Sách cho công nhân - sách của công nhân

Minh Bằng |

***
Bố tôi là một công nhân. Ông về hưu khi tay nghề “kịch bậc”, nghĩa là thợ sơn 7/7. Điều ấn tượng suốt thời thơ bé của tôi không phải là những đường sơn như tranh trên những chiếc ôtô của xí nghiệp mà là hai điều: Ông tự học tiếng Nga và nhà tôi - căn nhà tập thể bé xíu ở gần Hà Đông luôn có một chỗ cho sách.

Cái thời bao cấp khó khăn với bếp dầu và những lá phiếu mua thực phẩm, sách là điều gì đó hơi xa xỉ. Nhưng sách không phải để khoe mà để đọc. Tôi nhớ cuốn sách đầu đời được bố tặng khi tôi hơn 10 tuổi là cuốn "Kiến và chim bồ câu" của tác giả Lev Tolstoy, sách được chuyển sang Việt ngữ, được nhà xuất bản Cầu Vồng của Liên Xô ấn hành năm 1984. Bên trong sách in mỗi truyện một minh họa màu rất đẹp, chất liệu giấy trắng, dầy, không bị bóng. Sách dạng bìa cứng, khổ hình vuông nhỏ gọn.

Trong gần 40 năm, “mối tình” với sách trong gia đình tôi cũng có lúc thăng trầm. Đó là khi có truyền hình, khi có Internet và sau này là mạng xã hội... những thế hệ sau có một chút lơ là với sách nhưng tình yêu chưa bao giờ cạn.

Hôm rồi, một anh bạn tâm sự rằng: “Em tịch thu tivi của con gái em rồi, suốt ngày YouTube, toàn xem những thứ độc hại nhưng chưa biết thay thế cái gì”. Tôi chỉ gợi ý: “Hãy hướng dẫn cho trẻ em đọc sách”.

***
Báo cáo về thị trường sách gần đây có nhiều dấu hiệu khả quan cho thấy văn hóa đọc đang trở lại một cách mạnh mẽ.

Theo báo cáo của Cục Xuất bản, In và Phát hành thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông công bố năm ngoái: Cả nước có 57 nhà xuất bản. Các đơn vị đã nộp lưu chiểu trên 38.000 xuất bản phẩm với gần 599 triệu bản. Trong đó, ấn phẩm in đạt hơn 32.600 cuốn, với gần 540 triệu bản. Dạng điện tử là 3.350 xuất bản phẩm, hơn 32 triệu bản.

Về tổng doanh thu toàn ngành đạt 3.994,09 tỉ đồng, nộp ngân sách 414,842 tỉ đồng và lợi nhuận (sau thuế) đạt 429,483 tỉ đồng. Tỉ lệ xuất bản bình quân đầu người thị trường sách cán mốc mục tiêu 6,02 bản sách/ người/ năm. Nhưng đáng chú ý là có tới 3,04 bản là sách giáo khoa, giáo trình, bài tập. Chỉ có khoảng 2,98 bản là các loại sách khác.

Vui thì vui thật nhưng nhìn sang các nước xung quanh thấy tỉ lệ đầu sách trên dân còn ít. Một con số thống kê cho thấy: Các quốc gia trong danh sách đọc sách nhiều nhất thế giới tại khu vực Đông Nam Á có thể kể đến là Singapore, Malaysia và Thái Lan. Ở Thái Lan, một khảo sát trên 55.000 người chỉ ra thời gian đọc trung bình ở các độ tuổi lần lượt là: 71 phút/tuần với trẻ em, 94 phút/ tuần với thanh nhiên, 61 phút/tuần với người lao động... Thêm vào đó, 81,8% dân số Thái Lan từ 6 tuổi trở lên thường xuyên đọc sách. Đặc biệt, nhóm đọc nhiều nhất là trẻ em từ 6 - 12 tuổi. Còn ở Malaysia, học sinh tiểu học luôn đọc sách 15 phút trước khi vào giờ học. Trung bình một người Malaysia đọc 17 cuốn sách một năm.

Một con số khác đáng suy ngẫm: Doanh thu ngành bia rượu năm 2023 là khoảng 45.000 tỉ đồng, tức là gấp 10 lần ngành sách. Doanh thu ngành thuốc lá tại Việt Nam không dưới 30.000 tỉ đồng. Nói như vậy để thấy sự khiêm tốn trong phát triển sách và văn hóa đọc.

***
Nói về thị trường, có một thị trường đầy tiềm năng nhưng mức độ khai thác hạn chế: Thị trường người lao động. Lực lượng công nhân chiếm khoảng 14% dân số, 27% lực lượng lao động tương đương 17 triệu người tạo trên 65% giá trị tổng sản phẩm xã hội. Tôi đã từng hỏi thẳng một chuyên gia trong ngành sách rằng: Trong tất cả các nhóm sách xuất bản hàng năm, có nhóm nào dành riêng cho lực lượng công nhân, người lao động không?

Câu trả lời là “không”. Anh này nói rằng, các nhà xuất bản kinh doanh theo xu thế đọc. Hiện nhóm sách về tự phát triển cá nhân đang được quan tâm nhất. Đặc biệt liên quan đến phát triển bản thân, tư duy tích cực, lĩnh vực kỹ năng sống, quản lý thời gian, và tạo động lực để đạt được mục tiêu trong cuộc sống. Đứng thứ hai là kinh doanh và khởi nghiệp. Thứ ba là các sách về văn hóa, xã hội, lịch sử, chính trị, và các vấn đề xã hội đang diễn ra trên thế giới, như biến đổi khí hậu, phong trào xã hội, quyền lợi con người, đa văn hóa, và bình đẳng giới. Thứ tư mới đến tiểu thuyết và văn học.

Thực tế thì công nhân có thể tìm đọc những cuốn sách theo các xu thế này nhưng rõ ràng nhóm sách chuyên về ngành nghề mới, kỹ năng, nâng cao tay nghề... chưa được chú trọng.

Ở Việt Nam có một địa phương duy trì được việc phát triển văn hóa đọc khá tốt. Đó là Đồng Tháp. Thành phố Sa Đéc của Đồng Tháp được UNESCO công nhận là thành phố học tập toàn cầu. Ngay ở đây, một mô hình về văn hóa đọc có sự góp mặt của tổ chức Công đoàn được cho là điển hình được LĐLĐ nhiều địa phương học tập. Chẳng hạn, khi có ý tưởng về một thiết chế văn hóa phù hợp cho người lao động, Liên đoàn Lao động huyện Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam) và Công đoàn Công ty Sedo Vinako đã xây dựng một thư viện với hơn 3.000 đầu sách cùng nhiều thể loại đa dạng, phong phú, sách tại thư viện được phân loại theo những nhóm chủ đề gồm sách thiếu nhi như: Văn học, truyện tranh cho các lứa tuổi từ nhi đồng đến thiếu niên; sách nuôi dạy con, sách kỹ năng về sống đẹp, hạt giống tâm hồn; sách tâm lý, giới tính; sách học ngoại ngữ; sách quản trị, kinh tế... Liên đoàn Lao động và Trung tâm Văn hóa huyện Duy Xuyên cũng thường xuyên hỗ trợ về sách.

Hay mô hình Phòng đọc sách cho công nhân lao động Khu nhà tập thể Công ty Cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu CADOVIMEX II ở ấp Tân Lập, xã Tân Quy Tây, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp đã trở thành điểm đến thú vị dành cho công nhân sau những giờ lao động mệt nhọc. Đặc biệt có khoảng 700 đầu sách các loại về pháp luật, sách văn hóa, sách tâm lý, kỹ năng sống, truyện tranh đáp ứng nhu cầu cập nhật tri thức đời sống và giải trí cho công nhân lao động.

***
Sách cho người lao động là cần thiết, xong để sách đến với công nhân và công nhân tìm đến sách lại là một chuyện không đơn giản. Nhà văn Võ Thị Xuân Hà - người từng tham gia thành viên ban Sơ khảo Cuộc thi "Sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn giai đoạn 2021 - 2023" (do Tổng LĐLĐ Việt Nam, Hội Nhà văn phối hợp tổ chức, Báo Lao Động là đơn vị thực hiện) cho rằng: “Khó khăn không chỉ là ở nội dung mà còn là giá sách, một cuốn sách tốt giá 200-300 ngàn đồng có vẻ như vẫn nằm trong sự đắn đo. Nếu không có sự hỗ trợ về kinh phí cho các thiết chế công đoàn mua sách thì cần có chính sách để giảm giá cho nhóm bạn đọc là công nhân thì văn hóa đọc trong lực lượng này mới phát triển mạnh mẽ”.

Còn một vấn đề nữa mà theo nhà văn Võ Thị Xuân Hà: “Để sách đến với công nhân nhiều hơn thì phải phải khuyến khích để họ viết sách, tham gia xuất bản sách. Cuộc thi "Sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn" cho thấy tiềm năng sáng tác của công nhân, người lao động. Chính họ bằng những thực tế sinh động trong đời sống, sản xuất sẽ tạo ra những tác phẩm mà chính người lao động cần. Rất mong có thêm nhiều cuộc thi như thế”.

Không chỉ đầu tư vào lớp công nhân hiện tại mà còn đầu tư cho tương lai, nhất là thói quen đọc sách. Một báo cáo cho thấy: Ở độ tuổi tiểu học, có 35% tổng số người tham gia khảo sát không thích đọc sách, 42% thích đọc sách và 23% ở mức độ thỉnh thoảng thích đọc sách. Tương tự con số 16%, 36%, 48% đối với học sinh trung học cơ sở.

Từ kết quả khảo sát, cho thấy: Lứa tuổi tiểu học và trung học cơ sở là hai nhóm đối tượng cần được quan tâm đầu tư nhiều trong việc tạo lập cảm xúc yêu thích đối với việc đọc từ môi trường gia đình, nhà trường.

Đó là thế hệ người người lao động, chủ nhân đất nước trong tương lai. Gây dựng và đầu tư tình yêu với sách ngay từ bây giờ chính là gây dựng một thế hệ được trang bị nhiều kiến thức, kỹ năng từ sách.

Minh Bằng
TIN LIÊN QUAN

Công đoàn giúp công nhân hiểu rõ về bản chất của “tín dụng đen”

Minh Hạnh |

Nhằm giúp người lao động hiểu rõ bản chất của “tín dụng đen” và nhận diện các phương thức hoạt động, thủ đoạn và tác hại của loại hình cho vay bất hợp pháp này, các cấp công đoàn Hà Nam đẩy mạnh tuyên truyền về tác hai và các phương thức lừa đảo trên mạng xã hội.

Nguyên nhân công nhân ưu tiên đi chợ cóc hơn chợ truyền thống

VÂN HI |

Mặc dù, lượng hàng hóa, nông sản không dồi dào nhưng công nhân, người lao động vẫn ưu tiên đi chợ cóc, chợ công nhân hơn các khu chợ truyền thống vì ngoài giá cả bình dân còn thuận tiện.

Siết chặt công tác phòng, chống cháy nổ tại các khu nhà trọ công nhân

Nguyễn Linh - Trần Thi |

Nhà trọ công nhân xen kẽ trong khu dân cư, không đủ chuẩn, xây tạm bợ... luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho người thuê, công nhân lao động, nhất là dịp cao điểm mùa nắng nóng.

Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa đá kèm lốc xoáy tại miền núi Nghệ An

PHẠM THÔNG |

Trận mưa đá kèm theo lốc xoáy tại huyện Kỳ Sơn, Nghệ An khiến một người dân bị thương nặng và hàng loạt nhà cửa, cây cối, hoa màu bị hư hại.

Tim Cook tới Việt Nam

Anh Vũ |

Tim Cook - Giám đốc điều hành của Apple - dự kiến sẽ gặp gỡ các nhà sáng tạo và lập trình viên trong nước, đồng thời công bố những cam kết mới của "nhà Táo" đối với Việt Nam.

Nghỉ lễ 30.4 du khách từ Hà Nội đi đâu không lo vé máy bay đắt đỏ?

Đan Thanh |

Kỳ nghỉ lễ 30.4 kéo dài 5 ngày, du khách vẫn có một chuyến du lịch tuyệt vời mà không lo vé máy bay đắt đỏ, khi đến với Sơn La, Quảng Ninh, Thanh Hóa...

“Tuýt còi” vụ bùn nạo vét lên được đổ thẳng xuống ao hồ

PHÚC ĐẠT |

Đại diện Phòng Tài Nguyên và Môi trường TP Huế cùng các bên liên quan khẳng định, bùn thải được nạo vét lên từ công trình khơi thông hói (kênh) Phát Lát (TP Huế) được kiểm nghiệm không nguy hại môi trường mới được đổ thẳng ra ao hồ, tuy nhiên, sau khi Báo Lao Động phản ánh, việc đổ bùn thải này đã được tạm dừng để kiểm định lại chất lượng bùn.

Liverpool thua Crystal Palace, Jurgen Klopp nói về khả năng đua vô địch của đội nhà

NGUYỄN ĐĂNG |

Huấn luyện viên Jurgen Klopp không thể giải thích được lí do, khi Liverpool có trận thua 0-1 trên sân nhà trước Crystal Palace.

Công đoàn giúp công nhân hiểu rõ về bản chất của “tín dụng đen”

Minh Hạnh |

Nhằm giúp người lao động hiểu rõ bản chất của “tín dụng đen” và nhận diện các phương thức hoạt động, thủ đoạn và tác hại của loại hình cho vay bất hợp pháp này, các cấp công đoàn Hà Nam đẩy mạnh tuyên truyền về tác hai và các phương thức lừa đảo trên mạng xã hội.

Nguyên nhân công nhân ưu tiên đi chợ cóc hơn chợ truyền thống

VÂN HI |

Mặc dù, lượng hàng hóa, nông sản không dồi dào nhưng công nhân, người lao động vẫn ưu tiên đi chợ cóc, chợ công nhân hơn các khu chợ truyền thống vì ngoài giá cả bình dân còn thuận tiện.

Siết chặt công tác phòng, chống cháy nổ tại các khu nhà trọ công nhân

Nguyễn Linh - Trần Thi |

Nhà trọ công nhân xen kẽ trong khu dân cư, không đủ chuẩn, xây tạm bợ... luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho người thuê, công nhân lao động, nhất là dịp cao điểm mùa nắng nóng.