"Sự thích thú, lâu dần sẽ tạo nên tình yêu"

Thùy Trang thực hiện |

Giữa tháng 11, nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa - Giám đốc Bảo tàng Gốm sứ Hà Nội đã trao tặng 240 tranh dân gian cho Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng. Trong đó, nhiều bức tranh có giá trị cao, thậm chí là vô giá khi phải mất hàng năm trời mới có thể khôi phục một dòng tranh dân gian đã từng biến mất. Vậy nhưng, bà Hoà vẫn sẵn sàng gởi tặng với mong muốn lan toả tình yêu, tạo sức sống cho dòng tranh dân gian khi chúng đến với người dân và du khách tại miền Trung. Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện và chia sẻ với bà.

Tại sao bà lại quyết định gửi tặng số lượng tranh dân gian lớn như vậy cho Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng?

- Sau nhiều năm dày công sưu tầm, tôi đã nhiều lần tổ chức triển lãm cá nhân về dòng tranh dân gian các vùng miền trên đất nước tại Hà Nội. Tuy nhiên, người dân ở đây rất thờ ơ với tranh Đông Hồ, Hàng Trống mà lại rất thích tranh kính Sài Gòn. Vậy để thấy, tranh dân gian sẽ có sức sống hơn, hấp dẫn hơn khi được mang đi nhiều nơi. Từ đó, biết đâu sẽ tạo phong trào yêu tranh dân gian. Vì vậy, tôi quyết định tặng tranh cho các bảo tàng ở cả miền Trung và miền Nam. Khi dòng tranh dân gian xuất hiện ở các tỉnh sẽ tiếp cận được nhiều đối tượng người xem hơn, lan toả hơn.

Hiến tặng tranh cho các bảo tàng, những đứa con tinh thần của bà sẽ ra sao?

- Được nâng niu, trân trọng và được tiếp cận với nhiều công chúng hơn, đó là những gì tôi đang thấy. Chưa hết, khi không còn là bộ sưu tập cá nhân nữa, những tranh và hiện vật tôi hiến tặng sẽ phục vụ không chỉ một mà là nhiều triển lãm đến với công chức.

Ví dụ như bộ tranh dân gian tôi hiến tặng cho Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng có thể làm được rất nhiều triển lãm chuyên đề như tranh Hàng Trống, Đông Hồ, chuyên đề tranh 3 miền Bắc - Trung - Nam, tranh kính, tranh đồ thế... Với một bộ sưu tập mà có thể được tổ chức thành nhiều chuyên đề như thế thì sẽ làm mới hiện vật và giúp công chúng hiểu và yêu thích.

Văn hoá nói chung là mưa dầm thấm lâu, ngày hôm nay chúng ta tạo cơ hội cho người dân đi xem một ít, ngày mai lại đi xem một ít thì sẽ giúp hình thành sự hiểu biết, nhận thức về bề dày văn hoá dân tộc trong mỗi người. Nó giúp phát triển văn hoá con người Việt Nam tốt hơn cũng như lan toả văn hoá đó đến người nước ngoài. Chúng ta hiện nay đang có những khoảng trống về tranh dân gian Việt Nam, bằng những nỗ lực của mình cũng như của các bảo tàng thì những khoảng trống đó sẽ được lấp đầy.

Tại sao bà muốn nhiều người phải yêu tranh dân gian?

- Tranh dân gian không chỉ là tranh mua về để thờ cúng hay treo chơi mà nó còn có câu chuyện riêng, phản ánh lịch sử Việt Nam. Như tranh Đồng Hồ có khoảng 400 đề tài, tức nó tồn tại qua 400 năm. Những tranh em bé ôm gà, ôm vịt là tranh cổ nhưng có những giai đoạn chống giặc thì lại có bức tranh người dân bắn phá máy bay, tăng gia sản xuất... Tranh dân gian có đời sống riêng và phản ánh lịch sử của xã hội. Nếu chúng ta tạo được tình yêu tranh dân gian cho công chúng thì cũng chính là đang tạo tình yêu với văn hoá, lịch sử của đất nước.

Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng nằm ở vị trí đắc địa và Đà Nẵng là thành phố phát triển du lịch, tôi mong mỗi người dân Đà Nẵng khi nhìn thấy tranh dân gian của vùng đất mình sẽ hiểu và trân trọng hơn những di sản, di vật mà tranh dân gian mang lại. Không chỉ phục vụ người dân, mỹ thuật cũng có thể phục vụ du lịch. Khách nước ngoài sẽ có người tò mò muốn biết Đà Nẵng có gì khác, hay tranh dân gian Việt Nam có gì khác so với thế giới và tôi mong bộ sưu tập của mình sẽ cung cấp thêm để tranh dân gian được phát triển, lan sang ngoài biên giới Việt Nam.

Chưa kể, việc sưu tầm của tôi luôn gắn với nghiên cứu nên khi trao tặng bảo tàng tranh tôi cũng trao tặng những nghiên cứu, bảo tàng không cần mất thời gian tìm hiểu nữa. Bên cạnh giá trị mỹ thuật, tranh dân gian khắc hoạ tính dân tộc, phong tục, tập quán, tín ngưỡng mà mỗi người đến xem không chỉ tranh đẹp mà còn hiểu hơn, trân trọng văn hoá dân tộc.

Dòng tranh Kim Hoàng được phục hồi sau hơn 50 năm vắng bóng. Ảnh: Thuỳ Trang
Dòng tranh Kim Hoàng được phục hồi sau hơn 50 năm vắng bóng. Ảnh: Thuỳ Trang

Vậy tranh dân gian có cần hội nhập để chiều lòng công chúng ngày nay hay không?

- Tất nhiên là có. Đến thời hiện đại, tranh dân gian Việt Nam vẫn cần phải tạo cho nó sức sống bằng cách sáng tác mẫu mới phù hợp với thời đại nhưng vẫn mang tính chất truyền thống. Tức là năm nay chúng ta có 500 mẫu thì năm sau phải có 510, 520 mẫu.

Khi làm được những sáng tác mới thì sẽ phản ánh được tâm tư nguyện vọng của đời sống. Người mua khi bỏ tiền ra mua một bức tranh dân gian phải có lý do và nhìn thấy được những tâm tư của chính họ qua bức tranh. Bởi, chẳng ai bỏ 3 triệu để mua 1 bức tranh dân gian chỉ để thờ hay trưng bày mà họ phải hiểu được giá trị của nó mới dám bỏ nửa tháng lương để mua.

Bà có thể bật mí tổng giá trị tranh hiến tăng lần này cho bảo tàng tại Đà Nẵng là bao nhiêu không?

- Nếu tính bằng tiền thì ước khoảng 200 triệu đồng, nhưng có những cái không tính được bằng tiền. Cặp tranh Kim Hoàng hình con gà trống có giá 500.000 đồng nhưng để có được số tranh đó phải có một dự án được nuôi trong 5 năm mới cho ra được một nghệ nhân, kinh phí là tiền tỉ. Bởi, dòng tranh Kim Hoàng đã bị mai một, không còn xuất hiện trên thị trường rất nhiều năm mà chúng ta phải bắt đầu lại từ đầu.

Hiến tặng tranh, hiện vật như vậy, điều bà nhận được là gì và mong mỏi nhất là gì?

- Bộ sưu tập mộc bản tôi tặng cho Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng trong đợt này là 30% dự án khôi phục tranh Kim Hoàng, tôi hy vọng nếu khôi phục được một dòng tranh như thế thì con cháu mình có thể khôi phục dòng tranh khác như đồ thế của duyên hải Nam Trung Bộ, rồi sau đó chuyển qua in công nghiệp để giảm giá thành nhưng mình vẫn làm được cái tạo tác, giữ được truyền thống.

Bất kỳ một người sưu tầm nào cũng vậy, được nhìn thấy công chúng ở mọi miền Tổ quốc đón nhận những hiện vật của mình là niềm hạnh phúc lớn nhất. Tôi đã thấy người xem không chỉ trong nước và khách du lịch thích thú khi được nhìn thấy những dòng tranh chưa được nhìn thấy bao giờ.

Từ sự thích thú đó, lâu dần sẽ tạo nên tình yêu. Chúng ta không chỉ có một dòng tranh Kim Hoàng bị mai một mà nhiều dòng tranh khác đang có nguy cơ biến mất. Tranh Hàng Trống được đánh giá là tinh hoa nhất trong các dòng tranh dân gian Việt Nam nhưng hiện nay cũng chỉ còn lại một nghệ nhân. Vậy để thấy, tranh dân gian hiện nay đang có nhiều vấn đề cần được bổ sung như đào tạo nghệ nhân mới, tạo ra những mẫu mới từ các êkíp hoạ sĩ.

Tranh dân gian thường là cha truyền con nối nhưng đến nay các nghệ nhân không còn ai muốn theo học nghề trong gia đình và họ cũng không muốn truyền nghề cho người ngoài, chính tâm lý đó khiến tranh dân gian bị mai một dần. Chính vì vậy chúng ta cần chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng thì văn hoá mới tồn tại được. Đừng để nó mất đi, mai một rồi mới đi làm lại mà hãy giữ lửa ngay từ bây giờ, bằng những hành động như thế này.

Bà có muốn nhắn nhủ gì đến những người sưu tập hiện nay?

- Khi xã hội tạo điều kiện cho mình phát triển, nghiên cứu, được làm những điều mình yêu thích, sưu tập được nhiều thứ chứ không riêng gì tranh dân gian thì tôi mong những nhà sưu tập tư nhân khác sẽ có trách nhiệm xã hội hơn để đóng góp cho cộng đồng, bằng triển lãm cá nhân hoặc là bằng cách hiến tặng cho bảo tàng.

Bởi có thực tế đáng buồn là với tranh dân gian cổ hiện nay có giá trị rất cao, hàng trăm triệu một bức và cách khoảng 10 đến 20 năm trước đã bị bán ra nước ngoài. Hoặc là các nhà sưu tập mất đột ngột thì chỉ trong một thời gian ngắn sau đó, bộ sưu tập được họ dày công cả cuộc đời có khi bị con cháu bán đi mà không hiểu giá trị của tranh dân gian, không hiểu được sự vất vả để sưu tầm được bộ tranh, hiện vật đó.

Việc sưu tập dù là tranh dân gian, gốm sứ, hiện vật không phải có tiền là mua được mà cần phải có thời gian, nghiên cứu và cả duyên mới sở hữu được. Tôi hy vọng mọi người sẽ nhìn vào cái chung, vào những điều sau này có thể để lại cho con cháu mình để có thể hiến tặng dù ít hay nhiều đều đáng quý.

Cảm ơn bà về những chia sẻ!


Thùy Trang thực hiện
TIN LIÊN QUAN

Giám đốc Bảo tàng Gốm sứ Hà Nội tặng 240 tranh dân gian cho Đà Nẵng

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Ngày 18.11, nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa, Giám đốc Bảo tàng Gốm sứ Hà Nội đã trao tặng 240 hiện vật tranh dân gian cho Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng với mong muốn lan toả tình yêu tranh dân gian đến với người dân và du khách tại miền Trung.

Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tiếp nhận bộ sưu tập 145 tranh dân gian

Tường Minh |

Đà Nẵng - Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tiếp nhận bộ sưu tập 145 tranh dân gian do nhà nghiên cứu, sưu tầm Nguyễn Thị Thu Hòa, Giám đốc Bảo tàng Gốm sứ Hà Nội hiến tặng.

Bộ sưu tập tranh dân gian quý về với Bảo tàng Mỹ thuật Huế

QUẢNG AN |

THỪA THIÊN HUẾ - Đại diện Bảo tàng Mỹ thuật Huế tiếp nhận bộ sưu tập tranh dân gian quý.

Tạm giữ 2 nghi can liên quan vụ 4 tiếp viên hàng không xách hơn 11 kg ma túy

Anh Tú - Huân Cao |

TPHCM - Ngày  23.3, theo một nguồn tin xác nhận, hiện phía Công an TP Hồ Chí Minh đang tạm giữ 2 nghi can liên quan đến việc 4 nữ tiếp viên mang 11,28 kg ma túy từ Pháp về sân bay Tân Sơn Nhất hôm 16.3.

Năng lực an ninh mạng của Việt Nam cải thiện đáng kể trong 5 năm qua

NGUYỄN ĐĂNG |

Báo cáo mới nhất từ ​​công ty an ninh mạng toàn cầu cho thấy những chuyển biến tích cực trong tình hình an ninh mạng của Việt Nam, khi các mối đe dọa trực tuyến lẫn ngoại tuyến đều giảm mạnh.

Có nên lấy thời gian bảo hành để tính chu kỳ đăng kiểm?

Anh Tuấn |

Nhiều người đặt câu hỏi ôtô mới mua được bảo dưỡng tốt, bảo hành những 5 năm, vì sao không lấy thời gian bảo hành quy đổi thành quãng thời gian tính chu kỳ đăng kiểm lần đầu? Chuyên gia đã có giải đáp về vấn đề này.

FLC hẹn ít nhất 7 tháng nữa sẽ niêm yết cổ phiếu trở lại UPCOM

Đức Mạnh |

CTCP Tập đoàn FLC (mã chứng khoán FLC) vừa có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM về lộ trình khắc phục các vấn đề vi phạm công bố thông tin để cổ phiếu FLC được giao dịch trở lại trên thị trường UPCOM.

Chủ tịch Vietlott làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam

PHẠM ĐÔNG |

Ông Lê Văn Hoan, Chủ tịch Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Phát triển Việt Nam nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Giám đốc Bảo tàng Gốm sứ Hà Nội tặng 240 tranh dân gian cho Đà Nẵng

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Ngày 18.11, nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa, Giám đốc Bảo tàng Gốm sứ Hà Nội đã trao tặng 240 hiện vật tranh dân gian cho Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng với mong muốn lan toả tình yêu tranh dân gian đến với người dân và du khách tại miền Trung.

Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tiếp nhận bộ sưu tập 145 tranh dân gian

Tường Minh |

Đà Nẵng - Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tiếp nhận bộ sưu tập 145 tranh dân gian do nhà nghiên cứu, sưu tầm Nguyễn Thị Thu Hòa, Giám đốc Bảo tàng Gốm sứ Hà Nội hiến tặng.

Bộ sưu tập tranh dân gian quý về với Bảo tàng Mỹ thuật Huế

QUẢNG AN |

THỪA THIÊN HUẾ - Đại diện Bảo tàng Mỹ thuật Huế tiếp nhận bộ sưu tập tranh dân gian quý.