Sự thay đổi trong chia sẻ tài chính hôn nhân ở Hàn Quốc

Thanh Hà |

“Chú rể lo nhà, cô dâu lo nội thất” là phong tục hôn nhân lâu đời ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, với quan điểm ngày càng phát triển về vai trò của giới và giá nhà gần như vượt xa tầm với của nam giới Hàn Quốc trung bình trong độ tuổi kết hôn, cách quản lý tài chính hôn nhân của các cặp đôi đang thay đổi đáng kể.

Kỳ vọng và thực tế

Những cặp vợ chồng mới cưới, nam giới và phụ nữ độc thân được The Korea Herald khảo sát đều đề cập tới một mối quan hệ bình đẳng dựa trên đóng góp ngang nhau - có thể là về mặt tài chính, vai trò của họ hoặc cả hai.

Tuy nhiên, trên thực tế, nam giới vẫn chi nhiều hơn để trang trải tài chính hôn nhân. Về phần mình, phụ nữ tỏ ý sẵn sàng đóng góp nhiều hơn nhưng thường bị hạn chế bởi những lý do thực tế, như số tiền tiết kiệm khiêm tốn.

Việc ai chịu nhiều chi phí hơn trong hôn nhân có thể chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố phức tạp không chỉ liên quan tới 2 cá nhân sắp kết hôn, động lực trong mối quan hệ và tình hình tài chính tương ứng mà còn cả kỳ vọng và đóng góp của gia đình mỗi bên.

Nhưng Kang Kyung-seok, 34 tuổi, vừa kết hôn năm 2023, có thể khẳng định rõ một điều: Với thế hệ của anh, truyền thống chỉ giao cho chú rể trách nhiệm mua nhà đã lỗi thời. "Rất hiếm những người đàn ông tin là họ nên mua nhà chỉ bởi họ là nam giới" - Kang nói.

Hiện nay, giới trẻ thường bàn tán về khái niệm “hôn nhân 50 - 50", nghĩa là đóng góp tài chính ngang nhau dù Kang hiếm thấy cặp đôi thực sự làm được như vậy. “Tôi nghĩ đàn ông có xu hướng trả nhiều hơn một chút, ví dụ như tỉ lệ 60:40 nhưng thường là tùy từng trường hợp" - Kang chia sẻ.

Phần nam giới phải chi trả trong hôn nhân ngày càng giảm, theo khảo sát do Duo - công ty mai mối lớn nhất Hàn Quốc thực hiện. Năm 2004, chú rể gánh số tiền lớn hơn gấp 3 lần so với cô dâu - nam giới chi trung bình 99,4 triệu won (75.400 USD), trong khi phụ nữ chi 34,3 triệu won (25.633 USD). Khoản chi này gồm mua nhà, trang trí nội thất, lễ cưới, tuần trăng mật và chi phí khác liên quan đến đám cưới.

Cuộc khảo sát tương tự thực hiện vào tháng trước cho thấy, hiện nam giới Hàn Quốc chỉ phải trả nhiều hơn phụ nữ khoảng 1,6 lần, trung bình 184,3 triệu won (137.762 USD) và 113,9 triệu won (85.139 USD).

Tháng 11.2023, Duo khảo sát nam giới và phụ nữ độc thân ở độ tuổi ngoài 20 và 30 về phản ứng nếu người bạn đời tương lai đề nghị chia đều chi phí hôn nhân. 85,6% nam giới tỏ ý “sẵn sàng đồng ý và kết hôn với người đó”, trong khi 54,8% phụ nữ có quan điểm tương tự.

Kang và vợ sống trong căn hộ trị giá 450 triệu won (336.366 USD) ở Seoul, trong đó 200 triệu won (150.000 USD) do Kang và bố mẹ Kang tài trợ. Vợ Kang góp 80 triệu won (khoảng 60.000 USD). Số tiền còn lại được cặp vợ chồng mới cưới vay ngân hàng và cùng trả. Vợ Kang mua đồ nội thất, trong khi mọi chi phí khác liên quan đến đám cưới như quà cưới, lễ cưới và tuần trăng mật được chia đôi. Kang hy vọng, gia đình vợ có thể đóng góp nhiều hơn nhưng hiểu rằng, điều đó là bất khả thi do thực tế tài chính gia đình vợ. “Tôi đồng ý chi nhiều tiền hơn vì tôi là đàn ông. Đó là điều mà tôi được nuôi dạy" - Kang nói.

Cặp đôi chụp ảnh cưới trong công viên ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AFP
Cặp đôi chụp ảnh cưới trong công viên ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AFP

Gánh nặng nhà ở quá lớn

Nhà ở chiếm phần lớn chi phí khi một cặp đôi kết hôn. Năm nay, giá trung bình của một căn hộ 3 phòng ở Seoul là khoảng 1 tỉ won (gần 750.000 USD) - tương đương với số tiền mà một người làm công ăn lương trung bình trong thành phố phải tiết kiệm toàn bộ thu nhập hàng năm trong 22 năm. Năm 2004, giá trung bình của một ngôi nhà là 330 triệu won (gần 250.000 USD).

Giá thuê nhà thông qua jeonse - hệ thống cho thuê duy nhất ở Hàn Quốc - đã tăng lên 534 triệu won (400.000 USD) vào năm 2024, từ mức 154 triệu won (115.000 USD) năm 2004. Đây là phương án thay thế cho các cặp vợ chồng mới cưới khi chưa thể mua nhà ngay.

Trong trường hợp của Lee Kyung-yeon, 33 tuổi, người mới kết hôn, chồng cô trả một phần đặt cọc cho ngôi nhà của họ, trong khi cô đảm nhận việc mua đồ đạc và trang trải chi phí tuần trăng mật. Vì tiền tiết kiệm của người chồng không đủ nên hai vợ chồng phải vay ngân hàng, đây là việc mà Lee coi là trách nhiệm chung.

Dù vậy, Lee Kyung-yeon cũng thú nhận rằng cô đã thầm hy vọng gia đình chồng sẽ đóng góp tài chính nhiều hơn, để họ có khởi đầu ổn định mà không cần vay ngân hàng. “Nhiều người bạn nữ của tôi, trong đó có cả tôi, nghĩ rằng việc chia đều chi phí là lý tưởng để chúng tôi có quyền bình đẳng trong cuộc sống hôn nhân. Tuy nhiên, có khoảng cách giữa lý tưởng này và thực tế" - cô nói.

Theo Woo Seung-rim - người quản lý mai mối tại công ty hôn nhân Gayeon từ năm 2016 - khi các cặp đôi kết hôn ở độ tuổi muộn hơn thông qua công ty mai mối, họ có xu hướng chia sẻ chi phí hôn nhân một cách bình đẳng hơn. Hầu hết khách hàng của Woo ở độ tuổi ngoài 30 trở lên.

“Nhiều cặp vợ chồng trong số này cùng mua nhà, chia sẻ trách nhiệm trả các khoản vay, phần chi phí còn lại cũng được chia đều. Ngay từ trước khi kết hôn, họ tạo tài khoản ngân hàng chung để đóng góp số tiền bằng nhau và sử dụng cho hẹn hò” - Woo nói.

Điều kiện cho bình đẳng
Với nhiều nam giới Hàn Quốc, việc chia sẻ các khoản trong hôn nhân chỉ là một khía cạnh trong tài chính hôn nhân. Nhìn chung, họ hoan nghênh mong muốn tiếp tục làm việc và độc lập về tài chính của phụ nữ, vì một mình trang trải chi phí nhà ở, chăm sóc con cái và chi phí sinh hoạt là rất khó.

Yoon Keun-ho, 35 tuổi, cho biết hầu hết bạn bè nam giới của anh đều coi trọng công việc của vợ - xét về tính ổn định, phúc lợi nghỉ thai sản và việc người vợ sẵn lòng đi làm sau khi sinh con. “Với tôi, phân chia việc nhà không phải là vấn đề lớn. Tôi không nghĩ có nhiều việc nhà phải làm vì đồ ăn có thể giao tận nơi, bát đĩa rửa bằng máy và có robot dọn dẹp nhà cửa. Điều quan trọng hơn là vợ tôi có tiếp tục đi làm hay không? Nếu không, chỉ riêng việc trang trải mọi chi phí trong gia đình thôi sẽ là quá khó khăn" - Yoon nói.

Tương tự, Lee Kyung-yeon cũng coi trọng mối quan hệ bình đẳng giữa vợ và chồng và cô tin rằng, phụ nữ nên tiếp tục đóng góp cho kinh tế gia đình. Tư duy này được hình thành khi Lee chứng kiến ​​mối quan hệ không mấy tốt đẹp của cha mẹ, trong đó cha cô thường coi thường mẹ cô vì bà làm nội trợ, không đóng góp tài chính.

“Trước đây, nam giới đóng góp nhiều tài chính hơn khi kết hôn, nên có thỏa thuận ngầm rằng, nam giới có nhiều quyền quyết định trong cuộc sống hôn nhân. Ngay cả khi bố mẹ cô dâu giàu có hơn bố mẹ chú rể, họ vẫn chi ít hơn chú rể” - Kim Jong-baeck, giáo sư khoa xã hội học Đại học Kyung Hee, cho biết. Tư duy này vẫn còn tồn tại ở thế hệ lớn tuổi hơn, trong đó cha mẹ có thể mua nhà cho con trai cưới vợ nhưng không mua cho con gái.

Lee Bo-kyung, 34 tuổi, đăng ký tìm đối tượng kết hôn tại một công ty môi giới hôn nhân cách đây 6 tháng. Cô muốn gặp người giàu có hơn mình, tốt nhất là đã có căn hộ riêng, nhưng cô nhận ra rằng điều này có thể dẫn đến một mối quan hệ mất cân bằng và cô có thể phải bù đắp bằng cách đảm nhận nhiều trách nhiệm gia đình và chăm sóc con cái hơn.

“Tôi nghĩ bạn không thể chỉ so sánh "tài chính với tài chính" khi tìm bạn đời. Nếu ổn định hơn về mặt tài chính, người đàn ông có thể mong đợi bạn đời có sắc đẹp, trẻ hơn, ngoan ngoãn hoặc công việc ổn định hơn, giúp cân bằng lại phương trình. Thật đáng buồn nhưng đúng là không ai muốn thua trong một thỏa thuận trừ khi họ kết hôn lúc còn rất trẻ và vì tình yêu” - Lee thừa nhận.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Hôn nhân đẹp như mơ của Park Shin Hye và chồng kém tuổi

Thùy Trang |

Park Shin Hye đang được chú ý khi đóng phim "Doctor Slump". Ngoài đời, cô có chuyện tình cổ tích với tài tử Choi Tae Joon.

“Cô đi mà lấy chồng tôi” và lý do phụ nữ thảm bại trong hôn nhân

Bình An |

Bộ phim “Cô đi mà lấy chồng tôi” bất chấp những ồn ào về đời tư của nữ chính Park Min Young đang tăng rating, thu hút sự chú ý của đông đảo khán giả cả Hàn Quốc và Việt Nam.

“Chàng quỷ của tôi” và Song Kang vượt “Hôn nhân hợp đồng” của Lee Se Young

An Nhiên |

Dù nhận nhiều tranh cãi trái chiều liên quan đến cốt truyện, diễn xuất, song “Chàng quỷ của tôi” và Song Kang vẫn đứng đầu danh sách phim/diễn viên truyền hình gây tiếng vang nhất tuần của Good Data Corporation.

Phương án nào để xử lý những DN trây ỳ không đóng BHXH cho người lao động?

NHÓM PV |

Với người lao động, làm việc không chỉ là đóng góp công sức, mà còn để có đồng lương trang trải cuộc sống hằng ngày, là tuổi già có thể trông chờ vào lương hưu. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế (BHXH, BHTN, BHYT) diễn ra ngày càng phức tạp với số tiền chậm đóng lên tới hàng chục nghìn tỉ đồng, dẫn đến quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Lê Hải Bình làm Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Vương Trần |

Ông Lê Hải Bình - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương - được Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.

Lao động tố Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng BHXH

Hà Anh |

Chị Đỗ Trần Xuân Quỳnh (phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) vừa có đơn gửi Báo Lao Động, chị bị Công ty Cổ phần Tập đoàn Thể thao Đông Dương (Công ty Đông Dương) nợ lương tháng 1.2024 và chưa đóng BHXH 6 tháng, mặc dù tháng nào công ty cũng khấu trừ phần đóng BHXH vào lương của chị.

Cây sao trăm tuổi trên phố Lò Đúc, Hà Nội bất ngờ bị đốn hạ

Thu Giang |

Sáng 25.3, cây sao có tuổi đời hàng trăm năm ở số 65 phố Lò Đúc (Hà Nội) bị chặt hạ khiến người dân cảm thấy bất ngờ.

Nam sinh lớp 8 tại Long Biên bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ

KHÁNH AN |

Hà Nội - Mâu thuẫn với bạn trong lúc chơi bóng rổ, một học sinh lớp 8 tại quận Long Biên bị bạn cùng anh trai của bạn đánh chấn thương sọ não, tiên lượng xấu.

Hôn nhân đẹp như mơ của Park Shin Hye và chồng kém tuổi

Thùy Trang |

Park Shin Hye đang được chú ý khi đóng phim "Doctor Slump". Ngoài đời, cô có chuyện tình cổ tích với tài tử Choi Tae Joon.

“Cô đi mà lấy chồng tôi” và lý do phụ nữ thảm bại trong hôn nhân

Bình An |

Bộ phim “Cô đi mà lấy chồng tôi” bất chấp những ồn ào về đời tư của nữ chính Park Min Young đang tăng rating, thu hút sự chú ý của đông đảo khán giả cả Hàn Quốc và Việt Nam.

“Chàng quỷ của tôi” và Song Kang vượt “Hôn nhân hợp đồng” của Lee Se Young

An Nhiên |

Dù nhận nhiều tranh cãi trái chiều liên quan đến cốt truyện, diễn xuất, song “Chàng quỷ của tôi” và Song Kang vẫn đứng đầu danh sách phim/diễn viên truyền hình gây tiếng vang nhất tuần của Good Data Corporation.