Phát triển văn hóa đọc trên nền tảng số, cơ hội và thách thức

Huyền Chi - Ngọc Dủ |

Trong bối cảnh bùng nổ thông tin và mạng xã hội như hiện nay, việc phát triển văn hóa đọc trên nền tảng số được nhận định là xu hướng tất yếu với không ít cơ hội và nhiều thách thức từ nội dung, chất lượng tới những vấn nạn sách lậu, sách giả, sách có nội dung độc hại...

Xu hướng phát triển tất yếu

Phát triển văn hóa đọc là câu chuyện không mới nhưng luôn nóng và câu chuyện này tiếp tục trở thành đề tài gây chú ý khi Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024 được tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) với trọng tâm hướng tới quá trình chuyển đổi số, áp dụng công nghệ để tiếp cận bạn đọc trên đa nền tảng.

Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Thành Nam - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Trẻ - cho rằng, trong bối cảnh bùng nổ thông tin và mạng xã hội như hiện nay, ngành văn hóa nói chung và xuất bản nói riêng buộc phải chuyển mình để thích ứng. Việc ngày càng nhiều cá nhân, tổ chức mạnh dạn ứng dụng công nghệ số là tín hiệu đáng mừng, nhất khi là khi văn hóa đọc đang đứng trước nguy cơ mai một, bị lấn át bởi các hình thức giải trí hiện đại.

“Hiện nay, độc giả tiếp cận việc đọc sách qua nhiều cách thức nên các hoạt động khuyến đọc sẽ theo hướng tương tác nhiều hơn. Đặc biệt, chúng tôi sẽ khuyến khích đọc sách trên các nền tảng công nghệ mà Thế hệ Z, Thế hệ Alpha - những thế hệ vốn lớn lên trong thế giới công nghệ với các thiết bị số - đang sử dụng phổ biến”, ông Nguyễn Thành Nam - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Trẻ nhận định.

Cùng quan điểm, Tiến sĩ văn hóa Tùng Hiếu - giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM - cho rằng để phát triển và lan tỏa văn hóa đọc hiệu quả, các nhà xuất bản, phát hành sách cần nâng cao hơn nữa chất lượng nội dung và hình thức xuất bản phẩm; chú trọng chuyển đổi số vào hoạt động xuất bản sách điện tử, lan tỏa thông điệp văn hóa đọc qua nhiều hoạt động trực tuyến lẫn trực tiếp.

Tuy nhiên, Tiến sĩ văn hóa Tùng Hiếu cũng nhận định phát triển văn hóa đọc trên mạng xã hội đang đứng trước nhiều thách thức nan giải. Bên cạnh việc mang đến nội dung chất lượng, có chiều sâu về sách và văn hóa đọc, mạng xã hội đang tồn tại vô vàn đầu sách, mẩu truyện dung tục, độc hại gây móp méo, lệch lạc nhận thức xã hội, làm mất đi giá trị, ý nghĩa của tri thức cũng như văn hóa đọc. Cùng với đó, vấn nạn sách lậu, sách giả bày bán công khai trên các sàn thương mại điện tử đang gây nhức nhối trong ngành xuất bản hiện nay.

Cơ hội và thách thức

Trên thực tế, năm 2023 chứng kiến sự tăng trưởng nhanh của sách điện tử. Quy mô doanh thu thị trường sách nói đạt 80 tỉ đồng; số lượt nghe sách nói đạt 40 triệu lượt (tăng 25% so với năm 2022); số tựa sách điện tử xuất bản trong năm đạt 4.600 đầu, tăng 31,4%. Ngoài ra, có 24/57 nhà xuất bản đã tham gia xuất bản và phát hành điện tử.

Chia sẻ với báo chí về Ngày Sách và Văn hóa đọc, ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục trưởng Cục xuất bản, In và Phát hành - khẳng định, ngày xuất bản cần xây dựng một hệ sinh thái sách, đẩy mạnh các biện pháp bảo hộ bản quyền sách trên không gian mạng.

“Ngành xuất bản đang đối mặt với tình trạng vi phạm bản quyền. Để giải quyết căn cơ bài toán này, cần thay đổi nhận thức của độc giả cùng lúc đẩy mạnh các biện pháp quản lý, tạo động lực cho ngành xuất bản phát triển lâu dài”, ông Nguyễn Nguyên cho biết.

Bản quyền tác giả có vai trò quan trọng, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia, góp phần bảo hộ, khơi nguồn sáng tạo, kích thích sự phát triển, tiến bộ của loài người. Tuy nhiên, tình trạng xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan vẫn còn diễn ra ở một số lĩnh vực, trong đó có xuất bản và phát hành sách, đặc biệt là sách điện tử trên không gian mạng.

Trong kỷ nguyên số, bản quyền sách trên không gian mạng đang đối mặt với nhiều thách thức. Sự phát triển của kỹ thuật số, phương tiện truyền thông xã hội, thiết bị công nghệ... một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho việc sáng tạo, lưu trữ, sao chép và phổ biến tác phẩm ở định dạng kỹ thuật số, thay đổi phương thức cung cấp, truyền đạt sách đến công chúng; mặt khác là môi trường trung gian tiếp tay cho các hành vi xâm phạm bản quyền sách diễn biến phức tạp, tinh vi.

Bên cạnh các cơ chế, biện pháp của cơ quan quản lý, độc giả cũng cần có ý thức tôn trọng, bảo vệ sự sáng tạo trong văn học nghệ thuật và khoa học, thể hiện bằng việc đọc, xem, sử dụng sách có bản quyền, bài trừ sách lậu, sách giả, sách vi phạm bản quyền.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3, năm 2024 là sự kiện văn hóa quan trọng để tôn vinh giá trị của sách; kết nối người đọc, những người tham gia sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ sách; phát triển văn hóa đọc của người Việt. Sự kiện năm nay đẩy mạnh giới thiệu, trưng bày các sản phẩm sách điện tử, sách 3D về Văn Miếu - Quốc Tử Giám với 4 thông điệp: “Sách hay cần bạn đọc”; “Sách quý tặng bạn”; “Tặng sách hay - Mua sách thật”; “Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe” cùngnhiều hoạt động đa dạng như: Hội sách trực tiếp; Hội sách trực tuyến trên các nền tảng công nghệ; Hội sách trực tiếp kết hợp với trực tuyến; Hội sách thanh toán không sử dụng tiền mặt; kết hợp truyền thông, quảng bá sách và văn hóa đọc trên các chuyên mục báo điện tử, mạng xã hội.

Tại Hội nghị triển khai công tác xuất bản và phát hành xuất bản phẩm năm 2024, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhận định, xuất bản sẽ phải hoạt động đồng thời ở cả hai không gian gồm không gian truyền thống với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại sẽ được mở rộng, nâng cao chất lượng và năng suất lao động và không gian mạng. Hai không gian này không hoạt động độc lập mà bổ trợ cho nhau. Cùng với sự bùng nổ của kỷ nguyên 4.0, văn hóa đọc đang có nhiều biến chuyển mới để bắt kịp với thị hiếu và xu thế chung của xã hội.

Huyền Chi - Ngọc Dủ
TIN LIÊN QUAN

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam sẽ tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Thùy Trang |

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba là dịp để lan tỏa sâu rộng giá trị của sách, của văn hóa đọc trong cộng đồng, góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, phát huy những giá trị đạo đức, truyền thống hiếu học của dân tộc.

Chuỗi hoạt động đáng chú ý tại Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024

Thùy Trang |

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam diễn ra từ ngày 17.4 có nhiều hoạt động thiết thực.

Văn hóa đọc trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin

Minh Thư |

Sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin và mạng xã hội đã tác động không nhỏ tới văn hóa đọc sách của người Việt.

Đa dạng các hoạt động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tại Lâm Đồng

Mai Hương |

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng vừa có kế hoạch tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Thư viện Đà Nẵng giới thiệu đến bạn đọc 1.000 sách trong ngày văn hóa đọc

Nguyễn Linh |

Chiều 27.2, Thư viện khoa học tổng hợp Đà Nẵng đã khai mạc Ngày hội văn hóa đọc Đà Nẵng năm 2024 với chủ đề Khai xuân đọc sách, học vạn điều hay. Ngày hội đã giới thiệu đến bạn đọc 1.000 đầu sách với đa dạng các lĩnh vực.

Đường sách Tết thu 10 tỉ đồng là tín hiệu rất vui cho văn hóa đọc

Hoàng Văn Minh |

Một tin rất vui và bất ngờ khi Lễ hội Đường sách Tết Giáp Thìn ở TPHCM đạt hơn 10 tỉ đồng, thu hút trên một triệu lượt độc giả suốt 8 ngày nghỉ Tết.

Báo chí lan tỏa văn hóa đọc và sách hay

Bài Minh Trung - ảnh Việt Linh |

Từ chủ trương phát triển văn hóa đọc, các đơn vị hoạt động trong ngành xuất bản, báo chí đã có nhiều hoạt động nhằm đưa sách hay đến tay độc giả.

Tập đoàn Thuận An bất ngờ dừng thi công 2 gói thầu 130 tỉ đồng ở TPHCM

MINH QUÂN |

TPHCM - Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An bất ngờ ngưng thi công, nhân sự ban chỉ huy, nhân công... không đến công trường thi công tại 2 gói thầu giá trị hơn 130 tỉ đồng thuộc dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam sẽ tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Thùy Trang |

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba là dịp để lan tỏa sâu rộng giá trị của sách, của văn hóa đọc trong cộng đồng, góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, phát huy những giá trị đạo đức, truyền thống hiếu học của dân tộc.

Chuỗi hoạt động đáng chú ý tại Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024

Thùy Trang |

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam diễn ra từ ngày 17.4 có nhiều hoạt động thiết thực.

Văn hóa đọc trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin

Minh Thư |

Sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin và mạng xã hội đã tác động không nhỏ tới văn hóa đọc sách của người Việt.

Đa dạng các hoạt động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tại Lâm Đồng

Mai Hương |

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng vừa có kế hoạch tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Thư viện Đà Nẵng giới thiệu đến bạn đọc 1.000 sách trong ngày văn hóa đọc

Nguyễn Linh |

Chiều 27.2, Thư viện khoa học tổng hợp Đà Nẵng đã khai mạc Ngày hội văn hóa đọc Đà Nẵng năm 2024 với chủ đề Khai xuân đọc sách, học vạn điều hay. Ngày hội đã giới thiệu đến bạn đọc 1.000 đầu sách với đa dạng các lĩnh vực.

Đường sách Tết thu 10 tỉ đồng là tín hiệu rất vui cho văn hóa đọc

Hoàng Văn Minh |

Một tin rất vui và bất ngờ khi Lễ hội Đường sách Tết Giáp Thìn ở TPHCM đạt hơn 10 tỉ đồng, thu hút trên một triệu lượt độc giả suốt 8 ngày nghỉ Tết.

Báo chí lan tỏa văn hóa đọc và sách hay

Bài Minh Trung - ảnh Việt Linh |

Từ chủ trương phát triển văn hóa đọc, các đơn vị hoạt động trong ngành xuất bản, báo chí đã có nhiều hoạt động nhằm đưa sách hay đến tay độc giả.