Văn hóa văn nghệ thế giới: Berlin - mảnh đất mới cho nghệ thuật xa xứ Syria

LAN PHƯƠNG (Tổng hợp) |

Đất nước đang "oằn mình" dưới làn bom đạn nhưng nghệ thuật và sức sáng tạo của người Syria vẫn luôn vươn mình ra thế giới.

“Tị nạn không phải là tên hay công việc của tôi, mà đó là tình cảnh mà tôi đang phải trải qua”, Abdallah Rahhal, ca sĩ chính của Musiqana - một ban nhạc đang hoạt động tại Berlin, với thành viên là những nhạc công đến từ Syria cảm thán.

Rahhal chỉ là một trong số rất nhiều các ca sĩ, diễn viên, nhạc sĩ, nhà văn người Syria, đang nỗ lực nuôi dưỡng và tiếp tục phát triển nền văn hóa, nghệ thuật quê hương, nhưng lại trên một mảnh đất xa lạ: Thủ đô Berlin (Đức). Từ triển lãm, chiếu phim tài liệu, cho đến diễn kịch và đọc thơ…, cộng đồng sáng tạo đa dạng và cởi mở của Berlin đang nhiệt thành đón chào, cũng như tạo điều kiện hết sức cho những đại diện của mảnh đất máu lửa Syria.

Tác phẩm “Vô đề” của nghệ sĩ người Syria - Tammam Azzam.

“Môi trường văn hóa Berlin chắc chắn đang nhận được những nét chấm phá mới”, Ali Kaaf, một giáo viên người Syria đã sống tại thủ đô của nước Đức hơn 16 năm, và hiện đang dạy trong một trường nghệ thuật có tiếng của thành phố cho biết. Mỗi năm, có khoảng 20 sinh viên tị nạn từ Syria thường được Kaaf giúp tìm việc làm trong các trường nghệ thuật tại Berlin.

Quay trở lại với ban nhạc Musiqana, từng là một ca sĩ được đào tạo theo trường phái cổ điển, nhưng Rahhal lại không có cơ hội được theo đuổi niềm đam mê của mình tại quê nhà. Chạy trốn khỏi thành phố Aleppo - trung tâm chiến sự của cuộc nội chiến Syria, Rahhal đã phải nếm trải một cuộc hành trình dài đầy khó khăn, vượt qua Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ và biển Địa Trung Hải trước khi đặt được chân lên nước Đức vào tháng 1.2015. “Trong cả chuyến đi, tôi đã hát rất nhiều cho mọi người xung quanh, và âm nhạc thật sự trở thành thứ cứu rỗi cho chúng tôi”, nam ca sĩ 28 tuổi nhớ lại. Từ Berlin, Rahhal và ban nhạc của mình đang tiến hành ghi âm album đầu tiên, bao gồm những ca khúc Tarab - một thể loại âm nhạc truyền thống của Syria có âm luật và tiết tấu rất phức tạp. Giờ đây, Rahhal không còn hát để an ủi những đồng hương tị nạn của mình, thay vào đó, anh muốn dùng lời ca để “giới thiệu với người dân Đức về nền văn hóa và âm nhạc Syria”.

Dàn nhạc Giao hưởng Người Syria viễn xứ.

Bước chân vào lãnh thổ Châu Âu không đồng nghĩa với việc cánh cửa tương lai đã hoàn toàn rộng mở cho những người dân thường đến từ Syria. Các trung tâm tiếp nhận người tị nạn tại Đức luôn trong tình trạng quá tải, khiến những người nhập cư phải chờ đợi hàng tháng trời trước khi tìm được chỗ ở thích hợp và bắt đầu một cuộc sống mới với muôn vàn khó khăn.

Cộng đồng người tị nạn Syria được đánh giá là có ảnh hưởng lớn nhất đến môi trường sáng tạo của nước Đức. Lý do đầu tiên là bởi vì, lượng người Syria đổ về Đức rất lớn (một thống kê năm 2015 cho thấy có khoảng 162.000 người nộp đơn xin tị nạn tại Đức có quốc tịch Syria); lý do thứ hai chính là nền văn hóa nghệ thuật vô cùng phong phú của quốc gia Trung Đông này. “Có rất nhiều nhà thơ và nhà văn ở Syria bởi vì họ lớn lên với một thứ ngôn ngữ đầy chất thơ”, Rachel Clarke, quản lý của Musiqana nhận xét, “và đó là một phần trong cuộc sống thường ngày của họ”.

Rahhal và ban nhạc Musiqana.

Giữa bộn bề cuộc sống và một tương lai mờ mịt, nhiều nghệ sĩ Syria đã tìm được những cảm giác quen thuộc tại Berlin. “Một vài người hiện đang sống trong các nhà tị nạn từng là sinh viên của tôi tại trường kịch nghệ Damacus”, Ziad Adwan - diễn viên kiêm đạo diễn người Syria, hiện đã định cư tại Berlin được 2 năm, sau một thời gian dài bị giam giữ tại quê nhà, cho biết.

Theo nhà báo kiêm nhiếp ảnh gia Doha Hassan - một người may mắn vì đã tìm được bạn bè và họ hàng trong làn sóng hàng trăm nghìn người tị nạn đổ xô đến nước Đức kể từ khi cuộc nội chiến bùng ra vào năm 2011 - chia sẻ, Berlin đem lại cảm giác rất gần gũi với thủ đô của Syria, Damacus.

Cuộc sống văn hóa của thành phố Damascus trước chiến tranh rất phát triển. Viện Geothe (Đức) từng mở một chi nhánh tại đây từ năm 1955, nhưng buộc phải đóng cửa vì lý do an ninh vào năm 2012. Tháng 10.2016, một cuộc triển lãm di động kéo dài 10 ngày, mang tên “Damascus im Exil” đã được tổ chức tại Berlin, với sự tham gia của khoảng 100 nghệ sĩ Syria mà Viện Geothe đã mất liên lạc kể từ khi nội chiến xảy ra. “Chúng tôi muốn tập hợp một góc nhìn về văn hóa Syria, và nhiều người đã tái ngộ nhau sau nhiều năm không gặp”, Marina May, một quản lý của Viện Geothe nói.

Raed Jazbeh, người đứng đầu Dàn nhạc Giao hưởng Người Syria viễn xứ cũng tìm thấy mảnh đất nghệ thuật mới tại Berlin. Năm 2003, khi đang ở giữa một chuyến lưu diễn tại nước ngoài, do được bạn bè khuyến cáo đừng trở về quê nhà Damascus, Jazbeh quyết định nộp đơn xin tị nạn tại Đức. “Khi đến đây, tôi nhận ra rằng, rất nhiều nhạc công Syria đang sống tại Đức và Châu Âu”, Jazbeh cho biết. Sau nhiều tháng trời tìm kiếm và kết nối, anh đã tập hợp được 65 nghệ sĩ đồng hương đến từ khắp Châu Âu, cho dàn nhạc của mình. “Tôi rất may mắn vì được sinh ra tại Aleppo. Đó là thành phố của âm nhạc” - Jazbeh kể lại. “Tại đây, mỗi gia đình đều có ít nhất một nhạc công hoặc một ca sĩ”.

Thủ đô Berlin từ lâu đã là một điểm đến hấp dẫn cho nhiều nghệ sĩ tị nạn nước ngoài, những người tìm kiếm cảm hứng mới hoặc đơn giản là chỉ muốn có một nơi sáng tác trong một thành phố có chi phí “không quá đắt đỏ”: Ca sĩ David Bowie từng viết một vài trong số những ca khúc nổi tiếng nhất của mình tại Berlin; các nhà văn như Christopher Isherwood và Vladimir Nabokov từng có quãng thời gian “ẩn náu” và sáng tác trong lòng thành phố, và giờ đây một thế hệ mới của các tài năng nghệ thuật Syria đang bắt đầu xây dựng và phát triển không gian sáng tạo của mình từ một thành phố rất xa quê nhà.

Những người nghệ sĩ này sở hữu mong muốn mãnh liệt được hoà nhập, sáng tạo và vượt qua nỗi ám ảnh về tình cảnh tị nạn của mình. “Đối với tôi, âm nhạc là một thông điệp cho sự hòa nhập. Chúng tôi phải đấu tranh cho nền văn hoá và con người của chính mình”, Rahhal nói.

LAN PHƯƠNG (Tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Khách Trung Quốc đổ xô đặt tour nước ngoài dịp Tết Nguyên đán

Thúy Ngọc |

Dịp Tết Nguyên đán, yêu cầu đặt tour dịch vụ du lịch của khách Trung Quốc đến khu vực Đông Nam Á tăng 1026% so với cùng kỳ năm ngoái.