"Tôi vẫn cứ miệt mài lao động"

JyKhanh (thực hiện) |

Vào đầu năm 2022, tin vui đến với giới văn chương Việt Nam khi nhà văn Lại Hồng Khánh “nổ phát pháo sáng” đầu tiên ngày 7.1.2022 với tập bút ký “Ghi dọc cánh rừng” của ông được Nhà xuất bản Ukiyoto của Canada xuất bản và phát hành trên toàn cầu qua kênh Amazon.

Báo Lao Động cùng trò chuyện với ông về niềm vui được đưa tác phẩm của mình ra khỏi biên giới Việt Nam, về chuyện viết văn khi cầm súng, và một phong cách sống cùng thơ ca.

Thưa nhà văn, được biết cuốn bút ký "Ghi dọc cánh rừng" của ông vừa được Nhà xuất bản Ukiyoto xuất bản và phát hành trên kênh Amazon tới bạn đọc toàn thế giới, ông có thể chia sẻ cảm xúc của mình về sự kiện này? Điều gì thúc đẩy ông đưa cuốn sách này ra với thế giới?

- Là một người cầm bút, và trước hết là một người lính, tôi rất vui và hạnh phúc khi tác phẩm của mình được nhà xuất bản Ukiyoto của Canada chấp thuận xuất bản, giới thiệu ra thế giới qua kênh phát hành trên Amazon. Tôi nghĩ đây không chỉ là những ghi chép của riêng mình mà gói trọn tâm tư tình cảm của cả thế hệ chúng tôi trong những tháng ngày “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” thông qua cuốn sách chia sẻ với các thế hệ trước và sau.

Và điều đó được thể hiện trong việc ngày 24.6.2016 tôi đã hiến tặng bản gốc viết tay tập “Ghi dọc cánh rừng” của tôi cho Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam do Thiếu tướng Nguyễn Xuân Năng - Giám đốc Bảo tàng ký ghi nhận. Nay tác phẩm đến với bạn đọc quốc tế thì niềm vui và hạnh phúc của tác giả được nhân lên gấp bội. Xin được cảm ơn dịch giả Hưng Nguyễn, cùng Ban Biên tập Nhà xuất bản Ukiyoto của Canada và Nhà văn Kiều Bích Hậu đã đồng hành cùng tôi trong việc góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp quảng bá văn học Việt Nam, để thế giới cảm nhận tâm hồn con người Việt Nam trong những năm tháng vô cùng khốc liệt với nhiều mất mát hy sinh để có được một giang sơn trọn vẹn như ngày nay.

Ông bắt đầu viết văn từ khi nào? Hồi đó, tác phẩm đầu tay ông viết có dựa trên thực tế chiến đấu? Và tác phẩm đó có được đăng tải trên báo chí hay không? Từ tác phẩm đầu tiên ấy, những ý tưởng tiếp theo đến với ông ra sao để tiếp tục cầm bút?

- Vốn là một người yêu văn chương, ham đọc sách từ nhỏ nên khi nhập ngũ thì tôi đã mang theo sách bút vào chiến trường. Ý tưởng viết xuất phát từ trong cuộc sống của một chiến sỹ trên đường vượt Trường Sơn vào chiến trường miền Đông Nam Bộ chiến đấu cùng các đồng đội. Tôi vốn là một giáo viên trẻ nên luôn có óc quan sát và suy nghĩ ghi lại mỗi ngày trên suốt chặng đường ra trận từ Ninh Bình tới Tây Ninh (10.1.1970 - 14.4.1970 ) trong trọn vẹn 3 tháng 4 ngày vượt bom lửa. Và những ghi chép trong suốt thời gian đó được in thành sách “Ghi dọc cánh rừng” (Nhà xuất bản Lao Động 2002, sách được tái bản tiếp vào các năm 2005, 2006, 2007). Tác phẩm được bạn hữu và đồng đội đón nhận rất nồng nhiệt thể hiện qua những lần tái bản.

Bìa sách “Ghi dọc cánh rừng” xuất bản ở Canada. Ảnh: NVCC
Bìa sách “Ghi dọc cánh rừng” xuất bản ở Canada. Ảnh: NVCC

Là một trong số những nhà văn trưởng thành từ chiến trận, ông nhận thấy trải nghiệm của một người lính có tác động thế nào tới ngòi bút của mình?

- Cũng như những người cầm bút lứa chúng tôi, những ký ức chiến tranh đã tạo cho mình một tâm thế luôn vững chãi, tỉnh táo khi nhìn nhận vấn đề của các chiều kích hiện tượng, sự kiện, sự vật để những điều mình trải lòng qua thơ chạm đến sự đồng cảm đồng điệu của số đông bạn đọc. Sự đồng cảm ấy khiến mình vui và hạnh phúc.

Ông đã viết "Ghi dọc cánh rừng" trong hoàn cảnh thế nào?

- Như tôi đã nói ở trên và đúng như nhà thơ Đào Ngọc Chung đã viết trên tạp chí văn học Tản Viên Sơn năm 2004 về tập ký này: “Ghi dọc cánh rừng” là nhật ký của một thày giáo trẻ ghi lại trên đường ra trận. Nghĩa là trong suốt chặng đường hành quân vào chiến trường, cứ mỗi tối sau một ngày vượt đèo lội suối dưới tầm bom đạn địch khi tới nơi dừng chân thì sau khi mắc võng ngủ giữa binh trạm rừng Trường Sơn, mình lại mở số ra ghi chép những việc diễn ra trong ngày từ buổi xuất quân tới trạm tập kết tại miền Đông Nam Bộ.

Hiện nay, hầu như ngày nào ông cũng sáng tác một bài thơ, dựa trên những thông tin đáng chú ý trên truyền thông, mục đích của ông trong phương pháp sáng tác này là gì? Và hiệu quả mà nó mang lại?

- Kể từ khi nhân loại trong đó có Việt Nam chúng ta phải đương đầu với đại dịch COVID-19 thì cứ mỗi sớm dậy như một cảm quan của người đã từng là lính đã từng làm công tác tư tưởng, văn hoá của Thành phố và nay là một cán bộ hưu trí, một công dân và một nhà văn, tôi cầm bút ghi lại những gì diễn ra trong ngày mới qua truyền thông quốc gia để suy ngẫm và thể hiện cảm xúc bằng ngôn ngữ sáng tạo của thi ca.

Những bài thơ được chia sẻ cùng các bạn hữu gần xa và nhận được nhiều đồng cảm thì đó là phần thưởng đối với mình. Năm 2020, tôi xuất bản tập thơ “Tinh thần Việt” (Nhà xuất bản Thanh Niên) nội dung về chống dịch COVID-19 được bạn đọc ghi nhận. Năm 2021 tôi in tập “Mỗi ban mai” (Nhà xuất bản Thanh niên), cũng là tiếp mạch về những đề tài thường nhật. Có thể những điều viết ra chưa được ủ men cho chín cho kỹ, còn thô mộc, nhưng bù lại nó nóng hổi sự kiện, nóng hổi sự quan tâm của cộng đồng. Tôi vẫn cứ lao động theo cái mạch này, cái tạng này của mình trong thời gian tới.

Trong năm qua, tác phẩm thơ Lại Hồng Khánh đã được giới thiệu trên báo chí Nga, Romania, Pakistan, Ấn Độ, Uzbekistan, và mới đây là cuốn sách đầu tiên xuất bản ở Canada. Việc nỗ lực đưa tác phẩm của ông ra với bạn đọc quốc tế có ý nghĩa với riêng ông như thế nào?

- Tôi rất vui và hạnh phúc khi tác phẩm thơ được giới thiệu ra báo chí nước ngoài. Đây không chỉ là sự kiện về một nhà văn Việt Nam có tác phẩm ra thế giới mà chính là góp phần nhỏ của mình vào việc quảng bá văn học Việt Nam ra quốc tế. Tôi rất biết ơn đội ngũ thực hiện cuốn sách, gồm các dịch giả, người điều phối và kết nối, biên tập viên, phát hành đã làm việc rất khăng khít và quyết tâm, để các tác phẩm và cuốn sách của tôi có thể vươn xa tới bạn đọc toàn cầu.

- Xin cảm ơn ông! 

JyKhanh (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Cầm Sơn - Một nhà văn của người lao động

Nhà văn Bùi Việt Thắng |

Văn xuôi của nhà văn Cầm Sơn chủ yếu khắc hoạ vẻ đẹp của người lao động trên các lĩnh vực sản xuất công - nông - lâm nghiệp trên mọi miền Tổ quốc. Có thể nói, nét đẹp lao động và vẻ đẹp của những con người lao động đã trở thành cảm hứng xuyên suốt trong các sáng tác của nhà văn Cầm Sơn.

Nhà văn Phan Đức Lộc: “Viết văn là cách để chúng ta cùng lúc được sống trong nhiều cuộc đời”

Việt Văn (thực hiện) |

Giải C - Giải thưởng “Cây bút vàng” lần thứ IV của Bộ Công an (lễ trao giải diễn ra ngày 17.12) là giải thưởng thứ 17 Phan Đức Lộc giành được ở nhiều thể loại từ thơ, truyện ngắn đến kịch bản văn học, tản văn, báo chí…

Nhà văn Đức Hậu: “Chủ thể của Việt Nam là người nông dân”

Anh Thư (thực hiện) |

Nhà văn Đức Hậu tên khai sinh là Vũ Đức Hậu, sinh năm 1947, quê quán xã Thụy Hưng - Thái Thụy - Thái Bình. Ông gắn bó sâu sắc với mảng đề tài nông nghiệp, nông dân và nông thôn qua các thời kỳ, từng là vị Chủ tịch tại vị lâu năm nhất ở Hội văn học Nghệ thuật Thái Bình (1990 - 2007).

Nhà văn Thương Hà và cuốn tiểu thuyết hiếm hoi về Đại dịch

Trần Thế Vinh (thực hiện) |

Sau khi ra mắt hai tiểu thuyết dày dặn “Người PTSD”, “Một con đường” sử dụng bút pháp hiện thực, nữ nhà văn Thương Hà tiếp tục trình làng tiểu thuyết thứ ba “Nalis xô dạt bờ định mệnh” với bút pháp hiện thực huyền ảo. Phiêu diêu trên cánh đồng chữ nghĩa, người đọc không khó để nhận ra ở tác giả một đam mê văn chương nồng nhiệt, một cái nhìn chân thật, một tình người trong trẻo... để kể chuyện, để dựng truyện, để lý giải và truyền thông điệp.

Tạm giữ 2 nghi can liên quan vụ 4 tiếp viên hàng không xách hơn 11 kg ma túy

Anh Tú - Huân Cao |

TPHCM - Ngày  23.3, theo một nguồn tin xác nhận, hiện phía Công an TP Hồ Chí Minh đang tạm giữ 2 nghi can liên quan đến việc 4 nữ tiếp viên mang 11,28 kg ma túy từ Pháp về sân bay Tân Sơn Nhất hôm 16.3.

Năng lực an ninh mạng của Việt Nam cải thiện đáng kể trong 5 năm qua

NGUYỄN ĐĂNG |

Báo cáo mới nhất từ ​​công ty an ninh mạng toàn cầu cho thấy những chuyển biến tích cực trong tình hình an ninh mạng của Việt Nam, khi các mối đe dọa trực tuyến lẫn ngoại tuyến đều giảm mạnh.

Có nên lấy thời gian bảo hành để tính chu kỳ đăng kiểm?

Anh Tuấn |

Nhiều người đặt câu hỏi ôtô mới mua được bảo dưỡng tốt, bảo hành những 5 năm, vì sao không lấy thời gian bảo hành quy đổi thành quãng thời gian tính chu kỳ đăng kiểm lần đầu? Chuyên gia đã có giải đáp về vấn đề này.

FLC hẹn ít nhất 7 tháng nữa sẽ niêm yết cổ phiếu trở lại UPCOM

Đức Mạnh |

CTCP Tập đoàn FLC (mã chứng khoán FLC) vừa có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM về lộ trình khắc phục các vấn đề vi phạm công bố thông tin để cổ phiếu FLC được giao dịch trở lại trên thị trường UPCOM.

Cầm Sơn - Một nhà văn của người lao động

Nhà văn Bùi Việt Thắng |

Văn xuôi của nhà văn Cầm Sơn chủ yếu khắc hoạ vẻ đẹp của người lao động trên các lĩnh vực sản xuất công - nông - lâm nghiệp trên mọi miền Tổ quốc. Có thể nói, nét đẹp lao động và vẻ đẹp của những con người lao động đã trở thành cảm hứng xuyên suốt trong các sáng tác của nhà văn Cầm Sơn.

Nhà văn Phan Đức Lộc: “Viết văn là cách để chúng ta cùng lúc được sống trong nhiều cuộc đời”

Việt Văn (thực hiện) |

Giải C - Giải thưởng “Cây bút vàng” lần thứ IV của Bộ Công an (lễ trao giải diễn ra ngày 17.12) là giải thưởng thứ 17 Phan Đức Lộc giành được ở nhiều thể loại từ thơ, truyện ngắn đến kịch bản văn học, tản văn, báo chí…

Nhà văn Đức Hậu: “Chủ thể của Việt Nam là người nông dân”

Anh Thư (thực hiện) |

Nhà văn Đức Hậu tên khai sinh là Vũ Đức Hậu, sinh năm 1947, quê quán xã Thụy Hưng - Thái Thụy - Thái Bình. Ông gắn bó sâu sắc với mảng đề tài nông nghiệp, nông dân và nông thôn qua các thời kỳ, từng là vị Chủ tịch tại vị lâu năm nhất ở Hội văn học Nghệ thuật Thái Bình (1990 - 2007).

Nhà văn Thương Hà và cuốn tiểu thuyết hiếm hoi về Đại dịch

Trần Thế Vinh (thực hiện) |

Sau khi ra mắt hai tiểu thuyết dày dặn “Người PTSD”, “Một con đường” sử dụng bút pháp hiện thực, nữ nhà văn Thương Hà tiếp tục trình làng tiểu thuyết thứ ba “Nalis xô dạt bờ định mệnh” với bút pháp hiện thực huyền ảo. Phiêu diêu trên cánh đồng chữ nghĩa, người đọc không khó để nhận ra ở tác giả một đam mê văn chương nồng nhiệt, một cái nhìn chân thật, một tình người trong trẻo... để kể chuyện, để dựng truyện, để lý giải và truyền thông điệp.