Những yếu tố đe dọa kinh tế toàn cầu 2022 trong dự báo mới nhất của WB

Thanh Hà |

Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế ở Mỹ, khu vực đồng euro và Trung Quốc, đồng thời cảnh báo rằng mức nợ cao, bất bình đẳng thu nhập gia tăng và các biến thể COVID-19 mới đe dọa sự phục hồi ở các nền kinh tế đang phát triển.

Kinh tế toàn cầu giảm tốc rõ rệt

Ngân hàng Thế giới ngày 11.1 cho biết, tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến giảm tốc "rõ rệt" từ 5,5% năm ngoái xuống 4,1% vào năm 2022 và giảm thêm xuống 3,2% vào năm 2023. Việc giảm tăng trưởng có liên quan tới những nhu cầu bị dồn nén đã hạ nhiệt và chính phủ các nước rút bớt các khoản hỗ trợ tài chính và tiền tệ lớn đã cung cấp trước đó trong đại dịch.

Theo SCMP, dự báo cho năm 2021 và 2022 - dự báo đầu tiên của một tổ chức quốc tế lớn - thấp hơn 0,2% so với báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu tháng 6 của ngân hàng và dự báo có khả năng còn kém lạc quan hơn nữa nếu biến thể Omicron vẫn còn tồn tại.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng dự kiến ​​hạ dự báo tăng trưởng trong bản cập nhật công bố ngày 25.1.

Dự báo nửa năm mới nhất của Ngân hàng Thế giới đề cập tới sự phục hồi lớn trong hoạt động kinh tế ở các nền kinh tế tiên tiến và đang phát triển trong năm 2021 sau khi giảm vào năm 2020. Tuy nhiên, dự báo lưu ý, lạm phát kéo dài hơn, các vấn đề về chuỗi cung ứng và lực lượng lao động đang diễn ra  cùng các biến thể COVID-19 mới có khả năng tác động xấu tới tăng trưởng trên toàn thế giới.

“Các nước đang phát triển đang đối mặt với các vấn đề dài hạn nghiêm trọng liên quan đến tỉ lệ tiêm chủng thấp hơn, các chính sách vĩ mô toàn cầu và gánh nặng nợ” - Chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass chia sẻ với báo giới.

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2022. Ảnh: AFP
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2022. Ảnh: AFP

Ông cũng đề cập tới các vấn đề về tỉ lệ đói nghèo, dữ liệu dinh dưỡng và sức khỏe cũng như tác động vĩnh viễn từ việc đóng cửa trường học. Ông chỉ ra, trẻ 10 tuổi ở các nước có thu nhập thấp và trung bình không thể đọc một câu chuyện cơ bản đã tăng từ 53% lên tới 70%.

Ayhan Kose, tác giả báo cáo của Ngân hàng Thế giới, chỉ ra, sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron cho thấy sự gián đoạn liên tục do đại dịch COVID-19 gây ra. Ông lưu ý, một đợt bùng phát dịch áp đảo các hệ thống y tế có thể tổn hại thêm 0,7% trong dự báo toàn cầu.

“Đang có một sự chậm lại rõ rệt. Hỗ trợ chính sách đang bị rút và có vô số rủi ro trước mắt chúng ta" - ông Kose nói.

Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, hơn 300 triệu ca COVID-19 đã được ghi nhận trên toàn thế giới và hơn 5,4 triệu ca tử vong.

Trong khi 59% dân số thế giới đã được tiêm ít nhất một liều vaccine COVID-19 thì chỉ có 8,9% người dân ở các quốc gia có thu nhập thấp đã được tiêm ít nhất một liều, theo trang Our World in Data.

Hẻm núi đang mở rộng

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass mô tả sự phân cách trong tốc độ tăng trưởng giữa các nền kinh tế tiên tiến và đang phát triển như "hẻm núi đang mở rộng" và các nhà kinh tế của Ngân hàng Thế giới cho rằng điều này có thể thúc đẩy căng thẳng xã hội và bất ổn.

Chuyên gia Kose lưu ý, rủi ro với các nước đang phát triển tăng thêm do ít lựa chọn để cung cấp hỗ trợ tài chính cần thiết, cùng với áp lực lạm phát dai dẳng và lỗ hổng tài chính gia tăng.

Báo cáo dự báo tăng trưởng ở các nền kinh tế tiên tiến giảm từ 5% vào năm 2021 xuống 3,8% trong năm 2022 và giảm tiếp xuống 2,3% vào năm 2023. Tuy nhiên, sản lượng và đầu tư của những nền kinh tế này vẫn sẽ trở lại xu hướng trước đại dịch vào năm 2023.

Ngân hàng Thế giới đã giảm tăng trưởng GDP năm 2021 của Mỹ 1,2% xuống còn 5,6% và dự báo mức tăng trưởng thấp hơn nhiều là 3,7% vào năm 2022 và 2,6% vào năm 2023. Tăng trưởng GDP của Nhật Bản đạt 1,7% năm 2021, thấp hơn 1,2% so với dự báo vào tháng 6 và sẽ tăng lên 2,9% vào năm 2022.

GDP của Trung Quốc dự kiến ​​tăng 8% năm 2021, ít hơn khoảng 0,5% so với dự báo trước đó, với mức tăng trưởng chậm lại 5,1% vào năm 2022 và 5,2% vào năm 2023.

Tăng trưởng ở những nền kinh tế mới nổi và đang phát triển dự kiến ​​giảm từ 6,3% vào năm 2021 xuống 4,6% vào năm 2022 và tiếp tục giảm xuống 4,4% vào năm 2023. Điều này có nghĩa là sản lượng của những nền kinh tế này sẽ vẫn thấp hơn 4% so với xu hướng trước đại dịch.

Trong khi đó, những nền kinh tế mong manh và chịu tác động của xung đột sẽ thấp hơn 7,5% so với xu hướng trước đại dịch, còn các quốc đảo nhỏ chịu tác động nặng nề từ sự sụp đổ ngành du lịch, sẽ thấp hơn 8,5% so với trước đại dịch.

Ngân hàng Thế giới lưu ý, lạm phát tăng ở mức cao nhất kể từ năm 2008 ở những nền kinh tế tiên tiến và cao nhất kể từ năm 2011 ở những nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Lạm phát sẽ tác động đặc biệt đến người lao động có thu nhập thấp.

Chuyên gia Kose cho hay, lãi suất tăng tạo thêm rủi ro và có thể ảnh hưởng xấu hơn cho các dự báo tăng trưởng, đặc biệt nếu Mỹ và những nền kinh tế lớn khác bắt đầu tăng lãi suất vào mùa xuân này, sớm hơn nhiều tháng so với dự kiến.

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới cũng thông tin, đại dịch COVID-19 cũng đã đẩy tổng nợ toàn cầu lên mức cao nhất trong nửa thế kỷ và cần có những nỗ lực phối hợp để đẩy nhanh nỗ lực tái cơ cấu nợ cho các quốc gia đang gặp khó khăn về nợ và thu hút sự tham gia của các chủ nợ khu vực tư nhân.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Dự báo những điểm nóng của Châu Á năm 2022: Kinh tế có hồi phục hậu COVID-19?

Diệp Minh |

2022 sẽ là một năm nhiều sóng gió với khu vực Châu Á, tuy nhiên, triển vọng hồi phục sau đại dịch COVID-19 nhiều khả năng sẽ xuất hiện vào những tháng cuối năm.

Kinh tế thế giới năm 2022 dự báo tăng 4%

Thanh Hà |

Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR) dự báo kinh tế thế giới tăng 4% trong năm 2022 khi đối mặt với lạm phát, biến thể Omicron và khủng hoảng chuỗi cung ứng.

5 mối đe dọa với kinh tế toàn cầu năm 2022

Thanh Hà |

Đại dịch COVID-19 vẫn là nguy cơ lớn với tăng trưởng toàn cầu nhưng không phải là mối đe dọa duy nhất mà các nhà đầu tư phải chú ý trong năm 2022,  tờ Deutsche Welle nhận định.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Dự báo những điểm nóng của Châu Á năm 2022: Kinh tế có hồi phục hậu COVID-19?

Diệp Minh |

2022 sẽ là một năm nhiều sóng gió với khu vực Châu Á, tuy nhiên, triển vọng hồi phục sau đại dịch COVID-19 nhiều khả năng sẽ xuất hiện vào những tháng cuối năm.

Kinh tế thế giới năm 2022 dự báo tăng 4%

Thanh Hà |

Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR) dự báo kinh tế thế giới tăng 4% trong năm 2022 khi đối mặt với lạm phát, biến thể Omicron và khủng hoảng chuỗi cung ứng.

5 mối đe dọa với kinh tế toàn cầu năm 2022

Thanh Hà |

Đại dịch COVID-19 vẫn là nguy cơ lớn với tăng trưởng toàn cầu nhưng không phải là mối đe dọa duy nhất mà các nhà đầu tư phải chú ý trong năm 2022,  tờ Deutsche Welle nhận định.