Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật:

Sao cho không còn những băn khoăn

Mỹ Linh |

Tại Nghị quyết 16/NQ-CP phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 1.2023, Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan nghiên cứu, sửa đổi Nghị định số 90/2014/NĐ-CP về “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học nghệ thuật và Nghị định số 133/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2014/NĐ-CP để giải quyết các vướng mắc trong thực tiễn về việc xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.

Từ chuyện của cố nhà thơ Giang Nam

Năm ngoái, khi nhà thơ Giang Nam bị bệnh nặng, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Khánh Hòa xác nhận, UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ về việc đề nghị cho trình bổ sung xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật cho nhà thơ Giang Nam.

Mong muốn của tỉnh Khánh Hoà là cần xét đặc cách để nhà thơ Giang Nam nhận được giải thưởng khi ông còn sống.

Tỉnh Khánh Hòa đánh giá, nhà thơ Giang Nam đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và sự nghiệp văn học của đất nước.

Trong quá trình hoạt động, ông đã sáng tác nhiều tác phẩm xuất sắc, có ảnh hưởng lớn đối với người dân Khánh Hòa và cả nước, đóng góp vào sự thành công chung của nền văn học, nghệ thuật cách mạng Việt Nam.

Theo công văn của Bộ VHTTDL gửi Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Khánh Hòa về đề nghị hướng dẫn trường hợp xét đặc cách Giải thưởng Hồ Chí Minh cho nhà thơ Giang Nam. Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, căn cứ vào Luật Thi đua, khen thưởng, nhà thơ Giang Nam không được xét đặc cách Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Theo bộ này, hiện công tác xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2022 đã hoàn thành. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan thường trực hội đồng cấp Nhà nước đang hoàn tất hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ. Đối với các tác phẩm, cụm tác phẩm của nhà thơ Giang Nam, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Khánh Hòa hướng dẫn tác giả để đăng ký xét tặng giải thưởng trong đợt kế tiếp, tức là nếu nhà thơ còn sống, ông có thể sẽ nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2027, khi đã… 98 tuổi.

Ngày 23.1.2023, gia đình nhà thơ Giang Nam báo tin ông đã mất do tuổi cao sức yếu, thọ 94 tuổi. Vậy là tác giả của bài thơ Quê hương nổi tiếng cùng rất nhiều tác phẩm văn học có giá trị đã không thể đợi được đến ngày mình có thể nhận được giải thưởng.

Những vướng mắc

Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật là những phần thưởng cao quý dành cho những tác phẩm đặc biệt xuất sắc, có giá trị cao về văn học, nghệ thuật, về nội dung tư tưởng; là sự ghi nhận và đánh giá của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với văn nghệ sĩ, trí thức đã có nhiều cống hiến, vì sự phát triển của nền văn học nghệ thuật nước nhà. Qua các lần trao giải, những giải thưởng cao quý này đã tôn vinh hàng trăm tác phẩm, cụm tác phẩm của các tác giả, những tên tuổi đã có nhiều cống hiến.

Cứ mỗi 5 năm, các cơ quan chức năng lại xét tặng một lần. Tuy nhiên, mỗi kỳ xét Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước thường luôn có dư luận khác nhau. 

Với những văn nghệ sĩ có đóng góp nhiều cho xã hội, về cuối đời, nhiều người đều mong một sự ghi nhận thành tựu trọn đời như Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước. Nhưng với bản tính kiêu hãnh, họ không muốn làm đơn giống kiểu xin-cho. Đó là chưa kể, tuổi già, sức yếu, phần lớn những văn nghệ sĩ U.80 quá mệt mỏi để khai rất nhiều tiểu mục trong hồ sơ xin xét giải nếu không có sự hỗ trợ của con cháu. Cho đến nay, duy nhất có trường hợp nhạc sĩ Phạm Tuyên được Hội đồng xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh dù nhạc sĩ không chủ động làm hồ sơ.

Việc xét Giải thưởng Hồ Chí Minh và Nhà nước căn cứ trên tiêu chí chất lượng tác phẩm chứ không phải xét trên việc đánh giá sự nghiệp của cá nhân. Điều đó cũng đặt ra nhiều ý kiến tranh luận khác nhau. Từ tác giả đi tìm tác phẩm hay từ tác phẩm soi ngược lại tác giả. 

Ngoài ra, việc xét giải thưởng có đặc thù là có thể làm đơn xét thẳng Giải thưởng Hồ Chí Minh mà không cần qua xét Giải thưởng Nhà nước. Cũng có người tự tin xét thẳng lên Giải thưởng Hồ Chí Minh và đã thành công. Nhiều trường hợp lại muốn đi lần lượt từ Giải Nhà nước lên Giải Hồ Chí Minh. Đó là sự lựa chọn của mỗi cá nhân. Tuy nhiên vấn đề nằm ở tác phẩm mới. Như trường hợp NSND, đạo diễn, nhà biên kịch phim tài liệu nổi tiếng Đào Trọng Khánh là một ví dụ. Ông đã gửi tác phẩm đi dự và được nhận Giải thưởng Nhà nước mấy năm trước. Lần này ông gửi 2 tác phẩm dự Giải Hồ Chí Minh và bị loại dù ở Hội đồng cơ sở ông được phiếu cao. Lý do, ông không có tác phẩm mới để đạt tiêu chí, 2 tác phẩm gửi đi là cũ. 

Tại Hội nghị Tổng kết thực hiện Nghị định số 90/2014/NĐ-CP của Chính phủ về “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về Văn học, nghệ thuật (Nghị định 90); Nghị định số 133/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2014/NĐ-CP (Nghị định 133) khu vực phía Bắc do Bộ VHTTDL tổ chức hồi cuối tháng 11.2022, nhà văn Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho biết: “Một nhà văn khi được Giải thưởng Nhà nước thường 50-60 tuổi. Tất cả sức lực đã dành ra để có thể giành được giải thưởng. Sau đó sự thăng hoa đột phá sáng tạo rất ít, hiếm có tác giả có thể bật ra ở tuổi này. Trong khi lại quy định tác phẩm đoạt Giải thưởng Nhà nước rồi thì không xét Giải thưởng Hồ Chí Minh”.

Nhà văn Nguyễn Quang Thiều đề xuất, nên chăng, “Giải thưởng Hồ Chí Minh” là một giải thưởng đặc biệt phải trao cho toàn bộ sự nghiệp, cống hiến của tác giả đó, từ khi họ sáng tác đến hết cuộc đời.

Quan điểm này cũng được nhạc sĩ Nguyễn Đức Trịnh - Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam - đồng thuận. Theo nhạc sĩ Nguyễn Đức Trịnh, thực tế này cũng đúng với các nhạc sĩ. Nhiều nhạc sĩ 50-60 tuổi mới được “Giải thưởng Nhà nước”, sau đó không thể có tác phẩm đỉnh cao để đoạt “Giải thưởng Hồ Chí Minh”. 

Mỹ Linh
TIN LIÊN QUAN

Nhà thơ Giang Nam qua đời ở tuổi 94

Hữu Long |

Nhà thơ Giang Nam - tác giả bài thơ nổi tiếng Quê hương vừa qua đời do tuổi cao sức yếu.

Phát động sáng tác văn học nghệ thuật "Sống mãi với thời gian"

Thiên Hà |

Hải Phòng - Tối 18.12; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Uỷ ban nhân dân TP Hải Phòng tổ chức Lễ phát động sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật "Sống mãi với thời gian".

Văn học nghệ thuật góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh

Hà Anh - Hải Nguyễn |

Chiều 28.11, Đoàn khảo sát của Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 12.3.2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đã làm việc với Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam (VHNTVN). Ông Nguyễn Đình Khang, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN làm Trưởng đoàn khảo sát. 

Ông Nguyễn Thế Kỷ làm Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật

Vương Trần |

Ông Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương nhiệm kỳ 2016-2021 tiếp tục được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, nhiệm kỳ 2021- 2026.

Nhiều tàu cá hàng chục tỉ đồng bị cháy nhưng không được bảo hiểm bồi thường

QUANG ĐẠI |

Nhiều tàu cá trị giá hàng chục tỉ đồng của ngư dân Nghệ An bị cháy, chìm trên biển nhưng không được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường.

Phó Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông ở Quảng Nam

Vương Trần |

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang -  Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia phân công Phó Chủ tịch chuyên trách Khuất Việt Hùng tổ chức đoàn công tác chỉ đạo khắc phục hậu quả; thăm hỏi, động viên các gia đình nạn nhân bị tai nạn tại Quảng Nam.

Vụ trả 5 biệt thự cổ ở di tích lầu Bảo Đại: Rà soát việc giao đất

Hữu Long |

Khánh Hòa - Địa phương đang rà soát lại việc điều chỉnh đất tại dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Bảo Đại trong đó có 5 biệt thự cổ.

Nhiều doanh nghiệp bắt đầu chậm trả nợ trái phiếu

Gia Miêu |

Khó khăn về dòng tiền khiến hàng loạt doanh nghiệp, thậm chí là tập đoàn lớn đã phải xin gia hạn trả lãi hoặc gốc trái phiếu.

Nhà thơ Giang Nam qua đời ở tuổi 94

Hữu Long |

Nhà thơ Giang Nam - tác giả bài thơ nổi tiếng Quê hương vừa qua đời do tuổi cao sức yếu.

Phát động sáng tác văn học nghệ thuật "Sống mãi với thời gian"

Thiên Hà |

Hải Phòng - Tối 18.12; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Uỷ ban nhân dân TP Hải Phòng tổ chức Lễ phát động sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật "Sống mãi với thời gian".

Văn học nghệ thuật góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh

Hà Anh - Hải Nguyễn |

Chiều 28.11, Đoàn khảo sát của Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 12.3.2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đã làm việc với Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam (VHNTVN). Ông Nguyễn Đình Khang, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN làm Trưởng đoàn khảo sát. 

Ông Nguyễn Thế Kỷ làm Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật

Vương Trần |

Ông Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương nhiệm kỳ 2016-2021 tiếp tục được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, nhiệm kỳ 2021- 2026.