Doanh nghiệp thở phào vì cước vận tải biển giảm mạnh

Anh Tuấn |

Cục Hàng hải Việt Nam cho biết giá cước vận tải biển toàn cầu đang giảm khá mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Thông tin từ Cục Hàng hải Việt Nam, giá cước vận tải biển toàn cầu đang có xu hướng giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Đặc biệt, trong tháng 8.2024, các tuyến vận tải từ châu Á đến bờ Tây nước Mỹ và châu Âu ghi nhận mức giảm mạnh nhất, dao động từ 20 - 30% so với tháng trước.

Nếu so sánh với thời kỳ đỉnh điểm vào tháng 9.2021, khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn nghiêm trọng do đại dịch COVID-19, giá cước vận tải biển đã giảm tới 44%.

Đáng chú ý, mỗi tuần giá cước giảm trung bình từ 3 - 4%, phản ánh xu hướng giảm giá ổn định và dự báo sẽ tiếp tục trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Thanh Tuấn - Ủy viên Hiệp hội Logistics TPHCM cho biết, từ đầu tháng 8 tới nay, tình trạng nghẽn tàu đã không còn, giá vận tải ngày càng giảm, dù vẫn ở mức cao.

Ông Tuấn lấy ví dụ, giá cước tàu biển đi khu vực EU nay đã giảm về mức 6.000 - 8000 USD tùy vào từng ngành hàng. Tương tự giá cước đi khu vực bờ Tây còn quanh mức 5.000 - 6.000 USD/container 40 feet. So với thời điểm nóng quý I và quý II/2024 giá đã giảm nhiều.

“So với thời điểm trước, giá cước tàu biển đã hạ nhiệt. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc tìm kiếm tăng trưởng trong những tháng cuối năm”- ông Tuấn nói.

Giá cước tàu biển đang giảm trong tháng 8.2024. Ảnh: Quỳnh Danh
Giá cước vận tải biển đang giảm trong tháng 8.2024. Ảnh: Quỳnh Danh

Trao đổi với Lao Động, ông Trần Văn Lĩnh - Chủ tịch HĐQT Công ty Thủy sản Thuận Phước - cho biết, thị trường EU chiếm khoảng 25% thị phần xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam và đây cũng là khu vực cước tàu biển tăng cao nhất.

"Cước biển tăng cao cùng với những khó khăn về thị trường, đơn hàng đã bào mòn lợi nhuận của doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản như chúng tôi.

Tuy nhiên, đến thời điểm bây giờ, sau nhiều nỗ lực, cước vận tải biển giảm khiến doanh nghiệp thở phào. Cước vận tải biển giảm sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu", ông Lĩnh cho hay.

Cũng theo Cục Hàng hải Việt Nam, giá cước vận tải biển sẽ còn tiếp tục giảm trong thời gian tới, sau khi tình trạng tắc nghẽn tại các cảng lớn trên thế giới đã được giải quyết triệt để.

Đây là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng chi phí vận tải thấp hơn để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường và tìm kiếm sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những tháng cuối năm.

Liên quan đến cước tàu biển tăng cao, trao đổi với Lao Động, ông Trần Quốc Toản - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) - cho biết, việc tăng giá cước đã diễn ra từ lâu, Bộ Công Thương đã triển khai các hoạt động và giải pháp khắc phục hiện tượng này.

Trong đó, Bộ Công Thương đã phối hợp với cơ quan chủ trì nghiên cứu về việc tăng giá cước, phối hợp kịp thời đưa ra các giải pháp phù hợp, triển khai các cuộc tọa đàm, cung cấp thông tin để lan tỏa đến các doanh nghiệp nhằm chủ động trong hoạt động xuất nhập khẩu. Đồng thời, bộ cũng phối hợp với Bộ Tài chính, Hiệp hội Logistics cùng trao đổi biện pháp xử lý kịp thời.

Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Đối phó với cước vận tải biển tăng cao, bào mòn lợi nhuận

Anh Tuấn |

Bộ Công Thương khuyến nghị doanh nghiệp phân luồng hàng hóa và tuyến đường thay thế trong bối cảnh giá cước vận tải biển tăng cao.

Cước vận tải biển tăng cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng hóa Việt Nam

Cường Ngô |

Từ đầu năm 2024 đến nay, tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc tại một số cảng châu Á và thiếu container rỗng đã có tác động, ảnh hưởng đến hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định.

Doanh nghiệp bị bào mòn lợi nhuận vì cước vận tải biển phi mã

Anh Tuấn |

Dù đã buộc phải quen với giá cước tăng qua các đợt dịch kéo dài và căng thẳng địa chính trị, nhưng doanh nghiệp vẫn khá sốc. Cùng với cước vận tải biển, các chi phí khác như nhân công, bao bì đều tăng khiến lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu bị bào mòn.

Ông Đinh Ngọc Huân được bổ nhiệm Phó Chánh án Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội

Quang Việt |

Ông Đinh Ngọc Huân - Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc - được bổ nhiệm làm Phó Chánh án Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội.

Bạc Liêu kiến nghị kiểm điểm nhiều cán bộ liên quan đến AIC

NHẬT HỒ |

Có đến 11 cán bộ tại Bạc Liêu bị Thanh tra tỉnh Bạc Liêu kiến nghị kiểm điểm vì có liên quan đến gói thầu do AIC cung cấp.

Ông Putin ra quyết định đáp trả vụ Ukraina tấn công Kursk

Song Minh |

Tổng thống Putin đã quyết định đáp trả việc Ukraina xâm nhập tỉnh biên giới Kursk của Nga và việc trả đũa sẽ rất cứng rắn.

Tổng thu ngân sách tại Hưng Yên là hơn 25.089 tỉ đồng

Việt Lâm |

Theo UBND tỉnh Hưng Yên, tổng thu ngân sách đến nay là hơn 25.089 tỉ đồng, đạt 76,4% dự toán HĐND giao.

2 cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm bị tuyên mức án 44 năm tù

Anh Tú |

TPHCM - Chiều 23.8, Hội đồng xét xử đưa ra mức án đối với 254 bị cáo trong đại án đăng kiểm liên quan đến Cục Đăng kiểm Việt Nam và các trung tâm đăng kiểm.

Đối phó với cước vận tải biển tăng cao, bào mòn lợi nhuận

Anh Tuấn |

Bộ Công Thương khuyến nghị doanh nghiệp phân luồng hàng hóa và tuyến đường thay thế trong bối cảnh giá cước vận tải biển tăng cao.

Cước vận tải biển tăng cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng hóa Việt Nam

Cường Ngô |

Từ đầu năm 2024 đến nay, tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc tại một số cảng châu Á và thiếu container rỗng đã có tác động, ảnh hưởng đến hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định.

Doanh nghiệp bị bào mòn lợi nhuận vì cước vận tải biển phi mã

Anh Tuấn |

Dù đã buộc phải quen với giá cước tăng qua các đợt dịch kéo dài và căng thẳng địa chính trị, nhưng doanh nghiệp vẫn khá sốc. Cùng với cước vận tải biển, các chi phí khác như nhân công, bao bì đều tăng khiến lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu bị bào mòn.