Thói quen đọc quan trọng hơn việc lựa chọn phương tiện đọc

Đông du (thực hiện) |

Trong cuộc trò chuyện với Báo Lao Động, nhà báo, nhà văn Phương Huyền đã có những chia sẻ về về việc lan tỏa văn hóa đọc với đối tượng học sinh, sinh viên, đồng thời tiết lộ nguồn cảm hứng cho ra mắt nhiều tác phẩm văn học thiếu nhi ấn tượng.

Từ góc nhìn của một nhà báo, một nhà văn thường xuyên theo sát hoạt động khuyến đọc, chị có cho rằng các giá trị văn hóa đọc truyền thống như sách giấy sẽ biến mất trước làn sóng công nghệ mạnh mẽ hiện nay?

- Đối với tôi, văn hóa đọc không nằm ở phương tiện mà chính là thói quen đọc sách. Nhiều người thường biện minh rằng công việc bộn bề nên không có thời gian đọc sách. Không sao! bạn có thể chọn audiobook (sách nói) mà. Bản thân tôi cũng thường xuyên nghe audiobook trong lúc tập thể dục, chạy bộ hay làm việc nhà. Chỉ mất tầm 50 phút trong một lần thì sau một tuần có thể nghe xong cuốn sách. Dù rằng sách nói không thể tạo sự tập trung và ghi nhớ tốt, hay thậm chí chỉ nhận về 5 - 6 phần kiến thức so với sách giấy đi chăng nữa vẫn tốt hơn bạn không đọc gì.

Nói như vậy để cho thấy việc hình thành thói quen đọc là quan trọng hơn, còn lựa chọn phương tiện đọc như thế nào còn tùy vào điều kiện và thói quen mỗi người. Bản thân tôi tin rằng sách giấy vẫn luôn là ưu tiên số 1 và sẽ không bao giờ biến mất bởi làn sóng công nghệ. Bởi lẽ, đối với độc giả, sách giấy vẫn có giá trị lưu trữ và hơn hết là giá trị tinh thần lớn hơn so với nhiều phương tiện đọc sách hiện đại.

Nhiều người cho rằng mỗi phương tiện đọc đều có ưu thế riêng và là tiền đề để xây dựng thói quen đọc sách. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh bày tỏ lo ngại việc để con em tiếp xúc với các phương tiện điện tử quá sớm? Chị nghĩ sao về vấn đề này?

- Chúng ta không thể sống tách biệt với công nghệ hay phủ nhận các lợi ích mà nó mang lại. Việc biến công nghệ thành công cụ tích cực hay tiêu cực đối với trẻ nằm ở chính cách quản lý của gia đình. Mỗi bậc cha mẹ cần xây dựng kế hoạch quản trị thời gian hiệu để cân bằng giữa việc học tập, sử dụng thiết bị công nghệ và các hoạt động vui chơi, giải trí bên ngoài của trẻ.

Thực tế, nhiều bố mẹ hiện nay không quan tâm đến việc đọc sách cùng con, chỉ ôm khư khư điện thoại suốt ngày thì làm sao con trẻ tiếp cận được những cái hay, cái tốt mà công nghệ mang lại được.

Vậy theo chị, làm sao để kéo trẻ em về lại với văn hóa đọc khi ngày càng nhiều phương tiện giải trí hiện đại luôn hiện hữu xung quanh?

- Theo tôi, chúng ta phải làm sao để các bạn xem sách như một người bạn. Điều này xuất phát từ sự chủ động và kiên trì của mỗi gia đình. Trong nhiều buổi trò chuyện, tôi vẫn thường nhắc các em khi về nhà, hãy yêu cầu bố mẹ dành 15 - 20 phút mỗi tối đọc sách cùng con. Dần dần, con trẻ sẽ hình thành thói quen và tình yêu cho sách.

Một điều nữa tôi nhận ra là những bạn nhỏ được bố mẹ khuyến khích đọc sách sẽ phát triển kỹ năng giao tiếp một cách lưu loát và tự tin hơn. Tôi còn nhớ rõ trong một buổi giao lưu với các học sinh THCS tại TPHCM, có một bạn nhỏ chia sẻ rằng: “Mẹ con luôn khuyến khích đọc sách, bởi vì việc đọc sách giúp con có nhiều từ ngữ để cải thiện khả năng viết lách và học tập, đặc biệt con sẽ biết cách giao tiếp để người khác tôn trọng mình”. Đó là một cái quan điểm tôi rất tâm đắc.

Còn vai trò của nhà trường thì sao, thưa nhà văn?

- Những năm gần đây, nhà trường cũng bắt đầu có nhiều sự quan tâm hơn cho hoạt động khuyến đọc nhưng chỉ mang tính phong trào theo từng thời điểm chứ chưa thực sự diễn ra một cách thường xuyên, liên tục.

Để văn hóa đọc ở học đường thực sự có hiệu quả, tôi cho rằng cần sự nỗ lực nhiều hơn nữa từ Ban giám hiệu. Nhà trường cần chú trọng mô hình thư viện thân thiện, thường xuyên bổ sung đầu sách mới, đa dạng, chú trọng số hóa để tra cứu thông tin sách dễ dàng, tổ chức những tiết đọc sách hay cuộc thi nhằm giúp các em có sân chơi giao lưu, giới thiệu những đầu sách hay, qua đó lan tỏa tình yêu sách đến với bạn bè.

Tôi từng đọc bài báo viết về một ngôi trường ở miền Tây, ở đó thư viện không chỉ là không gian đọc sách mà còn là nơi để các bạn tâm sự, giãi bày mọi thắc mắc trong học tập và cuộc sống. Chính nỗ lực của cô thủ thư khi đã trở thành một người bạn gần gũi, tin cậy của các bạn đã lôi kéo càng nhiều học sinh đến thư viện. Nói như vậy để thấy rằng, chính mỗi thầy cô cũng cần phải thay đổi thì mới lan tỏa văn hóa đọc đến các học sinh được.

Những năm trở lại đây, chị đã tích cực tham gia nhiều buổi chia sẻ, tọa đàm về tình yêu sách và văn hóa đọc đến với học sinh, sinh viên. Liệu đó có phải là nguồn cảm hứng để chị cho ra đời các tác phẩm văn học thiếu nhi trong thời gian qua?

- Hơn 20 năm kể từ khi bắt đầu viết, tôi đã sáng tác qua nhiều chủ đề khác nhau từ tuổi mới lớn, phụ nữ hay chấp bút cho các doanh nghiệp. Nói đúng ra thì bản thân không nghiêng hẳn về một thể loại cụ thể nào. Tuy nhiên, tôi rất yêu thích và mong muốn được trò chuyện nhiều hơn với các em nhỏ.

Mặc khác, kể từ khi làm mẹ, tôi cũng muốn truyền tải thông điệp đến các bậc phụ huynh rằng hãy luôn đồng hành, đọc sách cùng con. Tôi cho rằng không chỉ trẻ em mới đọc sách thiếu nhi mà chính các bậc cha mẹ cũng cần phải đọc để biết cách làm bạn với con, đồng thời dạy trẻ những bài học về tình yêu thương qua các câu chuyện trong văn học thiếu nhi. Khi con trẻ thấu hiểu được tình yêu thương thì chắc chắn nó cũng sẽ biết yêu thương người khác.

Chính bản thân tôi đã cùng con đọc sách, làm bạn suốt 15 năm qua, chia sẻ cho nhau nghe nhiều tâm sự. Đó là một điều cực kỳ tuyệt vời.

Rất nhiều nhà văn cho rằng viết cho thiếu nhi không dễ. Chị có phải là trường hợp ngoại lệ?

- Tôi cũng gặp nhiều khó khăn khi viết sách cho thiếu nhi. Cuốn sách thiếu nhi đầu tiên là “Cái tai và cuộc phiêu lưu kỳ thú” vốn được chấp bút từ những câu chuyện kể con nghe hàng ngày. Khi hoàn thành xong, tôi vẫn băn khoăn liệu đây có phải là ngôn ngữ của thiếu nhi và có được các con thích hay không. May mắn nhờ có sự khích lệ từ phía nhà xuất bản nên mới tự tin cho ra mắt, sau đó có động lực viết tiếp những cuốn khác.

Quá trình làm làm báo đã cho chị kinh nghiệm gì để có những trang viết bắt đúng tâm lý độc giả?

- Suốt hơn 18 năm làm báo, tôi may mắn được tiếp cận và trò chuyện gần gũi với thính giả qua vai trò phát thanh viên. Đặc biệt, khi còn làm chương trình "Trò chuyện đêm khuya" cùng tiến sĩ tâm lí Lý Thị Mai, tôi được lắng nghe nhiều câu chuyện rất thực tế, có cả những tâm sự "rút ruột, rút gan" của nhân vật. Đến bây giờ, tôi vẫn biết ơn nghề báo đã cho mình nhiều cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều con người, câu chuyện hay, từ đó có chất liệu quý giá trong con đường sáng tác văn chương.

Nhà văn Phương Huyền hiện là hội viên Hội Nhà văn TPHCM và Hội Nhà văn Việt Nam. Cô đã ra mắt bạn đọc nhiều đầu sách ấn tượng như: Khoảng biếc, Nắng trong lòng phố, Kẻ hiếu kỳ, Ai rồi cũng chỉ còn lại một mình, Cái tai và cuộc phiêu lưu kỳ thú, Những thiên thần của người gác rừng, Yêu một chút cũng đâu có sao...

Bên cạnh đó, Phương Huyền còn là một nhà báo, biên tập viên, hiện đang phụ trách mảng văn học và tâm lý trên kênh FM99.9 Mhz, Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM (VOH). Hiện cô là Đại sứ Văn hóa đọc TPHCM nhiệm kỳ 2024 - 2025.

Đông du (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Phát triển văn hóa đọc trên nền tảng số, cơ hội và thách thức

Huyền Chi - Ngọc Dủ |

Trong bối cảnh bùng nổ thông tin và mạng xã hội như hiện nay, việc phát triển văn hóa đọc trên nền tảng số được nhận định là xu hướng tất yếu với không ít cơ hội và nhiều thách thức từ nội dung, chất lượng tới những vấn nạn sách lậu, sách giả, sách có nội dung độc hại...

Phát triển văn hóa đọc là thúc đẩy sức mạnh nội sinh dân tộc

Thùy Trang |

Tối 17.4, lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba đã diễn ra đầy cảm xúc tại khuôn viên Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) - nơi gợi nhắc truyền thống văn hóa hiếu học, yêu đọc ngàn đời của người Việt.

Văn hóa đọc trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin

Minh Thư |

Sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin và mạng xã hội đã tác động không nhỏ tới văn hóa đọc sách của người Việt.

Diễn biến xấu vụ rơi trực thăng, tính mạng Tổng thống Iran gặp nguy hiểm

Thanh Hà |

Trực thăng chở Tổng thống Iran Ebrahim Raisi bị rơi ngày 19.5 khi bay qua địa hình núi trong sương mù dày đặc.

Nhan sắc đời thường của Hoa khôi bóng chuyền VTV9 Bình Điền - Chen Peiyan

MINH PHONG |

Vượt qua nhiều gương mặt như Kiều Trinh, Miao Yiwen, Lữ Thị Phương hay Lan Vy... ngoại binh Chen Peiyan của VTV Bình Điền Long An xuất sắc giành danh hiệu Hoa khôi giải bóng chuyền nữ quốc tế cúp VTV9 - Bình Điền 2024.

Cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh cùng đồng phạm hầu tòa

Nhóm PV |

Sáng 20.5, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Lào Cai mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Văn Vịnh - cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai - cùng đồng phạm trong vụ án khai thác quặng Apatit trái phép.

Man City làm nên lịch sử với chức vô địch Premier League thứ 4 liên tiếp

An An |

Diễn biến của Premier League qua các vòng đấu trong 4 mùa giải gần đây có thể khác nhau, nhưng kết quả chung cuộc không hề thay đổi - Man City là nhà vô địch.

Du lịch hè 2024: Tour ngoại đắt khách, tour nội địa vẫn "né" vé máy bay

thanh chân |

Mùa du lịch hè 2024, tour nước ngoài sẽ chiếm lợi thế ở thị phần khách lẻ, khách nhóm gia đình.

Phát triển văn hóa đọc trên nền tảng số, cơ hội và thách thức

Huyền Chi - Ngọc Dủ |

Trong bối cảnh bùng nổ thông tin và mạng xã hội như hiện nay, việc phát triển văn hóa đọc trên nền tảng số được nhận định là xu hướng tất yếu với không ít cơ hội và nhiều thách thức từ nội dung, chất lượng tới những vấn nạn sách lậu, sách giả, sách có nội dung độc hại...

Phát triển văn hóa đọc là thúc đẩy sức mạnh nội sinh dân tộc

Thùy Trang |

Tối 17.4, lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba đã diễn ra đầy cảm xúc tại khuôn viên Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) - nơi gợi nhắc truyền thống văn hóa hiếu học, yêu đọc ngàn đời của người Việt.

Văn hóa đọc trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin

Minh Thư |

Sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin và mạng xã hội đã tác động không nhỏ tới văn hóa đọc sách của người Việt.