Triển vọng phục hồi toàn cầu qua khảo sát của Diễn đàn Kinh tế Thế giới

Thanh Hà |

Chỉ 1 trong 10 thành viên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) được khảo sát dự kiến phục hồi toàn cầu sẽ tăng tốc trong 3 năm tới. Chỉ có 1 trong 6 người được hỏi lạc quan về triển vọng thế giới.

Biến động và không đồng đều

Dữ liệu trên là kết quả cuộc khảo sát của Diễn đàn Kinh tế Thế giới với gần 1.000 lãnh đạo doanh nghiệp, chính phủ và giới học thuật thế giới. Hầu hết chuyên gia trong khảo sát trong báo cáo tin rằng, phục hồi kinh tế toàn cầu sẽ có nhiều biến động và không đồng đều trong 3 năm tới.

Báo cáo Rủi ro Toàn cầu hàng năm của Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho năm 2022 được thực hiện với sự phối hợp của Zurich Insurance Group, Marsh McLennan và SK Group của Hàn Quốc cũng như các trường đại học Oxford, Pennsylvania và Đại học Quốc gia Singapore.

Báo cáo chỉ ra, khả năng kinh tế trì trệ kéo dài là nỗi lo lớn nhất trong vòng 2 năm tới với, trong đó có những doanh nghiệp được khảo sát ở Argentina, Chile, Brazil, Phần Lan, Nhật Bản, Philippines, Singapore và Nam Phi. Các nhà điều hành doanh nghiệp từ Hong Kong (Trung Quốc), New Zealand, Thụy Sĩ và Thổ Nhĩ Kỳ xem đây là mối lo thứ 2, trong khi Malaysia và Thái Lan xếp đây là mối lo lớn thứ 3.

Ngoài ra, có 5 mối lo ngại hàng đầu khác là: Bệnh truyền nhiễm, bong bóng tài sản bùng nổ ở những nền kinh tế lớn, thất bại của các giải pháp an ninh mạng và thất bại về hành động khí hậu.

Các doanh nghiệp Trung Quốc xếp các hiện tượng thời tiết cực đoan, vỡ bong bóng tài sản, bệnh truyền nhiễm, sụp đổ hoặc thiếu hệ thống an sinh xã hội và địa chính hóa các nguồn lực chiến lược là 5 mối lo ngại hàng đầu.

Tại Mỹ, những mối lo ngại lớn nhất là vỡ bong bóng tài sản, hành động khí hậu thất bại, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, khủng hoảng nợ, khủng hoảng việc làm và sinh kế.

Sự hòa lẫn nguy hiểm

Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới lưu ý, suy thoái kinh tế do đại dịch COVID-19 đang hòa lẫn với mất cân bằng thị trường lao động, chủ nghĩa bảo hộ, tăng cách biệt về kỹ thuật số, giáo dục và kỹ năng, qua đó có nguy cơ chia cắt thế giới đi theo những quỹ đạo khác nhau.

Ở một số quốc gia, việc triển khai vaccine COVID-19 nhanh chóng, chuyển đổi kỹ thuật số thành công và các cơ hội phát triển mới có thể đồng nghĩa với việc trở lại xu hướng trước đại dịch trong ngắn hạn và khả năng có triển vọng linh hoạt hơn trong chặng đường dài hơn.

Tuy nhiên, nhiều quốc gia khác sẽ ở diễn biến ngược lại do tỉ lệ tiêm chủng thấp, tiếp tục căng thẳng nghiêm trọng với hệ thống y tế, phân chia kỹ thuật số và thị trường việc làm trì trệ.

Sự khác biệt này sẽ làm phức tạp thêm sự hợp tác quốc tế cần thiết để giải quyết các tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, quản lý các luồng di cư và chống lại các rủi ro mạng nguy hiểm.

Giám đốc điều hành WEF Saadia Zahidi lưu ý, báo cáo cho thấy những gián đoạn về kinh tế và y tế đang làm tăng phân hóa xã hội, tạo ra những căng thẳng vào thời điểm mà hợp tác trong xã hội và cộng đồng quốc tế là yếu tố cơ bản để đảm bảo sự phục hồi toàn cầu nhanh chóng và đồng đều hơn.

Bà Saadia Zahidi, giám đốc điều hành WEF, cho biết: “Các nhà lãnh đạo toàn cầu phải tập hợp lại và áp dụng cách tiếp cận đa bên phối hợp để giải quyết những thách thức toàn cầu liên tục đồng thời xây dựng khả năng phục hồi trước những cuộc khủng hoảng tiếp theo".

Biến đổi khí hậu là mối đe dọa hàng đầu

Biến đổi khí hậu được những người tham gia khảo sát trong báo cáo rủi ro hàng năm của WEF công bố ngày 11.1 coi là mối nguy hiểm hàng đầu. Trong khi đó, xói mòn liên kết xã hội, khủng hoảng sinh kế và suy giảm sức khỏe tâm thần được xác định là những rủi ro tăng nhiều nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19. 

Thời tiết cực đoan được coi là rủi ro lớn nhất trên thế giới trong ngắn hạn và thất bại trong hành động chống biến đổi khí hậu là rủi ro trong trung và dài hạn, từ 2-10 năm.

Thỏa thuận tại hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP26 của Liên Hợp Quốc vào tháng 11 năm ngoái được ủng hộ rộng rãi khi tiếp tục duy trì ngưỡng nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C. Tuy nhiên, nhiều bên trong số gần 200 quốc gia tham gia hội nghị ở Glasgow muốn đạt được nhiều hơn thế. Biến đổi khí hậu được cho là đã góp phần vào các kiểu thời tiết khắc nghiệt hơn.

Ông Peter Giger, Giám đốc nhóm rủi ro tại Zurich Insurance cảnh báo: "Thất bại trong hành động với khí hậu có thể làm giảm GDP toàn cầu xuống 1/6 và các cam kết thực hiện tại COP26 vẫn chưa đủ để đạt được mục tiêu 1,5 (độ C)".

Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới cũng nêu bật 4 lĩnh vực rủi ro đang nổi lên: An ninh mạng, chuyển đổi chính sách khí hậu không đồng đều, áp lực di cư và cạnh tranh trong không gian.

Cùng với du lịch vũ trụ, viễn cảnh về 70.000 lần phóng vệ tinh trong những thập kỷ tới, làm tăng nguy cơ va chạm và tăng các mảnh rác vũ trụ. Trong khi đó, thiếu quy định về những vấn đề này.

"Ai quản lý không gian?" - Carolina Klint, lãnh đạo quản lý rủi ro cho lục địa Châu Âu tại Marsh, đặt câu hỏi.

Bà Carolina Klint cũng nói thêm rằng: "Với các mối đe dọa an ninh mạng đang phát triển nhanh hơn khả năng của chúng ta về loại bỏ chúng vĩnh viễn. Rõ ràng là không thể phục hồi và quản trị nếu không có các kế hoạch quản lý rủi ro an ninh mạng mạng tinh vi và đáng tin cậy".

Bà lưu ý rằng, khi phục hồi sau đại dịch, các doanh nghiệp tập trung vào khả năng phục hồi của tổ chức và các chứng nhận về môi trường, xã hội và quản trị.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Những yếu tố đe dọa kinh tế toàn cầu 2022 trong dự báo mới nhất của WB

Thanh Hà |

Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế ở Mỹ, khu vực đồng euro và Trung Quốc, đồng thời cảnh báo rằng mức nợ cao, bất bình đẳng thu nhập gia tăng và các biến thể COVID-19 mới đe dọa sự phục hồi ở các nền kinh tế đang phát triển.

Kinh tế thế giới năm 2022 dự báo tăng 4%

Thanh Hà |

Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR) dự báo kinh tế thế giới tăng 4% trong năm 2022 khi đối mặt với lạm phát, biến thể Omicron và khủng hoảng chuỗi cung ứng.

5 mối đe dọa với kinh tế toàn cầu năm 2022

Thanh Hà |

Đại dịch COVID-19 vẫn là nguy cơ lớn với tăng trưởng toàn cầu nhưng không phải là mối đe dọa duy nhất mà các nhà đầu tư phải chú ý trong năm 2022,  tờ Deutsche Welle nhận định.

Loạn giá tại các lò luyện thi đánh giá năng lực

KHÁNH AN |

Các trung tâm mở khoá ôn thi cấp tốc cho các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy với nhiều mức giá khác nhau khiến thí sinh như lạc vào "ma trận".

Nguyên nhân thực sự đội vốn của dự án Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm

Hiếu Anh |

Theo lý giải của UBND thành phố Hà Nội, dự án xây dựng trụ sở Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm tăng vốn do dịch bệnh, lạm phát giá nguyên vật liệu, thay đổi giá nhân công... Tuy nhiên trên thực tế, nguyên nhân chính khiến tổng mức đầu tư tăng gấp đôi lại đến từ việc giao đất trái thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm.

Cận cảnh tàu của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản thăm Đà Nẵng

THÙY TRANG |

Sau khi dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát, tàu tuần tra Settsu thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 5 Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (thành phố Kobe) đã chọn Đà Nẵng làm nơi ghé thăm trên đường thực hiện nhiệm vụ tuần tra chống cướp biển quốc tế tại vùng biển Đông Nam Á.

Độc lạ cửa hàng socola không người bán dịp Valentine

NHÓM PV |

Nhiều bạn trẻ thích thú với mô hình bán hàng không có nhân viên phục vụ, khách hàng tự mình trải nghiệm mua những thanh socola tươi trong dịp lễ Valentine

Ứng xử thiếu văn hóa giao thông khiến Hà Nội ngày càng ùn tắc

HỮU CHÁNH |

Từ những hành vi ứng xử thiếu văn hóa trong tham gia giao thông đang khiến Hà Nội ngày càng ùn tắc, nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông. Do vậy, chỉ khi người dân có trách nhiệm xây dựng văn hoá giao thông thì lúc đó Thủ đô mới phần nào đỡ tắc đường.

Những yếu tố đe dọa kinh tế toàn cầu 2022 trong dự báo mới nhất của WB

Thanh Hà |

Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế ở Mỹ, khu vực đồng euro và Trung Quốc, đồng thời cảnh báo rằng mức nợ cao, bất bình đẳng thu nhập gia tăng và các biến thể COVID-19 mới đe dọa sự phục hồi ở các nền kinh tế đang phát triển.

Kinh tế thế giới năm 2022 dự báo tăng 4%

Thanh Hà |

Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR) dự báo kinh tế thế giới tăng 4% trong năm 2022 khi đối mặt với lạm phát, biến thể Omicron và khủng hoảng chuỗi cung ứng.

5 mối đe dọa với kinh tế toàn cầu năm 2022

Thanh Hà |

Đại dịch COVID-19 vẫn là nguy cơ lớn với tăng trưởng toàn cầu nhưng không phải là mối đe dọa duy nhất mà các nhà đầu tư phải chú ý trong năm 2022,  tờ Deutsche Welle nhận định.