Thế giới năm Nhâm Dần 2022 và những điều bất định

Trần Bách |

Năm 2021 đã khép lại với nhiều bâng khuâng. Tuy có những khó khăn nhất định, song một số quốc gia đã có dấu hiệu đáng mừng trong phục hồi kinh tế. Thế giới vẫn có tỉ lệ tăng trưởng cao là 5,9% trong năm 2021 so với -4,9% trong năm 2020. Cũng theo dự báo IMF đưa ra đầu tháng 10.2021, thế giới cũng sẽ tăng trưởng ở mức 4,9% trong năm 2022.

Nhiều người trong chúng ta mong muốn xem trong 12 tháng tới của năm 2022 tình hình sẽ diễn biến như thế nào. Tuy dự đoán không phải là dễ dàng gì, nhưng chưa bao giờ nhân loại bước vào một năm mới với nhiều điều bất định như năm nay.

1. Băn khoăn và lo lắng đầu tiên là đại dịch COVID-19 sẽ diến biến thế nào. Trong năm 2021, đã có những lúc thế giới tưởng như đã thoát khỏi dịch bệnh với tỉ lệ tiêm chủng cao và tỉ lệ mắc bệnh giảm. Tuy nhiên, tình hình thực tế trong những tháng cuối năm 2021 đã đảo ngược niềm lạc quan mong manh. Dịch bệnh vẫn tiếp tục ở hầu hết các nước từ Châu Mỹ, Châu Âu đến Châu Á, đe dọa phục hồi kinh tế.

Các nước vận dụng chính sách “đáp ứng linh hoạt” sau khi có tỉ lệ tiêm chủng cao và các nước áp dụng chính sách “không COVID” đều vẫn đang loay hoay tìm cách thoát khỏi đại dịch. Tháng Mười một lại xuất hiện Omicron, một biến thể mới của SARS-Cov-2, làm hầu hết các nước phản ứng hoặc thái quá hoặc thờ ơ lãnh đạm bởi những thông tin về chủng mới Omicron quá khác nhau.

Trong năm 2022, giữa tất cả những điều không chắc chắn, có một điều chắc chắn nhất, đó là nhân loại sẽ vẫn phải chung sống với COVID-19 với nỗi hoài nghi về  một hay nhiều làn sóng SARS-CoV-2 nữa. Và bất đình đẳng về vaccine trên thế giới liệu có giảm đi hoặc được san bằng? Câu trả lời rất có thể là không. Theo một nghiên cứu thì Châu Á, Châu Âu và nước Mỹ có thể sẽ tiêm chủng cho hơn 80% dân số trong khoảng tháng Ba đến tháng Năm năm 2022, trong khi hầu hết các nước châu Phi chỉ có thể đạt đến mức này vào giữa năm 2025 với tốc độ tiêm chủng hiện tại.

2. Vấn đề thời sự cấp bách nhất ngoài COVID-19 là lạm phát. Liệu giá cả tăng trong năm 2021 là ngắn hạn hay là dấu hiệu đáng lo hơn? Thế giới vẫn chưa có câu trả lời, cho dù các thể chế tài chính quốc tế cho rằng đây chỉ là hiện tượng tạm thời. Phần lớn áp lực đối với lạm phát là liên quan đến tốc độ phục hồi kinh tế ở nhiều nước và tất nhiên là do đứt gẫy trong chuỗi cung ứng, sản xuất và nguồn nhân lực vẫn tiếp tục tồn tại. Những đứt gẫy này lại là dấu hiệu của vấn đề lớn hơn như gói kích thích kinh tế quá lớn, chính sách tiền tệ không hiệu quả và tăng năng suất lao động thấp.

Về chính sách tiền tệ, ngay cả trước đại địch các nhà kinh tế đã thống nhất với nhau là chính sách rộng rãi của ngân hàng trung ương các nước trên thế giới sau năm 2008-2009 không còn có nhiều tác dụng nữa. Thế giới phải quay trở lại trạng thái lãi xuất ngân hàng điều chỉnh theo lạm phát phải gắn với tỉ lệ tăng trưởng GDP.

Thế giới không thể tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ lỏng lẻo mãi được. Như nhiều nhà kinh tế lập luận, chính sách nới lỏng tiền tệ là một trong những yếu tố gây ra lạm phát cao trong năm 2021. Nói đúng ra là ngay cả ngân hàng trung ương cũng không biết là liệu lạm phát sẽ kéo dài hay không. Do vậy, liệu các ngân hàng này có thể có chính sách hữu hiệu để kiểm soát lạm phát?

3. Liên quan đến một trong những vấn đề cốt lõi của nền kinh tế là tăng năng suất lao động. Không chỉ ở các nước đang phát triển mà ngay cả ở các nền kinh tế tiên tiến, phát triển, đây cũng vẫn là điều gây thất vọng trong nhiều năm.

Với đại dịch COVID-19, kéo theo nó là những thay đổi về hành vi gắn với công nghệ số tăng cao, thì liệu những điều đó có báo trước thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ năng suất lao động hay không? Và nếu năng suất lao động vẫn tăng thì các gói tiền tệ kích thích tăng trưởng kinh tế có còn cần thiết? Một số nhà kinh tế cho rằng chúng ta phải lạc quan, tuy nhiên, đa số tỏ ra rất dè dặt.

Vấn đề nợ của các nền kinh tế mới nổi là mối đe doạ không nhỏ trong năm 2022. Tổng nợ của các nước này đã ở mức cao, tương đương khoảng 65% GDP chung của các nước này (mức này tăng 10% so với năm 2018). Liệu nợ của các nước này có dẫn đến làn sóng các nước tuyên bố không trả được nợ như cách đây đúng 40 năm không? Năm 1982, Mexico đã tuyên bố vỡ nợ, kéo theo 27 nước (trong đó có 15 nước Mỹ La-tinh) phải tái cơ cấu nợ.

Kèm theo đó là tình trạng đói nghèo trên toàn thế giới tăng nhanh trong hai năm đại dịch. Đây là thách thức lớn với thế giới. Đến cuối năm 2020 có 750 triệu người trên thế giới sống dưới mức nghèo tuyệt đối (với thu nhập dưới 2 đô la Mỹ mỗi ngày). Liệu năm 2022 sẽ có cải thiện gì cho họ không? Nhiều người cho rằng số người nghèo này sẽ giảm xuống 685 triệu trong năm 2022, tuy nhiên tất cả đều phụ thuộc vào mức độ phục hồi kinh tế.

4. Không thể không đề cập đến căng thẳng địa chính trị, cạnh tranh giữa các cường quốc, tư tưởng dân tộc hẹp hòi, những biến động chính trị và tình trạng bất định về quản trị nhà nước trên toàn thế giới sẽ tác động tiêu cực đến sự phục hồi kinh tế và sự ổn định của tình hình.

Trước hết, kết quả bầu cử ở nhiều nước sẽ vẫn là điều khó đoán. Ở Châu Âu, bầu cử sẽ được tiến hành ở Italy và đặc biệt Pháp. Nếu phe phản đối Liên minh Châu Âu có thể lên nắm quyền sẽ gây chia rẽ mạnh trong Liên minh. Trong trường hợp như vậy, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) sẽ không thể hoạt động như hiện tại và khu vực đồng Euro có thể lại rơi vào suy thoái, làm thế giới nghi ngờ về hiệu quả của Liên minh Châu Âu, một thực thể chính trị rất lớn.

Brazil dự kiến bầu cử vào tháng Mười. Phe đối lập ở Thổ Nhĩ Kỳ vừa thông báo sẽ tổ chức bầu cử sớm một năm, vào năm 2022. Kết quả những cuộc bầu cử này sẽ vẫn là khó đoán cho đến khi bầu cử thực sự được tiến hành.

Liệu tình hình eo biển Đài Loan (Trung Quốc) và Ukraine có thể châm ngòi cho cuộc chiến giữa các nền kinh tế lớn hay không? Thế giới vẫn đang phải tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi này.

Khác với thời gian sau cuộc khủng hoảng năm 2008-2009 khi các nước G20 đã hợp tác chặt chẽ để giúp thế giới vượt khủng hoảng, trong hai năm vừa qua hầu như các nước này chưa có nhiều hoạt động hợp tác hữu hiệu. Liệu năm 2022 sẽ có tiến bộ trong hợp tác toàn cầu để vượt qua đại dịch và phục hồi kinh tế hay không?

Chúng ta đang sống trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau. Tình hình bất định gây ra do dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, khó khăn kinh tế ở mỗi quốc gia và toàn cầu, căng thẳng chính trị và địa chính trị không thể được giải quyết một cách riêng rẽ. Ví dụ như ô nhiễm môi trường tạo khả năng xuất hiện và lây nhiễm bệnh chuyển từ động vật sang người và gây ra đại dịch. Những vấn đề xã hội, chính trị và kinh tế do đại dịch tạo ra lại tác động tiêu cực đến thái độ và cư xử của dân chúng, phương hại đến gắn kết xã hội, làm cho chính phủ khó có thể vận động dân chúng thực hiện những biện pháp giảm khí thải có carbon.v.v và v.v... Dự đoán được những yếu tố bất định sẽ giúp chúng ta chủ động chế ngự nó, không bị động và không rơi vào trạng thái hoang mang.

Thế giới đang đứng trước vô vàn khó khăn, yêu cầu mỗi nước phải tìm ra hướng đi phù hợp nhất với cách xử lý dứt khoát, khôn ngoan  và có hiệu quả. Tuy nhiên những khó khăn này lại liên quan mật thiết với nhau, đòi hỏi các nước phải tăng cường hợp tác. Phải có cách giải quyết thống nhất trên toàn hệ thống.

Với thành công trong nghiên cứu và triển khai vaccine an toàn và hiệu quả chống COVID-19 trong thời gian kỷ lục là 10 tháng, chúng ta có quyền lạc quan về việc thế giới có thể làm được những điều tưởng chừng như không thể trong năm 2022 khi tất cả các quốc gia đều chung tay giải quyết những thách thức
đặt ra.

Trần Bách
TIN LIÊN QUAN

Kinh tế Việt Nam năm 2022 sẽ bứt phá ngoạn mục

Cường Ngô |

Dự báo về những kịch bản tăng trưởng kinh thế Việt Nam trong năm 2022, TS Cấn Văn Lực  - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho biết, nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi tốt từ khi thay đổi Chiến lược phòng chống dịch từ Zero - COVID sang thích ứng linh hoạt, an toàn với COVID-19. Kinh tế của Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6,5-7% trong năm 2022.

Triển vọng phục hồi toàn cầu qua khảo sát của Diễn đàn Kinh tế Thế giới

Thanh Hà |

Chỉ 1 trong 10 thành viên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) được khảo sát dự kiến phục hồi toàn cầu sẽ tăng tốc trong 3 năm tới. Chỉ có 1 trong 6 người được hỏi lạc quan về triển vọng thế giới.

Những yếu tố đe dọa kinh tế toàn cầu 2022 trong dự báo mới nhất của WB

Thanh Hà |

Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế ở Mỹ, khu vực đồng euro và Trung Quốc, đồng thời cảnh báo rằng mức nợ cao, bất bình đẳng thu nhập gia tăng và các biến thể COVID-19 mới đe dọa sự phục hồi ở các nền kinh tế đang phát triển.

Nâng tầm trụ cột hợp tác kinh tế tương xứng với quan hệ Việt - Lào

Thanh Hà |

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh tập trung trao đổi về các biện pháp nâng tầm trụ cột hợp tác kinh tế cho tương xứng với quan hệ đặc biệt của hai nước, giúp Lào thực hiện thành công mục tiêu trở thành trung tâm logistic ở khu vực và có kết nối ra biển, đại dương.

Tạm giữ 2 nghi can liên quan vụ 4 tiếp viên hàng không xách hơn 11 kg ma túy

Anh Tú - Huân Cao |

TPHCM - Ngày  23.3, theo một nguồn tin xác nhận, hiện phía Công an TP Hồ Chí Minh đang tạm giữ 2 nghi can liên quan đến việc 4 nữ tiếp viên mang 11,28 kg ma túy từ Pháp về sân bay Tân Sơn Nhất hôm 16.3.

Năng lực an ninh mạng của Việt Nam cải thiện đáng kể trong 5 năm qua

NGUYỄN ĐĂNG |

Báo cáo mới nhất từ ​​công ty an ninh mạng toàn cầu cho thấy những chuyển biến tích cực trong tình hình an ninh mạng của Việt Nam, khi các mối đe dọa trực tuyến lẫn ngoại tuyến đều giảm mạnh.

Có nên lấy thời gian bảo hành để tính chu kỳ đăng kiểm?

Anh Tuấn |

Nhiều người đặt câu hỏi ôtô mới mua được bảo dưỡng tốt, bảo hành những 5 năm, vì sao không lấy thời gian bảo hành quy đổi thành quãng thời gian tính chu kỳ đăng kiểm lần đầu? Chuyên gia đã có giải đáp về vấn đề này.

FLC hẹn ít nhất 7 tháng nữa sẽ niêm yết cổ phiếu trở lại UPCOM

Đức Mạnh |

CTCP Tập đoàn FLC (mã chứng khoán FLC) vừa có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM về lộ trình khắc phục các vấn đề vi phạm công bố thông tin để cổ phiếu FLC được giao dịch trở lại trên thị trường UPCOM.

Kinh tế Việt Nam năm 2022 sẽ bứt phá ngoạn mục

Cường Ngô |

Dự báo về những kịch bản tăng trưởng kinh thế Việt Nam trong năm 2022, TS Cấn Văn Lực  - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho biết, nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi tốt từ khi thay đổi Chiến lược phòng chống dịch từ Zero - COVID sang thích ứng linh hoạt, an toàn với COVID-19. Kinh tế của Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6,5-7% trong năm 2022.

Triển vọng phục hồi toàn cầu qua khảo sát của Diễn đàn Kinh tế Thế giới

Thanh Hà |

Chỉ 1 trong 10 thành viên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) được khảo sát dự kiến phục hồi toàn cầu sẽ tăng tốc trong 3 năm tới. Chỉ có 1 trong 6 người được hỏi lạc quan về triển vọng thế giới.

Những yếu tố đe dọa kinh tế toàn cầu 2022 trong dự báo mới nhất của WB

Thanh Hà |

Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế ở Mỹ, khu vực đồng euro và Trung Quốc, đồng thời cảnh báo rằng mức nợ cao, bất bình đẳng thu nhập gia tăng và các biến thể COVID-19 mới đe dọa sự phục hồi ở các nền kinh tế đang phát triển.

Nâng tầm trụ cột hợp tác kinh tế tương xứng với quan hệ Việt - Lào

Thanh Hà |

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh tập trung trao đổi về các biện pháp nâng tầm trụ cột hợp tác kinh tế cho tương xứng với quan hệ đặc biệt của hai nước, giúp Lào thực hiện thành công mục tiêu trở thành trung tâm logistic ở khu vực và có kết nối ra biển, đại dương.