Từ chợ Tết truyền thống đến Chợ Tết Công đoàn

Mỹ Linh |

“...Anh hàng tranh kĩu kịt quẩy đôi bồ
Tìm đến chỗ đông người ngồi giở bán
Một thầy khóa gò lưng trên cánh phản
Tay mài nghiên hí hoáy viết
thơ xuân
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ
Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau...”.

***
Đó là mấy câu thơ trong bài thơ nổi tiếng “Chợ Tết” của nhà thơ Đoàn Văn Cừ đăng trên tờ Ngày nay cách đây tròn 85 năm. Năm 2024 cũng tròn 20 năm nhà thơ vĩnh biệt cõi nhân gian để về với thiên cổ (27.6.2004). Thế nhưng âm hưởng, màu sắc của một phiên chợ Tết làng qua vùng đồng bằng Bắc Bộ thì vẫn còn mãi.

Bây giờ, sau mấy chục năm, chợ Tết cũng đã có những thay đổi. Không còn những anh hàng tranh, thầy khoá, thầy đồ... nhưng Tết và chợ Tết luôn được người Việt hướng về như thể là tìm đến ngọn nguồn của chính mình.

Bao nhiêu năm trời, bố tôi - nay đã trên 70 tuổi - vẫn giữ một thói quen đặc biệt: Đúng sáng 30 Tết, ông ra chợ hoa gần nhà, chọn một cành đào nhỏ để về chơi Tết. Ông chưa cho ai làm thay phần việc này, dù có năm ốm khá nặng và cũng chưa bao giờ thay đổi hoa đào bằng những cây quất cảnh. Ông bảo, đi chợ Tết mua hoa chỉ là một lý do, chủ yếu là tận hưởng cái không khí Tết, tận hưởng cái sự sôi động, tất bật tưởng chừng mỗi năm chỉ có đúng một lần.

Nói đến hoa Tết mà bỏ qua chợ hoa Quảng Bá là một sự thiếu thốn, nhất là với người Hà Nội. Tôi đã từng phóng xe giữa trời mưa phùn, lên tận bờ đê sông Hồng để chìm đắm trong không khí của chợ hoa Tết Quảng Bá. Phải nói là một thế giới hoa. Hoa từ Vĩnh Phúc đi lên, hoa từ Đà Lạt đáp máy bay xuống, lại có có hoa từ châu Âu được đánh về...

Có cảm giác rằng, khi Tết đến, người Việt chi tiêu rộng lượng hơn, ít tính toán hơn, “xông xênh hơn” - vì thế mà chợ Tết luôn nhộn nhịp tiếng cười nói, trả giá. Hàng hóa, thực phẩm từ chợ đi về ken đầy tủ lạnh các nhà.

Ở thành phố còn là câu chuyện chợ Tết... siêu thị với nỗi ám ảnh xếp hàng chờ thành toán. Đó cũng là một không khí riêng, rất đặc trưng ngày Tết.

***

Có một nỗi lo khi đi chợ Tết, đó là chuyện giá tăng đột biến bởi nhu cầu lên cao. Không ít thương nhân cứ dịp này tìm cách bán đắt, nói thách để kiếm lời. Dần dần, chợ truyền thống trở thành nỗi ám ảnh. Cùng sự phát triển của công nghệ, mua bán trực tuyến lên ngôi. Các sàn thương mại điện tử trở thành một siêu thị khổng lồ nơi người ta có thể mua bất kỳ thứ gì mà không phải chen lấn, vội vã.

Tôi có anh bạn, mấy năm nay, đến tận 28 - 29 Tết vẫn chả sắm sửa gì, hỏi ra thì anh bảo: “Tết bây giờ là Tết chơi chứ đâu phải là Tết ăn. Hơn nữa cứ cầm cái điện thoại lên, đặt mua trên mạng, người ta ship đến tận nhà, từ cái bánh chưng, khoanh giò đến chai rượu. Thậm chí hoa đào, hoa mai gì cũng có hết. Mua sắm online thì giường ngủ cách chợ có mấy mét thôi...”.

Đúng là một thách thức cho chợ truyền thống khi khách dần quay lưng bởi sự thuận tiện của thương mại điện tử. Mặc dù vậy, lượng người “lao ra chợ” ngày cận Tết vẫn còn đông đảo. Điều này khiến các siêu thị phải tự cạnh tranh nhau bằng bình ổn giá và đảm bảo hàng hóa. Chẳng hạn như siêu thị Co.opmart Hà Nội thực hiện dự trữ nguồn hàng hóa thiết yếu cho Tết ngay từ... giữa năm 2023. Trong đó, 9 nhóm hàng lương thực thực phẩm thuộc chương trình bình ổn thị trường đã được dự trữ tăng từ 20 - 50% so với tháng kinh doanh bình thường với tổng giá trị lên đến 10.000 tỉ đồng.

Còn ở Hà Nội, để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Sở Công Thương Hà Nội đã xây dựng kế hoạch, đưa ra nhiều giải pháp, chủ động các phương án đáp ứng nhu cầu hàng hóa tăng cao của người dân. Sở Công Thương Hà Nội ước tính, tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn thành phố khoảng 40.900 tỉ đồng, tăng 10% so với Tết năm 2023.

Ai nói mua bán trực tiếp đã hết thời?

***

Chợ Tết nhiều hàng hóa, nhưng tiền đâu để mua lại là một vấn đề. Tôi gặp một công nhân đang làm việc tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long thì được chia sẻ rằng: “Đối với công nhân bọn em bây giờ, tiếng mùa Xuân không phải là tiếng pháo như mấy chục năm trước, cũng không phải là tiếng chim hót mà là tiếng ... ting... ting”. “Ting, ting” chính là tiếng chuông báo từ điện thoại rằng tiền lương, tiền thưởng đã về tài khoản.

Năm nay kinh tế còn nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp khốn đốn lo bị cắt đơn hàng nhưng hầu hết vẫn cố gắng lo thưởng Tết cho công nhân - người lao động. Luật không quy định thưởng Tết là khoản bắt buộc nhưng các doanh nghiệp cũng cố gắng xoay xở để có một khoản, dù ít dù nhiều vừa là để tri ân người lao động vừa là cách để giữ chân họ, không lo thiếu hụt lao động sau Tết.

Chăm lo, chăm sóc người lao động dịp Tết là hoạt động thường xuyên, liên tục của các tổ chức Công đoàn nhiều năm nay. Trong 2 năm trở lại đây, các hoạt động "Tết Sum vầy" thường gắn với các phiên chợ Tết Công đoàn mà ở đó, người lao động được mua sắm hàng Việt chất lượng cao, với giá rẻ, có gian hàng giá 0 đồng.

Tại chương trình Tết Sum vầy 2024, Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội tặng 800 suất quà, mỗi suất 1,5 triệu đồng tiền mặt và túi quà trị giá 350.0000 đồng. Ngoài ra, công nhân lao động tham dự Tết Sum vầy còn cơ hội được tham gia bốc thăm trúng thưởng với 186 giải thưởng; được tặng phiếu mua hàng trị giá 500.000 đồng để mua hàng tại chương trình "Chợ Tết Công đoàn".

Trong khuôn khổ hoạt động này, Chợ Tết Công đoàn phục vụ đoàn viên, công nhân viên chức lao động Thủ đô từ ngày 20 - 22.1 với trên 120 gian hàng của 86 doanh nghiệp bán các sản phẩm có giá ưu đãi cho công nhân; có gian hàng giá 0 đồng.

Cùng với chương trình Chợ Tết Công đoàn trực tiếp, thực hiện chủ trương chuyển đổi số của Chính phủ, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, lần đầu tiên Tổng LĐLĐVN tổ chức chương trình “Chợ Tết Công đoàn năm 2024” qua sàn giao dịch thương mại điện tử để đoàn viên, người lao động thuộc hệ thống Công đoàn Việt Nam mua sắm hàng hóa trong dịp Tết với mức giá ưu đãi, phương thức thuận tiện, mọi lúc mọi nơi, trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt hữu ích với đoàn viên, người lao động ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.

Chợ Tết truyền thống sẽ vẫn còn dù hình thức sẽ thay đổi theo thời gian. Chợ Tết Công đoàn chắc chắn cũng sẽ tiếp tục được tổ chức để hướng tới người lao động còn gặp khó khăn nhưng cũng sẽ dần đổi mới để tận dụng ưu thế về công nghệ và thương mại điện tử.

Tất cả để không ai thiếu Tết, ai cũng có một cái "Tết Sum vầy"...

Mỹ Linh
TIN LIÊN QUAN

Cần Thơ khai mạc Tết Sum vầy và Chợ Tết Công đoàn năm 2024

PHONG LINH - MỸ LY |

Ngày 26.1, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Huỳnh Thanh Xuân dự và trao quà tại Chương trình “Chợ Tết Công đoàn năm 2024” và chương trình “Tết sum vầy - Xuân chia sẻ” năm 2024 do LĐLĐ TP Cần Thơ tổ chức.

Phấn khởi vì được mua hàng miễn phí ở “Chợ Tết Công đoàn năm 2024” online

Nam Dương - Đình Trọng |

Nhiều công nhân lao động đã sử dụng mã mua hàng của Chương trình “Chợ Tết Công đoàn năm 2024” qua sàn giao dịch thương mại điện tử của Tổng LĐLĐ Việt Nam trao tặng để mua hàng sử dụng trong dịp Tết và rất phấn khởi với chăm lo của tổ chức Công đoàn trong lúc gặp khó khăn.

Tặng 400 phiếu mua hàng tại Chợ Tết Công đoàn

Kiều Vũ |

Hà Nội – Tại Chương trình Tết Sum vầy - Xuân chia sẻ và Chợ tết Công đoàn do Công đoàn ngành Công thương Hà Nội tổ chức, có 400 phiếu mua hàng được trao tặng cho đoàn viên, người lao động.

Khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Tập đoàn Sen Tài Thu

Nhóm phóng viên thời sự |

Ngày 29.1, Công an Thành phố Hà Nội thông tin vừa khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Sen Tài Thu (Tập đoàn Sen Tài Thu).

Đang nấu cơm, người phụ nữ bất ngờ vì được tin trúng Vietlott hơn 48 tỉ đồng

Thạch Lam |

Chị P.V. - chủ nhân thuê bao VinaPhone ở Hà Nam - nhận giải Jackpot xổ số tự chọn Mega 6/45 của Vietlott với số tiền hơn 48 tỉ đồng.

Tháo dỡ công trình khách sạn 12 tầng xây vượt trái phép ở Phú Quốc

NGUYÊN ANH |

Chủ công trình khách sạn 12 tầng xây vượt trái phép ở Phú Quốc đã đưa máy móc, thiết bị tiến hành phá bỏ một số hạng mục. Kinh phí thực hiện khá lớn, dự kiến thực hiện trong 3 tháng.

Bí thư Thành ủy Uông Bí được bầu làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Sáng nay (29.1), tại kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV nhiệm kỳ 2021-2026 đã tiến hành các quy trình bầu bổ sung chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thị sát thử tên lửa hành trình từ tàu ngầm

Linh Nhi |

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã giám sát vụ thử tên lửa hành trình phóng từ tàu ngầm và xem xét dự án chế tạo tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Cần Thơ khai mạc Tết Sum vầy và Chợ Tết Công đoàn năm 2024

PHONG LINH - MỸ LY |

Ngày 26.1, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Huỳnh Thanh Xuân dự và trao quà tại Chương trình “Chợ Tết Công đoàn năm 2024” và chương trình “Tết sum vầy - Xuân chia sẻ” năm 2024 do LĐLĐ TP Cần Thơ tổ chức.

Phấn khởi vì được mua hàng miễn phí ở “Chợ Tết Công đoàn năm 2024” online

Nam Dương - Đình Trọng |

Nhiều công nhân lao động đã sử dụng mã mua hàng của Chương trình “Chợ Tết Công đoàn năm 2024” qua sàn giao dịch thương mại điện tử của Tổng LĐLĐ Việt Nam trao tặng để mua hàng sử dụng trong dịp Tết và rất phấn khởi với chăm lo của tổ chức Công đoàn trong lúc gặp khó khăn.

Tặng 400 phiếu mua hàng tại Chợ Tết Công đoàn

Kiều Vũ |

Hà Nội – Tại Chương trình Tết Sum vầy - Xuân chia sẻ và Chợ tết Công đoàn do Công đoàn ngành Công thương Hà Nội tổ chức, có 400 phiếu mua hàng được trao tặng cho đoàn viên, người lao động.