Tháng Năm về làng Sen, nhớ bài học chuẩn mực đạo đức cán bộ, đảng viên

Hoàng Lâm |

Chúng tôi trở lại làng Sen quê Bác đúng mùa sen nở rộ. Trời nắng chan hoà nhưng không nóng bởi màu xanh của những tán cây rợp bóng trong Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên cộng với hương sen thoang thoảng trong gió.

***

“Từ dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5 đến nay, ngày nào chúng tôi cũng đón hàng nghìn lượt khách, cao điểm là 1.900 đoàn tới tham quan. Hơi vất vả mà vui” - Giám đốc Khu di tích quốc gia đặc biết Kim Liên - Nguyễn Bảo Tuấn nói. Kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh năm nay có một điểm khác, đó là triển lãm tranh của rất nhiều hoạ sĩ vẽ và hoàn thiện ngay tại làng Sen để trưng bày cho du khách thưởng lãm. Hoạt động ấy cũng gắn với sự hỗ trợ của nhiều cá nhân, doanh nghiệp.

“Tất cả những ủng hộ ấy, ban quản lí đều phối hợp với các đối tác xây nhà cho các hộ nghèo. Vài năm trở lại đây, chúng tôi cũng hỗ trợ xây chừng 100 căn nhà cho bà con nghèo trong tỉnh, mỗi căn không dưới 50 triệu đồng. Việc gì có lợi cho dân thì làm” - ông Tuấn chia sẻ và nói thêm - “Câu “việc gì có lợi cho dân thì làm” là Bác nói khi về thăm quê mấy chục năm trước, chúng tôi là con cháu chỉ thực hiện thôi”.

Câu chuyện bác Hồ về thăm quê lần thứ hai, tháng 12 năm 1961 (lần đầu là năm 1957) còn đọng lại tâm trí của người dân làng Sen, xã Kim Liên.

Trong chuyến về thăm quê lần thứ hai, Bác đã vào Đền làng Sen làm việc với Đảng uỷ và UBND xã Kim Liên. Sau đó, cũng dưới gốc cây đa như bốn năm về trước, nhiều người không chen được chân nên đã trèo lên cây đa để được tận mắt nhìn Bác cho rõ.

Bác nói chuyện thân mật với nhân dân xã nhà và mong mọi người có trách nhiệm làm cho dân giàu, nước mạnh, nâng cao tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, xây dựng hợp tác xã ngày càng vững mạnh, góp phần xây dựng dân chủ xã hội ở miền Bắc, làm chỗ dựa vững chắc cho cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ thắng lợi, giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước.

Bác vào Đền Kim Liên trò chuyện và dặn dò cán bộ đảng viên: "Cán bộ đảng viên phải thực sự gương mẫu, phải thực sự bám đội, lội đồng để chỉ đạo sản xuất, tuyệt đối không được chè chén lãng phí, xà xẻo của công. Cán bộ, đảng viên phải đi sâu đi sát quần chúng nhân dân, phải lo cho dân từ tương cà mắm muối...”.

Bác nói tiếp: “Làm cán bộ phải đặt lợi ích của người dân lên trên hết. Việc gì có có lợi cho dân thì làm, việc gì có hại cho dân thì  tránh, không vì động cơ thành tích cá nhân mà quên mất lợi ích của của nhân dân. Cán bộ phải có cả đức lẫn tài, có đức mà không có tài thì cũng không làm được gì, cho nên phải tích cực học tập chuyên môn, lí luận, kĩ thuật để làm việc có ích cho nước cho dân".

Lời Bác dạy cách đây hơn 60 năm tại chính nơi Người sinh ra không chỉ nói riêng với người dân, bà con xã Kim Liên mà chính là quan điểm xuyên suốt của Bác về cán bộ và công tác cán bộ. Cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.

Trong một bài nói chuyện về Bác, GS. Hoàng Chí Bảo cho biết:  Với công tác cán bộ, Người nêu rõ trong “tư cách một người cách mệnh” ba mối quan hệ, với 23 tiêu chí, yêu cầu cần phải thực hiện. Đó là những chuẩn mực về đạo đức mà mỗi cá nhân phải thể hiện trong thái độ, trong ứng xử, trong việc làm và hành vi, với tự mình, với người khác, với công việc, mà tổ chức, đoàn thể giao cho. Trong 23 tiêu chí, yêu cầu nêu ra, Người dành tới 14 yêu cầu đối với bản thân mỗi người, mà Người gọi là “tự mình phải”, 5 yêu cầu đối với người khác và 4 yêu cầu đối với công việc.

Người đòi hỏi, với mình phải nghiêm, với người phải rộng lòng khoan thứ; phải tận tụy, trách nhiệm trong công việc, cương trực, thẳng thắn, tôn trọng tổ chức, giữ nghiêm kỉ luật, kỉ cương, không hiếu danh, không kiêu ngạo. Sau này, khi cách mạng đã thành công, Đảng đã cầm quyền, Người vẫn luôn nhấn mạnh, cán bộ, đảng viên phải ra sức tu dưỡng đạo đức, liên hệ mật thiết với dân chúng, phải dân chủ, chứ không biến thành “quan chủ”, phải là đầy tớ trung thành, công bộc tận tụy của nhân dân, chứ không lên mặt “quan cách mạng”, dẫn tới chỗ xa dân, quan liêu, mệnh lệnh, hách dịch, cửa quyền. Phải sống và làm việc sao cho nhân dân tin tưởng, nhân dân yêu mến, nếu có lỗi với nhân dân phải thật thà xin lỗi và có quyết tâm sửa lỗi. Dân vận là việc rất quan trọng, có nhân dân giúp sức, thì việc khó mấy cũng làm được, không có nhân dân giúp đỡ, không được nhân dân ủng hộ, thì dù có tài giỏi mấy, cũng không làm nên việc gì.

GS. Hoàng Chí Bảo cũng thông tin thêm: Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, phải nghiêm trị tất cả những kẻ bất liêm, bất kể chúng là ai, bất kể chúng ở cương vị nào. Vì bảo vệ cái thiện, mà cái thiện lớn nhất là dân, nên phải nghiêm trị cái ác, trừng trị tham ô, tham nhũng như trừng trị một tội ác, bởi giặc nội xâm cũng nguy hiểm không kém gì giặc ngoại xâm, thậm chí còn nguy hiểm hơn, vì nó phá từ trong phá ra, hại dân hại nước, làm ô uế, tổn thương tới uy tín, thanh danh của Đảng.

Nhà báo Hoàng Lâm - Báo Lao Động trao đổi với Đại tá Trần Ngọc Ước - cán bộ của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai tại làng Sen. Ảnh: Quang Đại
Nhà báo Hoàng Lâm - Báo Lao Động trao đổi với Đại tá Trần Ngọc Ước - cán bộ của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai tại làng Sen. Ảnh: Quang Đại

***

Hiện nay, đất nước đang bước vào thời kì mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu, rộng. Tình hình mới đặt ra rất nhiều yêu cầu mới về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên.

Một bộ phận cán bộ, đảng viên phai nhạt lí tưởng, giảm sút ý chí, ngại khó, ngại khổ, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Tình hình này đặt ra nhiệm vụ phải từng bước xây dựng được chuẩn mực đạo đức cách mạng và chuẩn mực ứng xử đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên.

Có thể hiểu chuẩn mực đạo đức cách mạng là những tiêu chuẩn đạo đức cách mạng và những tiêu chuẩn ứng xử đạo đức cách mạng có tính khuôn mẫu, mực thước được toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta công nhận dùng làm căn cứ, cơ sở để đánh giá và điều chỉnh hành vi ứng xử của cán bộ, đảng viên, là căn cứ để xác định việc nên làm và việc không nên làm, giúp cán bộ, đảng viên với tư cách chủ thể đạo đức có căn cứ, cơ sở điều chỉnh hành vi ứng xử đạo đức của mình hướng tới chân - thiện - mỹ và phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng. Khi còn sống, Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng khái niệm tư cách đạo đức của cán bộ, đảng viên - về thực chất cũng là chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên.

Tăng cường chuẩn mực đạo đức cán bộ, đảng viên cũng chính là khẳng định quá trình “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”, đúng như tiêu đề của cuốn sách mới xuất bản, tập hợp các bài viết, bài nói chuyện của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Đồng thời cũng nhận thức rõ những vấn đề để cán bộ, đảng viên dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm dám đổi mới sáng tạo vì lợi ích chung.

***

Trong dòng người về thăm quê Bác nhân dịp kỷ niệm 133 năm sinh nhật của Người, chúng tôi gặp Đại tá Trần Ngọc Ước là cán bộ của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai. Đại tá Ước nói: “Chúng tôi từ xa đến đây có bó hoa mừng sinh nhật Bác. Ở làng Sen này, tham quan và ngắm nhìn khu vườn, mái nhà tranh nơi Người sinh ra và lớn lên, chúng tôi càng thêm kính trọng Bác, càng thêm thấm nhuần lời Bác dạy, đặc biệt với cán bộ, đảng viên.

Bác từng nói: “Đã phụ trách việc gì, thì quyết làm cho kì được, cho đến nơi, đến chốn, không sợ khó nhọc, không sợ nguy hiểm. Bất kì việc to, việc nhỏ, phải có sáng kiến, phải có kế hoạch, phải cẩn thận, phải quyết làm cho thành công. Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm. Việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh. Việc gì dù lợi cho mình, phải xét nó có lợi cho nước không? Nếu không có lợi, mà có hại cho nước thì quyết không làm. Như vậy, người cán bộ, đảng viên luôn phải đặt lợi ích của Tổ quốc, dân tộc, của Đảng lên trên hết”.

***

Gió làng Sen rì rào mang hương sen thoang thoảng như nhắc nhớ về những lời dạy của Bác khi về thăm quê cách đây hơn 60 năm, nhớ về lời dạy về chuẩn mực đạo đức của người làm cán bộ, Đảng viên: Việc gì có có lợi cho dân thì làm, việc gì có hại cho dân thì tránh, không vì động cơ thành tích cá nhân mà quên mất lợi ích của của nhân dân...

Hoàng Lâm
TIN LIÊN QUAN

Người mẹ Làng Sen, câu chuyện xúc động về thời niên thiếu của Bác Hồ

QUANG ĐẠI |

Nhân kỷ niệm 155 năm sinh bà Hoàng Thị Loan – thân mẫu Bác Hồ và 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tỉnh Nghệ An và Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt “Người mẹ Làng Sen”. Chương trình diễn ra vào 20h ngày 12.5 tại Quảng trường Hồ Chí Minh, TP. Vinh, và Nhà hát Sông Hương, TP. Huế.

Nghệ An đã sẵn sàng cho Lễ hội Làng Sen năm 2023

Quỳnh Trang |

Nghệ An- Lễ hội Làng Sen năm 2023 nhân dịp kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lễ hội Làng Sen năm nay diễn ra từ ngày 12 – 19.5.2023, tại các địa điểm chính là huyện Nam Đàn và thành phố Vinh.

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Làng Sen năm 2023

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Thi ẩm thực chế biến món ăn từ sen, Carnival đường phố “Vũ điệu hè 2023”; Đoàn Famtrip, Presstrip “Về Làng Sen”... Đó là những hoạt động hấp dẫn sẽ được tổ chức tại Lễ hội Làng Sen năm 2023.

50 tỉ đồng thay mới phù điêu Bác Hồ cùng câu nói bất hủ ở Đền Hùng

Tô Công |

Phú Thọ - Bức phù điêu bằng đá họa khoảnh khắc Bác Hồ nói chuyện với các chiến sĩ cùng nói câu bất hủ: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước" sẽ được thay mới bằng đồng, kinh phí khoảng 50 tỉ đồng.

Côn Đảo tăng trải nghiệm, sẵn sàng đón khách mùa cao điểm hè

THÀNH AN |

Dự kiến lượng du khách sẽ tăng cao dịp hè, huyện Côn Đảo chuẩn bị sẵn sàng nhiều tour, tuyến hấp dẫn, tăng trải nghiệm cho du khách.

Tạm giữ ô tô của cô gái nằm nghe nhạc, cố thủ sau khi vượt đèn đỏ ở Hải Phòng

Mai Dung |

Sáng 22.5, Công an quận Hồng Bàng (Hải Phòng) cho biết, đơn vị đang tạm giữ ô tô của nữ lái xe vượt đèn đỏ, cố thủ trong xe và gây mất an ninh trật tự.

"Về quấy rối tình dục, nhiều người Việt vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm"

Trần Phương Chi (thực hiện) |

Nhiều người trong chúng ta vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm của quấy rối tình dục.

Cờ tang cắm dọc đường quê vụ 4 học sinh chết đuối ở Bình Thuận

DUY TUẤN |

Từ tối ngày 20.5 đến 22.5 tại xã Hàm Phú, huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận, cờ tang cắm dọc những con đường quê khi cùng lúc đến 4 em học sinh tiểu học chết đuối. Sự việc không chỉ làm xôn xao ở làng quê bình yên này mà còn là bài học cảnh tỉnh cho phụ huynh ở Bình Thuận và các tỉnh, thành có sông suối.

Người mẹ Làng Sen, câu chuyện xúc động về thời niên thiếu của Bác Hồ

QUANG ĐẠI |

Nhân kỷ niệm 155 năm sinh bà Hoàng Thị Loan – thân mẫu Bác Hồ và 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tỉnh Nghệ An và Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt “Người mẹ Làng Sen”. Chương trình diễn ra vào 20h ngày 12.5 tại Quảng trường Hồ Chí Minh, TP. Vinh, và Nhà hát Sông Hương, TP. Huế.

Nghệ An đã sẵn sàng cho Lễ hội Làng Sen năm 2023

Quỳnh Trang |

Nghệ An- Lễ hội Làng Sen năm 2023 nhân dịp kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lễ hội Làng Sen năm nay diễn ra từ ngày 12 – 19.5.2023, tại các địa điểm chính là huyện Nam Đàn và thành phố Vinh.

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Làng Sen năm 2023

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Thi ẩm thực chế biến món ăn từ sen, Carnival đường phố “Vũ điệu hè 2023”; Đoàn Famtrip, Presstrip “Về Làng Sen”... Đó là những hoạt động hấp dẫn sẽ được tổ chức tại Lễ hội Làng Sen năm 2023.