“Viết để cuộc đời mình và đồng đội có ý nghĩa tốt đẹp hơn”

KIỀU BÍCH HẬU (thực hiện) |

Với những năm tháng khốc liệt chiến đấu nơi chiến trường, trong nhiệm vụ và hoàn cảnh thật đặc biệt, người cựu binh Nguyễn Trọng Luân đã luôn mang nặng trong mình những ký ức không chịu ngủ quên, những ký ức đòi cất tiếng, đòi được kể lại dù năm tháng ấy đã trôi xa cả nửa thế kỷ. Những ký ức sinh động thấm đẫm nước mắt, mồ hôi và hy sinh thầm lặng của đồng đội đã thôi thúc ông viết “Rừng đói” - một tiểu thuyết phi hư cấu có cách khai thác khác biệt về chiến tranh, mới đây được Ukiyoto (Canada) xuất bản và phát hành toàn cầu từ tháng 3.2022.

Chúng ta cùng trò chuyện với nhà văn Nguyễn Trọng Luân nhân sự kiện này.

Thưa nhà văn, được biết ông từng là một người lính sinh viên tham gia chiến trận. Vậy ông có thể cho biết sự khác biệt giữa một người lính sinh viên với những người lính khác? Trong thời gian ở chiến trường, điều gì khiến ông day dứt suy nghĩ nhiểu nhất?

- Chiến tranh đưa tất cả mọi người xích lại với nhau không kể nhiều chữ hay ít chữ, không kể nhà quê hay thành thị cùng cầm súng và cùng gánh vác hi sinh giống hệt nhau để giành lại quê hương. Cuộc chiến đấu để gìn giữ tổ quốc công bằng cho mỗi cuộc đời, cái gì không tuân theo sự công bằng đó nó sẽ lạc loài ngay với quê hương mình. Những người lính sinh viên không có sự khác biệt nào với những người lính khác, họ góp phần trí thông minh và vốn văn hóa của mình cùng với đồng đội để làm nên chiến thắng. Cái mà gọi là lính sinh viên có lẽ chỉ sau này người ta mới đề cập đến chứ thời chúng tôi đi chiến đấu chả ai nghĩ đâu là lính sinh viên, đâu là lính không sinh viên. Lúc ấy không có cụm từ ấy. Sau này có ý kiến cho rằng có một thời kì đưa sinh viên ra trận là phí phạm. Suy nghĩ ấy thật là nhẫn tâm với sự hi sinh của cả một dân tộc. Không có một lớp người nào đứng trên dân tộc cả. Tất cả bình đẳng trước vận mệnh của dân tộc mình. Tôi và các bạn sinh viên ra trận ngày ấy giống hệt nhau ở chỗ không bao giờ nghĩ rằng mình nhiều chữ nơi cần hi sinh.

Một điều nữa, những sinh viên chúng tôi ra trận đều có chung suy nghĩ, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu để trở về học tiếp đại học. Không có mong mỏi gì khác và tất cả chúng tôi ai cũng ghi nhật kí và nhật kí của chúng tôi hầu như chỉ viết về mẹ, cha và mái trường.

Kết thúc chiến tranh, trở về với đời thường lao động, kinh doanh, học tập, thì quãng đời lính ấy cho ông thế mạnh gì hơn so với những đồng nghiệp chưa từng vào sinh ra tử?

- Cũng như nhiều ngàn người lính học dở đại học trở lại trường, chúng tôi giống nhau ở chỗ biết trân trọng máu xương của mình và đồng đội mà cặm cụi vượt khó khăn để học tập. Lứa sinh viên ấy có lòng tự trọng và biết mình phải sống thế nào cho xứng đáng với bạn bè đã hi sinh. Sống chân tình vì mọi người, tri ân người có công, chia sẻ với những cuộc đời của những con người khó khăn là đức tính của người đã qua chiến đấu. Thế hệ sinh viên chúng tôi đã qua lửa đạn rất giống nhau là sống tình cảm. Nhất là sự cảm thông với những người phụ nữ thiệt thòi sau chiến tranh. Các bạn vào thành cổ Quảng Trị hãy đến trước tượng đài sinh viên thì sẽ hiểu thế hệ chúng tôi hơn.

Khi cầm bút viết văn, liệu ký ức chiến trận có ám ảnh ông? Điều gì khiến ông cầm bút viết cuốn tiểu thuyết phi hư cấu “Rừng đói”?

- Tôi trở về học tiếp khoa Cơ khí Đại học Cơ điện Bắc Thái, không hề nghĩ rằng mình sẽ làm nhà văn. Và ngay cả khi tôi được gọi là nhà văn thì tôi vẫn thế, vẫn viết để cho cuộc đời mình và đồng đội mình có ý nghĩa tốt đẹp hơn lên. Kí ức chiến trận quả thật chiếm nhiều suy nghĩ trong tôi, tôi có cảm giác các đồng đội đã hy sinh bảo tôi nên làm gì. Chiến tranh hay cuộc sống bây giờ cũng vậy thôi, khi viết văn tôi luôn đưa nó về đơn giản và viết ở mặt sau của nó. Tôi không muốn thêm cái gì làm phức tạp hóa tình hình, ảo giác luôn có hại cho con người. “Rừng đói” là cuốn sách tôi viết chỉ trong một tháng. Tôi không có ý định viết nó mà tự dưng viết rồi cứ viết đến trang cuối cùng. Viết sự thật về Rừng đói có cái khó với tôi, vì những nhân vật tôi để tên thật và họ còn đang sống với nhiều chức vụ đáng kể. Khen hay chê đều rất khó. Nhưng tôi chắc chắn chiến trận nó không cho phép “chém gió”, và trong chiến trận không ai lảng tránh được sự hèn hạ của mình nếu có.

Trước giờ xuất kích đánh Cầu Bông (Nguyễn Trọng Luân bên trái, bên phải là PGS-TS Đinh Ngọc Sỹ). Ảnh: NVCC
Trước giờ xuất kích đánh Cầu Bông (Nguyễn Trọng Luân bên trái, bên phải là PGS-TS Đinh Ngọc Sỹ). Ảnh: NVCC

Có nguyên nhân nào thôi thúc ông tiếp tục cầm bút và ông có nghĩ rằng, mỗi nhà văn cũng cần có tư duy của một nhà kinh doanh, để khiến sách của mình được nhiều bạn đọc biết đến hơn nữa?

- Tôi tự cho mình là không có tính chuyên nghiệp trong văn chương. Thích thì tôi viết và không đặt ra đề cương tác phẩm hay mục tiêu nào cả. Vì thế tôi không dám đặt ra chương trình giống như các nhà văn khác. Nhưng tôi đang muốn viết tiểu thuyết về những người bạn tôi hi sinh trước ngày 30.4.1975. Cái ngưỡng cửa Bình Minh ấy luôn ám ảnh những người lính như tôi. Năm 2015 khi tôi viết và in tập truyện ngắn “Bóng đổ nhà mồ”, tôi bán sách và mang tiền lên huyện biên giới Xín Mần giúp cho một đồng đội tôi đang rất khổ sở mua một con bò, tôi góp được vài chục triệu để xây dựng nhà bia tưởng niệm Liệt sĩ trung đoàn tôi trên đỉnh Sạc Li thuộc huyện Sa Thày, Kon Tum. Tôi cứ rưng rưng khóc khi mình làm được chút việc ấy.

Tiểu thuyết “Rừng đói” được nhà xuất bản Ukiyoto ở Canada xuất bản và bán sách trên kênh Amazon dưới ba dạng sách điện tử, sách bìa cứng và sách bìa mềm, ông có cảm xúc thế nào? Ông có nghĩ rằng mình đã chung tay góp phần vào việc để bạn đọc quốc tế biết thêm về văn học Việt Nam, nhất là tâm tư người lính trong chiến tranh? Nếu ông là Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, ông có sáng kiến gì trong việc để nhiều tác phẩm văn học Việt Nam được giới thiệu ra thị trường sách quốc tế?

- Có lẽ cuốn “Rừng đói” của tôi nó khác với các cuốn sách viết về chiến tranh ở chỗ nó như một lát cắt vào vị trí không căng thẳng đạn bom chết chóc. Tôi rất vui vì cuộc sống của người lính chúng tôi sẽ được nhiều người trên thế giới biết được một cách giản dị bình thường. “Rừng đói” là tình cảm thật, là hy vọng thật, là khuôn mặt thật của người lính sinh viên nói riêng và người Việt Nam nói chung.

Gần đây hầu như tháng nào trên Vanvn.vn cũng có giới thiệu những bài thơ, những truyện ngắn, những tác phẩm văn học Việt Nam được xuất bản ở nước ngoài. Sự kiện mà càng ngày càng thấy nhiều hơn. Qua quá trình để tiểu thuyết “Rừng đói” được xuất bản ở Canada tôi mới thấu hiểu công việc dịch thuật nó vất vả thế nào và càng hiểu sự khó khăn để một tác phẩm văn chương nước ta đến với thế giới. Điều đó không thể dễ dàng gì nếu không có những người tận tụy vì nền văn học Việt Nam của Ban đối ngoại Hội Nhà Văn Việt Nam. Hầu như nhiều nhà văn chưa hiểu hết việc làm của họ và công lao của họ với văn chương nước nhà. Tôi nghĩ Hội Nhà văn Việt Nam chắc cũng có hướng đầu tư phát triển cả lực lượng và vật chất cho những người làm việc đưa văn học Việt Nam ra với thế giới.

Bản thân ông có sáng tạo gì mới trong cách thể hiện tác phẩm của mình trong thời gian gần đây? Việc viết cho ông thêm năng lượng sống, hay khiến ông mệt mỏi?

- Một ngày không viết hay không đọc thêm một tí gì sẽ thật là buồn. Tôi viết và đọc vì tôi muốn chứng tỏ mình tồn tại. Mỗi tác phẩm mới chứng tỏ mình đang sống và phát triển. Đúng như bạn hỏi, viết là thêm năng lượng. Nhà văn mà không viết, mà hài lòng với mình thì mới thật đáng sợ.

Xin cám ơn các câu hỏi của bạn với tôi. Tôi may mắn được bạn hỏi những câu hỏi này. Nó con người nhiều hơn là câu hỏi về học thuật, cái thứ mà tôi đang còn thiếu tự tin.

Xin cảm ơn nhà văn!


KIỀU BÍCH HẬU (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Cầm Sơn - Một nhà văn của người lao động

Nhà văn Bùi Việt Thắng |

Văn xuôi của nhà văn Cầm Sơn chủ yếu khắc hoạ vẻ đẹp của người lao động trên các lĩnh vực sản xuất công - nông - lâm nghiệp trên mọi miền Tổ quốc. Có thể nói, nét đẹp lao động và vẻ đẹp của những con người lao động đã trở thành cảm hứng xuyên suốt trong các sáng tác của nhà văn Cầm Sơn.

Nhà văn Phan Đức Lộc: “Viết văn là cách để chúng ta cùng lúc được sống trong nhiều cuộc đời”

Việt Văn (thực hiện) |

Giải C - Giải thưởng “Cây bút vàng” lần thứ IV của Bộ Công an (lễ trao giải diễn ra ngày 17.12) là giải thưởng thứ 17 Phan Đức Lộc giành được ở nhiều thể loại từ thơ, truyện ngắn đến kịch bản văn học, tản văn, báo chí…

Nhà văn Đức Hậu: “Chủ thể của Việt Nam là người nông dân”

Anh Thư (thực hiện) |

Nhà văn Đức Hậu tên khai sinh là Vũ Đức Hậu, sinh năm 1947, quê quán xã Thụy Hưng - Thái Thụy - Thái Bình. Ông gắn bó sâu sắc với mảng đề tài nông nghiệp, nông dân và nông thôn qua các thời kỳ, từng là vị Chủ tịch tại vị lâu năm nhất ở Hội văn học Nghệ thuật Thái Bình (1990 - 2007).

Nhà văn Thương Hà và cuốn tiểu thuyết hiếm hoi về Đại dịch

Trần Thế Vinh (thực hiện) |

Sau khi ra mắt hai tiểu thuyết dày dặn “Người PTSD”, “Một con đường” sử dụng bút pháp hiện thực, nữ nhà văn Thương Hà tiếp tục trình làng tiểu thuyết thứ ba “Nalis xô dạt bờ định mệnh” với bút pháp hiện thực huyền ảo. Phiêu diêu trên cánh đồng chữ nghĩa, người đọc không khó để nhận ra ở tác giả một đam mê văn chương nồng nhiệt, một cái nhìn chân thật, một tình người trong trẻo... để kể chuyện, để dựng truyện, để lý giải và truyền thông điệp.

Tạm giữ 2 nghi can liên quan vụ 4 tiếp viên hàng không xách hơn 11 kg ma túy

Anh Tú - Huân Cao |

TPHCM - Ngày  23.3, theo một nguồn tin xác nhận, hiện phía Công an TP Hồ Chí Minh đang tạm giữ 2 nghi can liên quan đến việc 4 nữ tiếp viên mang 11,28 kg ma túy từ Pháp về sân bay Tân Sơn Nhất hôm 16.3.

Năng lực an ninh mạng của Việt Nam cải thiện đáng kể trong 5 năm qua

NGUYỄN ĐĂNG |

Báo cáo mới nhất từ ​​công ty an ninh mạng toàn cầu cho thấy những chuyển biến tích cực trong tình hình an ninh mạng của Việt Nam, khi các mối đe dọa trực tuyến lẫn ngoại tuyến đều giảm mạnh.

Có nên lấy thời gian bảo hành để tính chu kỳ đăng kiểm?

Anh Tuấn |

Nhiều người đặt câu hỏi ôtô mới mua được bảo dưỡng tốt, bảo hành những 5 năm, vì sao không lấy thời gian bảo hành quy đổi thành quãng thời gian tính chu kỳ đăng kiểm lần đầu? Chuyên gia đã có giải đáp về vấn đề này.

FLC hẹn ít nhất 7 tháng nữa sẽ niêm yết cổ phiếu trở lại UPCOM

Đức Mạnh |

CTCP Tập đoàn FLC (mã chứng khoán FLC) vừa có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM về lộ trình khắc phục các vấn đề vi phạm công bố thông tin để cổ phiếu FLC được giao dịch trở lại trên thị trường UPCOM.

Cầm Sơn - Một nhà văn của người lao động

Nhà văn Bùi Việt Thắng |

Văn xuôi của nhà văn Cầm Sơn chủ yếu khắc hoạ vẻ đẹp của người lao động trên các lĩnh vực sản xuất công - nông - lâm nghiệp trên mọi miền Tổ quốc. Có thể nói, nét đẹp lao động và vẻ đẹp của những con người lao động đã trở thành cảm hứng xuyên suốt trong các sáng tác của nhà văn Cầm Sơn.

Nhà văn Phan Đức Lộc: “Viết văn là cách để chúng ta cùng lúc được sống trong nhiều cuộc đời”

Việt Văn (thực hiện) |

Giải C - Giải thưởng “Cây bút vàng” lần thứ IV của Bộ Công an (lễ trao giải diễn ra ngày 17.12) là giải thưởng thứ 17 Phan Đức Lộc giành được ở nhiều thể loại từ thơ, truyện ngắn đến kịch bản văn học, tản văn, báo chí…

Nhà văn Đức Hậu: “Chủ thể của Việt Nam là người nông dân”

Anh Thư (thực hiện) |

Nhà văn Đức Hậu tên khai sinh là Vũ Đức Hậu, sinh năm 1947, quê quán xã Thụy Hưng - Thái Thụy - Thái Bình. Ông gắn bó sâu sắc với mảng đề tài nông nghiệp, nông dân và nông thôn qua các thời kỳ, từng là vị Chủ tịch tại vị lâu năm nhất ở Hội văn học Nghệ thuật Thái Bình (1990 - 2007).

Nhà văn Thương Hà và cuốn tiểu thuyết hiếm hoi về Đại dịch

Trần Thế Vinh (thực hiện) |

Sau khi ra mắt hai tiểu thuyết dày dặn “Người PTSD”, “Một con đường” sử dụng bút pháp hiện thực, nữ nhà văn Thương Hà tiếp tục trình làng tiểu thuyết thứ ba “Nalis xô dạt bờ định mệnh” với bút pháp hiện thực huyền ảo. Phiêu diêu trên cánh đồng chữ nghĩa, người đọc không khó để nhận ra ở tác giả một đam mê văn chương nồng nhiệt, một cái nhìn chân thật, một tình người trong trẻo... để kể chuyện, để dựng truyện, để lý giải và truyền thông điệp.