đông đồng dân tộc Xê Đăng nhưng đa phần người dân đều khó khăn. Khi mà cuộc sống của người dân bữa cơm hằng ngày chưa no đủ thì việc học hành của trẻ nhỏ thường bị bỏ ngỏ…

Dự một buổi dạy học của thầy cô trong trường mới thấy những thiếu thốn, khó khăn của thầy cô nơi đây là vô kể. Lớp học do cô giáo Phạm Thị Trà My (28 tuổi) đứng lớp gió lùa thông thống vì cửa kính toang hoác. Trong lớp, các học sinh ăn mặc phong phanh, tay cầm bút run lên từng cơn theo gió lùa vào. Hỏi ra được biết, một số cửa phòng đã hư hỏng từ lâu nhưng trường chưa có kinh phí sửa chữa nên cô trò đành cắn răng chịu đựng.

Cô My người nhỏ thó, tóc dài, luôn cười thật tươi trước những câu hỏi ngộ nghĩnh, thú vị từ học trò. Cô My cho biết, năm học này, lớp học của cô duy trì với số lượng trên 20 học sinh đã là một thành công lớn của thầy cô nhà trường.

Cô My nhớ lại: 5 năm trước, từ Đắk Lắk qua bên mảnh đất Kon Tum giảng dạy, với một cô sinh viên mới ra trường, cô luôn tự động viên bản thân cần cố gắng trong công việc; luôn thử thách bản thân tại những môi trường gian khổ. "Dù đã lường trước khó khăn nhưng mọi chuyện trong thực tế lại vượt ngoài suy nghĩ...” – cô My kể.

Núi rừng rộng lớn, một ngày chầm chậm trôi trong sau những làng sương chiều buồn tẻ, nhiều đêm trong ký túc xá, My và những cô giáo trẻ bật khóc như những đứa trẻ vì học trò bỏ học ngày càng nhiều. My cho biết, với tỉ lệ 100% đồng bào người Xê Đăng nên việc tiếp thu kiến thức, tỉ lệ biết tiếng phổ thông của các em còn hạn chế.

Vậy điều gì khiến My và các bạn duy trì cắm bản sau ngần ấy năm, tôi hỏi. My tâm sự, sau khi tiếp xúc, thấu hiểu và cảm thông cho hoàn cảnh học sinh nơi đây cô nhận ra nhiều em học sinh rất ham học nhưng do gia đình nghèo đói buộc phải nghỉ ngang để lên rẫy phụ giúp cha mẹ.

“Trước thực trạng học sinh bỏ học, chúng em phải đến nhà trò chuyện, vận động phụ huynh cho con em đến trường. Một thời gian sau, tỉ lệ học sinh đến trường tăng lên” – My hào hứng nói.

Chia sẻ về cuộc sống gia đình, My bảo, cô và chồng mình đã lấy nhau được 3 năm và có với nhau một người con năm nay lên 2 tuổi. Vì cuộc sống mưu sinh nên vợ chồng cô phải gửi con cho nhà ngoại ở Đắk Lắk trông coi.

“Nhờ làm tốt trong công việc nên cuối tháng, em vẫn được lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện cho phép thời gian để đi thăm hai bố con” – My nói.

Nên duyên vợ chồng nhờ nấu cơm ngon

Phần lớn các thầy cô trong trường tiểu học nơi chúng tôi đến đều có tuổi đời còn rất trẻ nhưng họ đều tình nguyện sống xa gia đình, chấp nhận gian khổ để gieo chữ ở nơi còn nhiều thiếu thôn như xã Măng Ri. Đời sống giao viên bám bản thường xuyên thiếu tình cảm gia đình, đồng lương không cao nhưng qua trò chuyện, chúng tôi cảm nhận trong mỗi suy nghĩ của các thầy cô luôn thể hiện tình yêu nghề, yêu con người dưới chân núi Ngọc Linh kỳ vĩ…

Tan trường, chúng tôi được dự bữa cơm thân mật do chính giáo viên trổ tài nấu nướng. Thầy Cao Đăng Thành (30 tuổi, quê Thanh Hóa), vội phóng xe máy ra chợ mua thêm ít rau rừng, búp măng tươi về đãi khách. Vợ thầy Thành, cô Nguyễn Thị Thùy Tuyên (26 tuổi, người Kon Tum) – nhân viên phụ trách nấu ăn của trường, cười đôn hậu, cởi mở khi nói về chuyện kết duyên của 2 người trước đó.

Cô Tuyên dí dỏm: “Dễ gì các anh có mặt tại đây nên phải ăn với giáo viên trường chúng em một bữa cơm! Chồng em trước đây cơ thể gầy gò nhưng khi cưới em về, anh ấy trông có da có thịt hơn hẳn”.

Hóa ra, thầy Thành giảng dạy tại đây đã hơn 7 năm nay qua với biết bao buồn vui trong công việc và trong cuộc sống. Thầy Thành bảo chừng đó năm gắn bó với học trò đến khi nhìn các em trưởng thành, được xuống huyện học cao hơn thì bao vất vả đối với các thầy cô đều tan biến. Vừa phụ giúp vợ nhóm bếp lửa và làm các việc lặt vặt phụ vợ, thầy Thành nhìn âu yếm vợ mình.

Hóa ra, những lúc chán nản nhất tại trường, thầy may mắn có vợ là cô Tuyên bên cạnh động viên và nấu những bữa ăn ấm cúng khiến thầy bịn rịn và thế là hai người yêu nhau từ những ngày đó.

Ngoài câu chuyện đẹp của thầy Thành và cô Tuyên, nhiều giáo viên trong trường vẫn tấm tắc khen ngợi mối tình của thầy Nguyễn Xuân Hạnh - Phó Hiệu trưởng trường, với cô giáo trẻ Trần Thị Huyền Diệu. Trải qua 5 năm chúng sống với biết bao thử thách, hai người giờ đã có 2 đứa con kháu khỉnh.

Chuyện là cách đây hơn 7 năm trước, khi thầy Hạnh đang còn dạy tại huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum). Trong một lần ra Quảng Nam thăm gia đình, thầy vô tình gặp cô Trần Thị Huyền Diệu, khi đó cô đang là sinh viên ngành sư phạm. Nhìn cô sinh viên đôn hậu, dịu dàng trong tà áo dài tinh khôi, thầy Hạnh đã đem lòng yêu mến.

Mối tình thầm kính tưởng sẽ gác lại do địa lý ngăn cách nhưng ít ai ngờ, không lâu sau đó cô Diệu được cử về công tác tại trường Tiểu học Măng Ri dạy và thầy Hạnh cũng phân công làm việc tại nơi này.

Sau nhiều lần tác hợp của ban giám hiệu nhà trường cùng gia đình hai bên, thầy Hạnh và cô Diệu đã đến được với nhau. "Lễ cưới của chúng tôi diễn ra tại sân trường dưới sự chứng kiến và chúc phúc của ban giám hiệu nhà trường, phụ huynh, học sinh. Đó là một ngày trọng đại nhưng đầm ấm”, thầy Hạnh kể.

Trao đổi với PV, ông Lê Anh Sơn - Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Măng Ri cho biết, do khu vực này là một trong những nơi khó khăn, xa trung tâm nên đa phần các thầy cô đều ở lại trường. Hiểu và cảm thông trước hoàn cảnh và sự thiếu thốn của cán bộ giáo viên nên ban giám hiệu nhà trường luôn ghi nhận những cống hiến của thầy cô, tạo điều kiện trong việc ăn ở, sắp xếp để giáo viên về cùng gia đình trong các dịp lễ, Tết.

Lộc Bình
TIN LIÊN QUAN

Tổng LĐLĐ Việt Nam dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

TRUNG DU |

Sáng ngày 18.1, Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến dâng hương kính viếng, tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại TP Hải Phòng và tại quê nhà đồng chí ở tỉnh Thái Bình.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Lái buôn quất cảnh: Tết năm nay không có bánh chưng

Thiều Trang |

Thẫn thờ nhìn bầu trời Hà Nội mang sắc xám, anh Trần Duy Toàn - lái buôn quất cảnh thở dài: "Năm nay gia đình tôi không có bánh chưng".

Đoàn tàu metro số 1 TPHCM chạy thử nghiệm với hệ thống bảo vệ tàu tự động

Phương Ngân |

TPHCM - Ngày 18.1, ông Nguyễn Quốc Hiển - Phó Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM đã trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị và chạy thử nghiệm 1 đoạn trên cao với hệ thống bảo vệ tàu tự động (ATP) của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Lịch nghỉ Tết của 19 trung tâm đăng kiểm xe trên địa bàn Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội thông báo lịch nghỉ Tết của 19 trung tâm đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn thành phố. Đáng chú ý, nhiều trung tâm đăng kiểm ở Hà Nội nghỉ Tết muộn để phục vụ người dân.

Mai vàng cổ 100 năm giá tiền tỉ đổ bộ chợ hoa Tết Quý Mão 2023 ở TPHCM

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Tại chợ hoa xuân Phú Mỹ Hưng (quận 7), nhiều cây mai vàng cổ được các nhà vườn bày bán tập trung tại khu vực lối đi chính khiến nhiều người phải trầm trồ. Đó là những cây mai vàng cổ cao 4-5 mét, đứng sừng sững giữa chợ hoa. Người bán cây cho biết có những cây có tuổi đời chừng 100 năm, giá bán có cây lên tới 4 tỉ đồng.

Vụ sập cửa hàng tiện lợi ở TPHCM: Xác định có một người tử vong

Thanh Chân |

TPHCM - Trong vụ sập cửa hàng tiện lợi trên đường Vĩnh Hội (Quận 4) xảy ra vào sáng 18.1, đến nay đã xác định có một trường hợp tử vong.