Tìm lại giá trị truyền thống

Minh Ánh |

Vài năm trở lại đây, việc tìm về những giá trị truyền thống dần trở thành trào lưu. Minh chứng lớn nhất chính là những sản phẩm đồ chơi Trung thu truyền thống đang dần lấy lại vị thế của mình trong dòng chảy thời gian.

Cả gia đình rồng rắn đi tìm Tết Trung thu cổ truyền

Con phố Hàng Mã (Hà Nội) vẫn luôn tấp nập như thế! Mỗi dịp lễ Tết, dòng người đổ về đây một đông. Ai cũng bận đưa mắt ngắm nghía các loại mặt hàng trang trí cho dịp Tết Trung thu.

Việc phải chen chúc khiến cho một trong những món đồ chơi trên tay Phan Quốc Bảo (9 tuổi, Thanh Hoá) rớt xuống đất. Cậu bé đang cùng bố đứng trước gian hàng bán mặt nạ giấy bồi. Không chờ bố hay chủ gian hàng phản ứng, Bảo nhanh nhẹn cúi xuống và nhặt chiếc mặt nạ lên. Em đưa miệng thổi nhẹ, hai tay nâng niu chiếc mặt nạ ngộ nghĩnh, dù chẳng nhìn ra chiếc mặt nạ có bám chút bụi nào không.

Nhờ hành động nâng niu đó, cậu bé 9 tuổi nhanh chóng chiếm được cảm tình của chúng tôi cũng như người bán hàng. Hoá ra, Bảo có được phẩm chất đó chính là nhờ sự chỉ bảo của anh Phan Như Nguyễn (sinh năm 1988) - bố em. Nhờ những bài học về đồ chơi truyền thống, những câu chuyện tuổi thơ của bố khiến Bảo biết trân trọng những sản phẩm đồ chơi này.

"Mặt nạ là sản phẩm có từ rất lâu của Việt Nam rồi đó con. Mặt nạ rất thân thiện môi trường nhé" - anh Nguyễn cung cấp thông tin cho cậu con trai như một hướng dẫn viên du lịch. Dù không hiểu hết sản phẩm mặt nạ giấy bồi nhưng anh Nguyễn nhớ như in đây là món đồ chơi anh yêu thích thuở nhỏ.

Thấy "người hướng dẫn viên du lịch bất đắc dĩ" chưa cung cấp đầy đủ thông tin, cô Đặng Hương Lan - chủ gian hàng nói với ra: "Nhà cô có hơn 40 năm làm nghề này rồi. Chú Hoà nhà cô có lẽ là nghệ nhân cuối cùng làm mặt nạ giấy bồi ở phố cổ Hà Nội.

Mặt nạ nhà cô làm từ bột sắn củ, phải chọn bột sau đó nấu với nước đến khi thành hỗn hợp gọi là hồ ngả vàng, có mùi thơm. Những chiếc mặt này này đều phải có khuôn đá, gấp mép 4 - 5 lớp giấy nhám, giấy xước để thành hình. Sau khi đúc thành phẩm đầu tiên là một cốt mặt nạ trắng, đem phơi từ sáng tới tối. Vì thời gian sản xuất lâu nên nhà cô làm quanh năm suốt tháng. Một tháng trước Tết Trung thu nhà cô đã mang hàng ra chợ bán".

Anh Nguyễn không khỏi trầm trồ, anh gần như có thể tượng tượng được ra những công đoạn ấy và thầm cảm phục bà chủ gian hàng.

Cô Lan tiếp tục: "Trải qua những biến thiên của lịch sử, nghề làm mặt nạ của gia đình cô cũng phải chuyển mình. Ban đầu là những mặt nạ hình con vật, sau dần bắt vào thị hiếu, vợ chồng cô làm thêm các hình người nhện, hacker, Tôn Ngộ Không, chú hề... Hiện gia đình cô có khoảng 30 mẫu mặt nạ giấy bồi từ truyền thống đến hiện đại".

Ánh mắt anh Nguyễn ánh lên niềm vui. Sau khi trầm tĩnh nghe cô Lan kể chuyện, cơ mặt anh giãn dần như cởi bỏ lớp keo, hai khoé môi cong dần để lộ nụ cười tươi nhất có thể. Dường như anh mãn nguyện vì anh và con trai vừa được nghe một bài giảng tuyệt hảo vậy.

Anh Nguyễn quay sang chúng tôi và nói: "Nghe chuyện trực tiếp từ một nghệ nhân làm nghề truyền thống khiến tôi cảm thấy chuyến đi của gia đình tôi ngày hôm nay thật sự rất ý nghĩa. Ban đầu gia đình tôi rồng rắn kéo nhau ra Hà Nội để tìm cảm giác Tết Trung thu truyền thống, nhưng để được lắng nghe câu chuyện ý nghĩa như này là điều nằm ngoài dự tính của chúng tôi".

Những sản phẩm con giống bột (tò he). Ảnh: Hải Nguyễn
Những sản phẩm con giống bột (tò he). Ảnh: Hải Nguyễn

Chấn hưng văn hoá trong dòng chảy thời gian

Vậy là chiếc mặt nạ giấy bồi truyền thống cứ như thế từ con phố cổ Hà Nội theo chân cậu nhóc 9 tuổi về Thanh Hoá. Có lẽ về nhà, Bảo sẽ trưng bày chiếc mặt nạ trong tủ kính, cũng có thể em sẽ mang đến trường khoe với bạn bè và kể về những trải nghiệm của mình, tiếp tục giới thiệu sản phẩm truyền thống mang thương hiệu Việt Nam "chuẩn, xịn" tới những người bạn, người thân.

Dù là cách nào thì như hiệu ứng, sản phẩm truyền thống của Việt Nam được khơi gợi một lần nữa. Vài năm trở lại đây, đồ chơi truyền thống lên ngôi, nhưng không như một hiện tượng mà giống như một sự thay đổi về nhận thức.

Không rõ từ bao giờ, những gian hàng đồ chơi tại Hàng Mã dần thay thế các mặt hàng đồ chơi nhập khẩu bằng các sản phẩm thủ công sản xuất trong nước.

Anh Hoàng Văn Tuân, chủ cửa hàng 58B Hàng Mã cho biết, cửa hàng của anh có tới 80% đồ chơi truyền thống. Dù không nhớ chính xác nhưng anh Tuân tin rằng trong khoảng ba năm trở lại đây, các bậc phụ huynh cũng như trẻ em đã chọn đồ chơi truyền thống nhiều hơn.

"Đồ chơi nhập khẩu từ Trung Quốc giờ chúng tôi bán là ế. Sản phẩm của mình càng ngày có mẫu mã đẹp hơn, chất lượng hơn" - anh Tuân nói - "nhiều mặt hàng gia đình chúng tôi cũng tự làm thêm để có đủ đồ bán cho khách".

Nhìn từ câu chuyện này, PGS.TS Phạm Ngọc Trung - Giảng viên cao cấp Học viện Báo chí Tuyên truyền liên tưởng ngay đến câu chuyện chấn hưng văn hoá.

PGS.TS Phạm Ngọc Trung chia sẻ quan điểm, trong Nghị quyết của Đảng đều nói chúng ta phải đề cao bản sắc văn hóa dân tộc. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, dân tộc Việt Nam vẫn giữ đúng quan điểm hoà nhập chứ không hoà tan.

"Thời gian qua, Đảng và Nhà nước luôn khuyến khích các làng nghề gìn giữ và phát triển giá trị truyền thống, ví dụ như miễn giảm thuế phí hoặc đầu tư vốn. Các nghệ nhân dân gian được quan tâm mở các lớp, sự kiện để truyền tải lại nghề truyền thống cho thế hệ trẻ" - ông Trung liệt kê.

Tuy nhiên, theo chuyên gia, để đồ chơi truyền thống duy trì được bước phát triển mạnh mẽ hơn nữa, rõ ràng chúng ta phải tiếp tục đầu tư để tìm những mẫu mã điển hình mang đặc trưng của Việt Nam. Đầu tư về mặt tuyên truyền giúp cho người dân nhìn thấy được hiệu quả kinh tế của các sản phẩm truyền thống.

Trên thực tế, bên cạnh sự hỗ trợ từ các cấp chính quyền, bản thân chính các làng nghề, các nghệ nhân hiểu được giá trị của việc bảo tồn, hiểu được mục tiêu xuyên suốt của câu chuyện chấn hưng văn hoá.
Như gia đình ông Hoà và bà Lan sản xuất mặt nạ giấy bồi, không chỉ lễ Tết Trung thu là dịp để gia đình ông bà quảng bá nghề truyền thống mà mỗi ngày đều phối hợp với công ty du lịch, dẫn du khách nước ngoài đến trải nghiệm làm mặt nạ trong căn nhà nhỏ của gia đình tại phố Hàng Than.

Rõ ràng, việc chấn hưng văn hoá đang dần trở thành ý thức của một bộ phận người dân. Tuy nhiên, để ý thức đó trở thành ý thức của cả cộng đồng, có lẽ cần nhiều thời gian và đầu tư hơn nữa.

Minh Ánh
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng tặng quà Tết Trung thu cho các bệnh nhân đặc biệt

PHẠM ĐÔNG |

Tới động viên, chung vui Tết Trung thu với các bệnh nhi tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong các cháu thiếu niên, nhi đồng hãy luôn vững tin, lạc quan điều trị bệnh tật, cố gắng vượt qua khó khăn, nghịch cảnh, hướng tới một tương lai tươi đẹp.

1.500 phần quà Tết Trung thu dành tặng bệnh nhi ở TPHCM

NHƯ QUỲNH - THANH CHÂN |

Nhiều bệnh nhi đã tận hưởng những khoảnh khắc vui tươi trong chương trình "Trung thu yêu thương" do Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM tổ chức. Chương trình cũng đã trao tặng 1.500 phần quà cho các bệnh nhi.

Mang Trung thu đến với trẻ em khuyết tật, vùng biên giới Kiên Giang

NGUYÊN ANH |

Chương trình “Vui tết Trung thu” cho các em thiếu nhi tại Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Kiên Giang đã kịp thời động viên, khích lệ tinh thần các em thiếu nhi, đặc biệt là các trẻ em khuyết tật, mồ côi, nhiễm chất độc da cam trên địa bàn tỉnh.

Trực tiếp ASIAD 19 ngày 2.10: Môn Kurash sẽ có huy chương

NHÓM PV |

Cập nhật kết quả thi đấu của Đoàn thể thao Việt Nam trong ngày 2.10 tại ASIAD 19.

Con vào mầm non, mẹ vẫn đi nhận từng đồng chế độ thai sản bảo hiểm xã hội

Nhóm Phóng viên |

Trao đổi với Báo Lao Động, bạn đọc tên Minh (tên nhân vật được thay đổi) cho biết, gần 3 năm nay, chị phải đấu tranh đòi quyền lợi chế độ thai sản bảo hiểm xã hội. Đó là hành trình nếm trải đủ mọi cung bậc cảm xúc.

Phú Quốc vào top những hòn đảo có chi phí du lịch rẻ nhất thế giới

Mộc Anh |

The Travel liệt kê đảo ngọc Phú Quốc, Việt Nam là một trong số 17 hòn đảo có chi phí rẻ nhất trên toàn thế giới.

Cột khói cháy bốc cao gần khu vực sân bay Pleiku

THANH TUẤN |

Trưa 2.10, UBND phường Thống Nhất, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai thông tin, tại khu vực nhà xe của Tiểu đoàn căn cứ sân bay Pleiku (thuộc Sư đoàn 372) xảy ra vụ cháy lớn.

Công nhân xử lý mỏi tay, nước vẫn nổi váng dầu đen kịt một góc hồ Linh Đàm

Đinh Thiện - Ngọc Thùy |

Trong khi lực lương chức năng vẫn đang phối hợp xử lý tại hiện trường và tiến hành xác minh, truy tìm nguồn xả chất thải nguy hại ra môi trường tại hồ Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội) thì lượng dầu thải vẫn đang tiếp tục nổi váng, khiến một khu vực hồ nước tại đây bị đen kịt, ô nhiễm.

Thủ tướng tặng quà Tết Trung thu cho các bệnh nhân đặc biệt

PHẠM ĐÔNG |

Tới động viên, chung vui Tết Trung thu với các bệnh nhi tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong các cháu thiếu niên, nhi đồng hãy luôn vững tin, lạc quan điều trị bệnh tật, cố gắng vượt qua khó khăn, nghịch cảnh, hướng tới một tương lai tươi đẹp.

1.500 phần quà Tết Trung thu dành tặng bệnh nhi ở TPHCM

NHƯ QUỲNH - THANH CHÂN |

Nhiều bệnh nhi đã tận hưởng những khoảnh khắc vui tươi trong chương trình "Trung thu yêu thương" do Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM tổ chức. Chương trình cũng đã trao tặng 1.500 phần quà cho các bệnh nhi.

Mang Trung thu đến với trẻ em khuyết tật, vùng biên giới Kiên Giang

NGUYÊN ANH |

Chương trình “Vui tết Trung thu” cho các em thiếu nhi tại Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Kiên Giang đã kịp thời động viên, khích lệ tinh thần các em thiếu nhi, đặc biệt là các trẻ em khuyết tật, mồ côi, nhiễm chất độc da cam trên địa bàn tỉnh.